Thêm một bài văn “bóc phốt” bố của học sinh tiểu học, đọc đến đoạn chiều cao dân tình giật thót: Ông nội đọc được thì có mà TOANG
Không biết ông bố cảm thấy ra sao khi đọc được bài văn “có một không hai” của con mình không nhưng dân tình thì đều bật cười trước suy nghĩ đơn giản, thật thà của học sinh này.
Có quá nhiều bài văn bá đạo vượt ngoài sức tưởng tượng của học sinh tiểu học. Vậy nên mỗi lần nghe tin con làm văn miêu tả, hẳn nhiều ông bố bà mẹ cũng giật thột, không biết nó sẽ phác thảo chân dung đấng sinh thành ra sao.
Chắc hẳn không ai mong một tác phẩm để đời như kiểu: “Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đào Sơn Tùng Hằng. Hàng ngày, bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy”, hay “Cha em là người rất yêu động vật, đặc biệt là loài chó. Loài chó nào ba em cũng yêu quý và cưng chiều. Nhưng do hoàn cảnh gia đình nghèo quá nên bố em không đủ tiền mua cả con mà chỉ mua từng cân một. Em thương ba em lắm”.
Tuy nhiên, những đứa trẻ luôn ngây thơ, thật thà và những gì các con nói ra dù muốn hay không cũng đều là sự thật được chúng nhìn nhận bằng đôi mắt khách quan, trong sáng. Vì thế, những bài làm văn thật hơn cả chữ thật vẫn đều đều ra đời, dân tình cười đau ruột còn người trong cuộc thì đôi khi xấu hổ muốn độn thổ cho xong.
Dưới đây là một bài văn tả “Bố làm bên cơ quan” mới nghe tưởng khuôn mẫu lắm, ai dè càng đọc càng bất ngờ:
Em đã xem vài cái ảnh lúc trẻ của bố. Em thấy lúc đám cưới và bây giờ bố đẹp trai nhất.
Học sinh này viết: “Bố em năm nay đã 44 tuổi. Bố làm ở bên cơ quan.
Bố trước kia rất hay uống rượu. Nhưng bố đã dừng ngay khi biết bố bị bệnh. Màu da vàng, răng cũng hơi vàng. Em đã xem vài cái ảnh lúc trẻ của bố. Em thấy lúc đám cưới và bây giờ bố đẹp trai nhất. Bố rất hiền và thương em và em của em. Bây giờ bố cũng khá già nên tóc có vài sợi bạc. Có bài nào khó em lại hỏi bố. Bố luôn ân cần giúp đỡ em. Bố giải rất dễ hiểu. Có lần em hỏi bố:
Video đang HOT
- Bố ơi, bố cao bao nhiêu và nặng bao nhiêu?
Bố cao bao nhiêu em không nhớ. Nhưng em vẫn nhớ lúc ấy bố trả lời:
- Bố nặng 50kg.
Rồi em hỏi tiếp:
- Bố ơi, tại sao bố thấp thế?
Bố nói:
- Có phải tại bố đâu là do ông nội chứ?
Em hỏi tiếp:
- Thế sao bác Tuấn cao thế?
Bố trả lời:
- Vì bác Tuấn giống bà.
Em liền bật cười. Em yêu bố, bố là cứu tinh của em. Bố rất vui tính”.
Bài văn tả bố đầy đủ từ ngoại hình đến tính cách, từ lúc “hay uống rượu” cho tới khi bỏ rượu. Không quên chèn cả đoạn hội thoại có thể khiến tình cảm bố và ông nội… toang tới nơi. Tuy nhiên điều khiến nhiều người thích thú chính là, dù bố từng có lúc nhiều tật xấu nhưng đứa trẻ vẫn nhìn ra những thay đổi cũng như ưu điểm của bố. Đã thế còn không quên nịnh bố lúc nào cũng đẹp trai nữa. Câu chốt: Em yêu bố, bố là cứu tinh của em quả là vô cùng cảm động.
Không biết ông bố cảm thấy ra sao khi đọc được bài văn “có một không hai” của con mình không nhưng dân tình thì đều bật cười trước suy nghĩ đơn giản, thật thà và đặc biệt là mang yếu tố “thấy gì viết nấy” của em học sinh này. Thay vì tìm văn mẫu và dựa vào đó để viết, học sinh này đã tự ghi suy nghĩ tuy có vẻ hài hước nhưng qua đó ai cũng cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm của em dành cho bố:
“Dễ thương quá đi. Mình dạy học sinh đến bài tập làm văn này cũng rất thích đọc mấy bài tự nghĩ tự viết như vậy luôn”; “Vừa đấm vừa xoa đây sao?”; “Có 1 sự chân thật, đáng yêu và câu chốt đầy lươn lẹo từ bạn nhỏ”…
Dùng icon vẽ tranh tả mẹ, nữ sinh tạo ra thành phẩm nhìn thì giật mình nhưng ai cũng gật gù "quá đúng"
Bạn có tưởng tượng ra nếu lời văn miêu tả của mình ngày xưa ứng với các icon thì sẽ như thế nào không?
Tập làm văn là một phần học quan trọng trong môn Tiếng Việt chắc chắn ai cũng phải làm qua rất nhiều lần. Môn học này vừa giúp cho học trò rèn luyện tư duy ngôn từ, vận dụng các kiến thức Tiếng Việt đã học lại vừa có thể cởi mở suy nghĩ, biết nhìn nhận mọi thứ xung quanh đa dạng hơn.
Và tất nhiên, môn học này phải qua quá trình rèn luyện rất dài, từ cơ bản đến nâng cao để phù hợp với tư duy học sinh. Bởi vậy nên đối với những học sinh tiểu học thường sẽ bắt đầu với dạng bài miêu tả những gì là gần gũi nhất như: người thân, thầy cô, bạn bè, cây cối...
Song bên cạnh đó, các bé vẫn chưa biết nhiều cách để làm cho bài văn thêm hay nên thường chỉ đóng khung theo motif mà thầy cô đưa cho. Vì thế có rất nhiều bài văn giống nhau với câu từ miêu tả hết sức mĩ miều. Nhưng có bao giờ bạn thử tưởng tượng xem những gì mình từng viết khi ra ngoài đời hay diễn tả bằng icon sẽ trông thế nào?
Tò mò về điều này nên mới đây đã có một nữ sinh thử mô tả lại bằng vài nét vẽ và icon quen thuộc. Không ngờ thành phẩm lại kinh dị đến thế này đây.
Nữ sinh mô tả lại cách làm văn tả mẹ của mình hồi xưa và cái kết rùng mình (Ảnh: Mì Bánh)
Thoạt nhìn ai cũng cảm thấy buồn cười và có chút sợ hãi trước hình ảnh này vì chẳng ra một hình thù nào, chỉ là bố cục giống khuôn mặt một người mà thôi. Nhưng khoan hãy kết luận vội, nhìn vào các chi tiết kia, chẳng phải đây là hình ảnh giống với những bài văn miêu tả bất hủ ngày xưa sao?
Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều đã từng làm văn miêu tả mẹ, và đến 90% sẽ làm kiểu câu: Mẹ em có một mái tóc dài đen nhánh, cặp lông mày lá liễu, đôi mắt bồ câu to tròn, sống mũi dọc dừa và đôi môi trái tim... Vì đây là những lời mĩ miều, đẹp đẽ nhất để miêu tả một người. Và cũng hoàn toàn khớp với những gì trong hình vẽ đấy chứ. Chỉ là từ bài văn bước ra thế giới bên ngoài, qua lớp icon đã biến hình ảnh quen thuộc bao năm trở nên kinh dị đó thôi.
Chứng kiến hình ảnh này, nhiều học sinh, kể cả người đã đi làm cũng bồi hồi nhớ về kí ức làm văn năm xưa mà không ngừng cảm thán:
- Mới đầu nhìn hơi ghê mà nhớ lại lời văn năm xưa thấy đúng quá trời. Trước nay cứ nghĩ miêu tả vậy là hay lắm.
- Ôi gương mặt trái xoan, mũi dọc dừa, mắt bồ câu, môi trái tim sao lại thành ra thế này. Chủ thớt phá nát tuổi thơ tui rồi.
- Còn thiếu hàm răng đều như bắp nữa nha.
- Hồi ấy 10 người thì cả 10 làm câu miêu tả như này, thế mà lớn lên lại có đứa giỏi đứa phải khóc ròng trước môn Văn mới tài.
Lại là học sinh cấp 1 với màn miêu tả con chó bá đạo, cô chấm bài mà cười không dứt: Em thật thà đấy, mà sai chủ đề rồi! Đúng là trẻ nhỏ, thật như đếm! Nói về độ thật thà, nghĩ sao nói nấy thì quả thật trẻ nhỏ là vô địch. Trẻ thường không biết nói dối và luôn bày tỏ suy nghĩ của mình với người lớn một cách ngây thơ, chân thật. Sự ngây thơ đó khiến cho ông bà cha mẹ, và cả giáo viên phải cười...