Thêm một án oan “lộ diện”?
Những ngày đầu tháng 8/2014, người dân phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, rất hồ hởi khi 3 công dân của phường được công an và Viện KSND tỉnh phê chuẩn quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam sau 2 năm bị bắt giam.
Theo kết luận điều tra của cơ quan CSĐT công an tỉnh Sóc Trăng, vào khoảng 0h ngày 3/8/2012, Lâm Tài Mấu (SN 1974, tên thường gọi là Tài Cột) cùng Trần Đức Minh (Mến) sau khi nhậu say đã đến nhà Phạm Văn Lé (SN 1963, ngụ tại khóm Biển Dưới, phường Vĩnh Phước, TX Vĩnh Châu) chửi bới và đập cửa nhà. Thấy vậy, Lé bước ra dùng tay phải tát vào mặt Mấu một cái, còn vợ Lé là Thạch Thị Xem dùng cây ba trắc đánh mấy cái vào chân Mấu.
Thấy vậy, Minh kéo Mấu ra ngoài đường bê tông và kêu Mấu về nhà nhưng Mấu không chịu. Khoảng 15 phút sau, Mấu quay lại nhà Lé tiếp tục chửi rủa.
Nghe Mấu chửi, Lé tức giận lấy cây gỗ dùng gài cửa dài khoảng 68cm, dày 2,4cm, rộng 5,5cm, có 4 cạnh, cầm trên tay trái đánh vào vùng đầu của Mấu khiến Mấu té xuống sân. Mấu chống tay định ngồi dậy thì bị Lé đánh tiếp một cây nữa vào vùng đầu phía sau làm Mấu nằm bất động. Còn vợ Lé dùng cây ba trắc đánh vào chân Mấu.
Sau 7-8 phút nằm bất động, Mấu tự động đứng dậy đi ra hướng đê biển. Minh đi theo sau Mấu khoảng 10m nhưng sau đó không thấy Mấu đâu nên Minh quay về nhà bà nội ở khóm Biển Dưới ngủ.
Đến 2h45 phút, công an phường Vĩnh Phước nhận tin báo của quần chúng về việc phát hiện Mấu nằm chết trên đường hướng về chợ phường Vĩnh Phước vào khoảng 0h50 phút. Vị trí phát hiện tử thi cách nhà Lé khoảng hơn 1,4km.
Ngày 13/9/2012, Phạm Văn Lến (em ruột Lé) đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận có chứng kiến việc Lé cầm cây đánh vào đầu Mấu.
Ngày 22/9/2012, CQĐT bắt Phạm Văn Lé. Qua quá trình điều tra, Lé thừa nhận hành vi dùng tay đánh vào mặt Mấu, dùng cây gài cửa đánh 2 cái ở vùng đầu bên trái và vùng đầu phía sau của Mấu. Riêng bà Thạch Thị Xem chỉ thừa nhận thấy Lé dùng tay đánh vào mặt Mấu một cái, còn mình dùng cây ba trắc đánh vào chân Mấu 2-3 cái, không thừa nhận chứng kiến việc Lé đánh Mấu bằng cây.
Từ đó, cơ quan CSĐT công an tỉnh Sóc Trăng đã chuyển hồ sơ đến VKSND tỉnh Sóc Trăng và VKSND tỉnh Sóc Trăng quyết định truy tố các bị can Phạm Văn Lé về tội “Giết người”, Phạm Văn Lến và Thạch Thị Xem tội “Không tố giác tội phạm”.
Lé (giữa) cùng vợ và em trai là Lến.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, các luật sư đã chỉ ra những sai sót “chết người” khiến vụ án sau 2 năm điều tra phải tạm đình chỉ.
Thứ nhất, Kết luận điều tra của công an, cáo trạng của VKSND tỉnh Sóc Trăng “vênh” với Kết luận giám định pháp y về tử thi. Cụ thể, theo Bản kết luận giám định pháp y về tử thi Lâm Tài Mấu của Trung tâm pháp y tỉnh Sóc Trăng cho thấy trên thi thể Mấu có 7 vết thương, trong đó vết 1 là vết xây xát vùng da thái dương trái, có tụ máu dưới da; vết có chiều hướng từ trái qua phải, từ dưới lên trên. Trên nền xây xát có một vết da rách hình cung, sâu tới xương sọ, bờ vết thương nham nhở. Vết thứ 2 rách da hình cung, giữa chẩm, bờ vết thương nham nhở, sâu tới xương sọ.
Các vết còn lại là xây xát vùng da thái dương-chẩm phải, xây xát da gò má phải, rách da vành tai trái, xây xát da giữa sống mũi, xây xát da vùng vai, lưng trái. Qua phẫu thuật vùng đầu xác định dưới da đầu vùng thái dương, trán trái và vùng chẩm bầm tụ máu, vỡ lún phức tạp xương sọ vùng thái dương, trán trái; trong hộp sọ có tụ máu bán cầu đại não trái. Trong khi đó, biên bản thực nghiệm hiện trường do CQĐT tiến hành ghi nhận Lé đánh Mấu 2 cái khiến Mấu tử vong.
Thứ hai, cùng một vụ án hình sự nhưng có tới hai hành vi giết người. Theo biên bản thực nghiệm điều tra ngày 7/12/2012 gồm Điều tra viên Triệu Tuấn Hưng thuộc cơ quan CSĐT công an tỉnh Sóc Trăng, Huỳnh Như Huỳnh ( cán bộ điều tra), Nguyễn Văn Phước (Kiểm sát viên thuộc VKSND tỉnh Sóc Trăng) tiến hành thì có 4 người tham gia đánh Mấu gồm Phạm Văn Lến, Phạm Văn Thanh (con trai Lé), Thạch Thị Xem và Phạm Văn Lé. Tại biên bản này, Lé cầm cây ở tay phải đánh vào đầu Mấu hai cái khiến Mấu tử vong sau đó.
Biên bản thực nghiệm điều tra lần thứ hai vào ngày 18/6/2013 do điều tra viên Triệu Tuấn Hưng và Kiểm sát viên Nguyễn Văn Phước tiến hành thì chỉ còn lại một mình Phạm Văn Lé cầm cây gỗ ở tay trái đánh vào đầu Mấu hai cái. Lần thứ nhất, Lé cầm cây ở tay trái vung lên khỏi đầu đánh Mấu; lần thứ hai, Lé cầm cây ở tay trái đánh mạnh vào vùng đầu phía bên trái của Mấu.
Video đang HOT
Theo luật sư Bạch Sĩ Chất (Đoàn luật sư Sóc Trăng, người bảo vệ quyền lợi cho bị can Lé) cho biết, về nguyên tắc, thực nghiệm hiện trường phải được thực hiện tại nơi xẩy ra vụ án, thế nhưng cơ quan CSĐT lại thực hiện… trong trại tạm giam của công an tỉnh Sóc Trăng, dùng người khác đóng thay bị cáo là không đúng.
Bị cáo Lé cho biết: “Khi thực nghiệm hiện trường, tôi không đánh người nên không biết thực nghiệm ra sao thì được cán bộ điều tra hướng dẫn… cho thực hiện các động tác một cách chi tiết. Biết là không đúng nhưng vẫn phải làm, thậm chí phải khai giết người vì bị cán bộ đánh, hăm dọa bỏ tù hết cả nhà. Hơn nữa, kêu oan cán bộ không nghe nên tôi nhận đại để được kết thúc điều tra sớm, khi ra tòa xét xử sẽ kêu oan thì may ra mới có người nghe thấu nỗi oan khiên của mình và điều đó đã thành sự thật”.
Thứ ba, về dấu vết tại hiện trường nơi phát hiện thi thể Mấu (trên đường cách nhà Lé 1.421m) có 3-4 vũng máu, máu chảy ra rất nhiều. Trong khi đó, tại sân nhà Lé, nơi được cho là Mấu bị đánh vỡ sọ phải nằm im khoảng 10 phút và suốt quãng đường dài 1.421m đó không có một vết máu nào. Luật sư Phạm Văn Hùng (Đoàn luật sư Sóc Trăng) nói: “Với một người bị đánh vỡ sọ không thể tự đi được trên quãng đường dài 1.421m được”.
CQĐT cho rằng Lé đánh chết Mấu ở nhà mình rồi dùng xe gắn máy chở xác đi phi tang, thế nhưng trên đường từ nhà Lé đến nơi phát hiện thi thể Mấu suốt quãng đường dài 1.421m lại không hề có vết máu nào mà chỉ có vũng máu tại nơi phát hiện thi thể của Mấu. Ngay cả vết mà công an cho là máu trên xe gắn máy chở xác Mấu đi phi tang cũng được cơ quan giám định kết luận không phải là vết máu của Mấu. Lời khai của Minh, người đi chung với Mấu là Mấu bị Lé đánh ngã xuống sân áo dính nhiều bùn nhưng bản ảnh hiện trường thì áo của Mấu hầu như không có bùn.
Thứ tư, ngày 9-10/9/2012, điều tra viên đã có biên bản hỏi cung đối với bị cáo Phạm Văn Lến thì ngày 13/9/2012 lại có thêm “Biên bản người phạm tội ra đầu thú” mà người đầu thú lại là Phạm Văn Lến. Tại tòa, bị cáo Lến khai không đi đầu thú. Theo luật sư Bạch Sĩ Chất, Lến là người từ nhỏ đã bị hạn chế về thần kinh, không biết một tháng có bao nhiêu ngày, một ngày có mấy giờ,…chưa bao giờ đi khỏi địa phương nên không thể biết Phòng CSĐT công an tỉnh Sóc Trăng ở đâu mà ra đầu thú.
Thứ năm, việc bắt giữ các bị cáo mà theo các Luật sư là trái pháp luật. Bị cáo Lé bị bắt giữ lấy lời khai lúc 10h15 phút ngày 9/9/2012. Ngày 10/9/2012, bị cáo Lé “tự tử”, được CQĐT đưa vào BVĐK Sóc Trăng điều trị 10 ngày (giấy ra viện ngày 19/9/2012) nhưng ngày 23/9/2012 mới có lệnh bắt khẩn cấp. Như vậy bị cáo Lé bị bắt giữ trước khi có lệnh 13 ngày. Ngoài ra, những người liên quan như bà Đào Thị Quới (mẹ ruột Lé), Phạm Văn Lến (em Lé), Thạch Thị Xem (vợ Lé), Phạm Văn Thanh (con Lé) người bị giữ ít nhất 2 ngày, có người bị giữ 4-7 ngày mà không có bất cứ một quyết định nào của cơ quan chức năng.
Lệnh bắt khẩn cấp đối với bị cáo Lé cũng trái quy định của pháp luật khi chưa có sự phê chuẩn của Viện KSND cùng cấp. Cụ thể, CQĐT thực hiện lệnh bắt khẩn cấp lúc 19h ngày 22/9/2012 nhưng Viện KSND Sóc Trăng phê chuẩn ngày 23/9/2012. Trong khi đó, từ ngày 9/9/2012, bị cáo Lé đang bị CQĐT công an Sóc Trăng giam giữ, quản thúc tại Sóc Trăng sau khi điều trị ở BVĐK Sóc Trăng về. Theo qui định của pháp luật, “khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xẩy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn”. Trong khi đó, bị hại Mấu đã chết thì không thể thấy bị cáo giết người; nhân chứng lúc đó cũng không có ai trực tiếp chứng kiến.
Về thông tin CQĐT cho rằng sau khi bị bắt, bị can Lé quá bức xúc nên treo cổ tự tử thì Phạm Văn Lé khẳng định “Tôi không tự tử như cán bộ nói mà tôi bị họ chích (điện) cho đến ngất”. Hồ sơ chi tiết này cũng thể hiện sự mâu thuẫn khi CQĐT cho rằng bị can Lé dùng sợi dây bằng nhôm vốn là móc phơi quần áo để thắt cổ tự tử nhưng theo luật sư là hoàn toàn mâu thuẫn và không thể thực hiện trong thực tế bởi móc áo làm sao dùng để treo cổ được. Hơn nữa, hồ sơ về vụ tự tử này không được đưa vào hồ sơ vụ án mà cất trong…cặp của kiểm sát viên. Khi đưa Lé vào bệnh viện, cán bộ điều tra Lê Hữu Trường là người đứng ra cam kết chứ không phải người nhà bị can và cơ quan công an cũng không báo cho người nhà bị can biết. Toàn bộ chi phí điều trị cho Lé trong thời gian nằm viện 10 ngày do CQĐT thanh toán với tổng số tiền là 25.474.000 đồng.
Ngoài ra còn nhiều sai phạm khác như biên bản lấy lời khai các bị can được các điều tra viên thực hiện ngoài giờ làm việc, tức là vào ban đêm, thậm chí vào nửa đêm; lời khai của người đi chung với Lâm Tài Mấu là Trần Đức Minh không thống nhất qua 7 biên bản và 1 tờ tường trình,…
Sau 2 phiên tòa xét xử sơ thẩm vào ngày 21/2/2014 và ngày 1/7/2014, TAND tỉnh Sóc Trăng tạm hoãn, trả hồ sơ cho CQĐT cho đến ngày các bị cáo được cơ quan CSĐT công an tỉnh Sóc Trăng và Viện KSND tỉnh này phê chuẩn các quyết định “Tạm đình chỉ điều tra vụ án”, “Quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn”, “Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự”, “Quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam” sau 2 năm bị tam giam.
Lến diễn tả lại hành động công an đánh.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà lá luôn ngập tràn gió biển của mình, ông Phạm Văn Lé cho biết: “Trước hết, tôi và người thân trong gia đình cảm ơn Hội đồng xét xử đã lắng nghe lời kêu oan của chúng tôi, giúp chúng tôi có ngày (tạm) được về lại ngôi nhà nhỏ của mình, gặp lại con cái, người thân, xóm giềng. Sau đó, xin cảm ơn các Luật sư, báo chí đã giúp chúng tôi thoát cảnh tù tội. Ơn này chúng tôi mang theo suốt đời. Bây giờ, chỉ mong muốn cơ quan chức năng sớm vào cuộc, làm sáng tỏ sự oan sai của chúng tôi, trả lại mọi quyền, lợi ích hợp pháp cho chúng tôi, xử lý các cán bộ làm sai dẫn đến oan sai cho gia đình chúng tôi”.
Ông Phạm Văn Lé là quân nhân từng phục vụ trong quân đội, xuất ngũ về địa phương tham gia nhiều hoạt động xã hội, giữ chức vụ Khóm đội trưởng, tham gia giữ gìn trật tự an ninh ở địa phương, được UBND huyện (nay là Thị xã) Vĩnh Châu khen thưởng.
Bà Đào Thị Quới (75 tuổi, mẹ ruột Lé và Lến) nói trong nước mắt: “Tôi không liên quan gì, không biết gì hết. Thế nhưng khi xẩy ra vụ việc, tôi cũng bị công an mời lên cho “ở” tại cơ quan điều tra hết 3 ngày 2 đêm. Thật vô lý quá”.
Bị cáo Phạm Văn Lến kể: “Tôi không đầu thú như cơ quan điều tra kết luận mà khi xẩy ra vụ việc, tôi theo mẹ lên công an phường Vĩnh Phước rồi bị hốt luôn”. Điều này cũng thể hiện trong hồ sơ bởi ngày 9/9/2012 và 10/9/2012, Lến đã bị CQĐT triệu tập đến Phòng CSĐT công an Sóc Trăng để lấy lời khai (có biên bản hỏi cung). Dư luận đặt vấn đề: Tại sao ngày 9/9/2012 và 10/9/2012 các điều tra viên đã hỏi cung Lến, sau đó 4 ngày lại có Biên bản người phạm tội ra đầu thú. “Tôi bị cán bộ điều tra đưa vào phòng, đánh vào cổ, nắm tóc đánh vào đầu, vào ngực, dùng giày đá vào ống chân nhiều cái”, Phạm Văn Lến cho biết thêm.
Theo tìm hiểu của PV, trong số những cán bộ điều tra tham gia vụ án này có nhiều người đã bị kỷ luật trong vụ án oan của 7 thanh niên bỗng nhiên bị bắt tạm giam 7 tháng ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) vừa xẩy ra cách đây chưa đầy 2 tháng.
PV
Theo Dantri
Vì 10 ngàn đồng chém bố bạn chết thảm
Thấy con trai mình cùng người bạn đánh nhau, người cha từ trong nhà chạy ra can ngăn, hòa giải. Những tưởng bạn con mình bỏ đi là em xuôi chuyện, ai ngờ một lát sau đối tượng rủ thêm em trai của mình đến chém cha bạn tử vong.
Án mạng kinh hoàng lúc chập tối
Đã hơn hai tuần trôi qua nhưng người dân ở ấp Xà Lan, xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, vẫn chưa hết bàng hoàng, khi nhớ lại vụ truy sát kinh hoàng ngay tại trong xóm khiến một người uổng mạng.
Thông tin cho biết vào chiều ngày 09-7, sau khi đi làm mướn cho người quen về, Thạch Hoàng Ngọc (SN 1988, tên thường gọi là Lỏn, ngụ ấp Xà Lan, xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) ra quán tạp hóa mua thiếu 0,5 lít rượu rồi rủ thêm mấy người bạn làm chung tới nhậu.
Căn nhà nơi xảy ra án mạng
Sau khi "chén chú chén anh" diễn ra được khoảng gần một giờ đồng hồ thì hết rượu, nên cả nhóm ngừng, hẹn mai sẽ nhậu tiếp. Trong nhóm nhậu có một người bạn rủ Ngọc đi uống cà phê, chần chừ mãi nên Ngọc đồng ý nhưng kiểm tra lại túi của mình thì chẳng còn xu nào. Vì không còn tiền nên lúc đi ra ngoài đường, Ngọc gặp Danh Phương (SN 1995, ngụ cùng địa phương với Ngọc) đang ở nhà bà ngoại nên ngỏ ý hỏi mượn 10 ngàn nhưng không được.
Cùng thời gian này do thấy Ngọc chạy xe trong xóm nẹt pô quá lớn nên Phương lên tiếng nhắc nhở "Trời sắp tối rồi, mày chạy xe vào đây sao còn nẹt bô làm ồn ào bà con hàng xóm quá vậy?". Khi Phương dứt lời thì bị Ngọc đáp trả bằng những lời nói khó nghe dẫn đến đôi bên giằng co, xô xát lẫn nhau. Thấy thế, ông Danh Phel (44 tuổi, cha ruột của Phương) từ trong nhà bước ra can ngăn thì bất ngờ bị Ngọc lao vào đánh. Quá tức giận, cha con ông Phương cùng đánh trả lại khiến Ngọc phải bỏ chạy.
Ngọc mang câu chuyện trên kể lại cho em trai là Thạch Hoàng Pu (SN 1994). Sau đó, Pu chở anh tới nhà Phương, bắt Phương phải xin lỗi. Tuy nhiên, Ngọc không đồng ý mà ra lời hăm dọa: "Khỏi phải xin lỗi. Muốn chơi thì chơi. Nhưng chơi thì đừng đi thưa", rồi chạy xe trở về.
10 phút sau, anh em nhà Pu mang theo mã tấu cùng một nhóm 4 thanh niên khác lao tới nhà Phương. Nhóm thanh niên đứng ngoài, anh em nhà Pu chạy vào bên trong.
Lúc này, Phương đang xem tivi thì bị Pu vung mạnh tay chém tới tấp nhưng không trúng. Hoảng sợ, Phương chạy vội ra ngoài vườn thì bị ngã.
Ngay lúc đó, Pu cùng bà ngoại và mẹ của Phương chạy tới. Thấy thanh niên đòi hành hung cháu mình, bà Đậm (bà ngoại Phương) đã nằm đè lên mình Phương và khóc lóc van xin thì Pu mới bỏ đi.
Khi hay tin em trai mình bị tấn công, Danh Phúc (SN 1998, anh trai Phương) liền nhặt 2 hòn đá thủ trong người. Gặp Phúc, Pu liền hỏi: "Mày cầm đá làm gì? Bộ mày muốn đánh tao hả?". Hỏi xong, Pu liền vung mã tấu khiến Phúc phải bỏ chạy.
Truy sát 2 anh em ruột của Phương không thành, Pu phát hiện ông Phel nên đã xách mã tấu tiếp tục đuổi theo. Ông Phen chạy một đoạn thì vấp ngã. Pu đuổi kịp, liền vung tay chém 2 nhát về phía nạn nhân.Bị hai nhát dao oan nghiệt vào chỗ hiểm đã khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Gây án xong, Pu còn hăm dọa Phương rằng: "Chém cha mày rồi, còn mày nữa đó". Nói xong, Pu ra đường leo lên xe anh trai bỏ đi.
Ngay sau khi vụ án xảy ra, Công an xã An Ninh phối hợp cùng công an huyện Châu Thành và Công an Tỉnh Sóc Trăng có mặt tại hiện trường khám nghiệm tử thi và điều tra nguyên nhân. Ngay trong đêm cơ quan công an đã áp giải 2 đối tượng: Hoàng Ngọc và Hoàng Pu để lấy lời khai, phục vụ công tác điều tra. Đến sáng ngày 11-7, Hoàng Ngọc được thả ra, riêng Hoàng Pu đã bị công an tỉnh Sóc Trăng bắt tạm giam để chờ ngày đưa ra xét xử theo pháp luật.
Nỗi đau người ở lại
Trở về ấp Xà Lan sau những ngày xảy ra vụ án mạng kinh hoàng thì dư luận nơi đây vẫn chưa hết xôn xao và bàng hoàng trước sự truy sát kinh hoàng của những người ngụ cùng xóm. Nhiều người dân cho rằng vụ việc xảy ra cũng có thể là do rượu vào lời ra mới dẫn đến cự cãi xích mích mà truy sáng kinh hoàng như thế.
"Tụi nó là bạn thân của nhau, từ trước đến nay đã có hàng chục cuộc nhậu chung. Nhưng nay không ngờ vì những lời nói không to tát gì mà lại truy sát nhau như thế dẫn đến ông già của nó (ý nói ông Phel-PV) phải chết oan uổng như thế". Một người hàng xóm của Danh Phương chua chát cho biết.
Trò chuyện với chúng tôi Hoàng Ngọc cho biết "Hôm đó em có uống rượu với mấy bạn nhưng chưa xỉn vì đến mấy thằng uống mà rượu lại ít. Nhậu xong, thằng bạn rủ đi uống cà phê ở quán trong xóm nhưng do hết tiền và đi trong xóm gặp Phương nên khi thấy Phương, em ghé vào hỏi mượn 10 ngàn nhưng không được".
"Mặc dù không cho mượn nhưng Phương cằn nhằn vì cho rằng em nẹt bô xe. Khi em không thừa nhận, Phương lao vào đánh em. Biết chuyện, cha của Phương cũng tới đánh em mấy cái nên em bỏ chạy. Khoảng 15 phút sau, em trai của em xách đồ (mã tấu) lên tìm Phương thì em chạy theo" Ngọc cho biết thêm.
Tuy nhiên không đồng tình với những lời nói biện hộ của Ngọc khi Danh Phương (con nạn nhân Danh Phel) cho rằng đây chỉ là những lời nói biện hộ của Ngọc vì nếu như Ngọc không nói chuyện mình có xô xát thì em trai Ngọc sẽ không cầm mã tấu đến nhà của Phương mà truy sát những người trong gia đình Phương.
Và cũng theo anh Phương thì trước đây,cả anh với Phu em với Pu và Ngọc đều chơi chung rất thân như anh em thâm tình và thường hay nhậu chung chia sẽ với nhau những món ngon vật lạ. Khi xảy ra xô xát với Ngọc Phương cũng không ngờ hậu quả lại nghiêm trọng như thế và mọi chuyện cũng bắt đầu từ Ngọc vì nếu như Ngọc không cho Pu (em trai của Ngọc) hay biết thì sẽ không xảy ra vụ việc đau lòng như thế. Mặc dù vậy nhưng không hiểu tại sao Ngọc bị bắt rồi lại được thả ra.
Mặc dù đã gần một tuần trôi qua nhưng từ sau cái chết của ông Phel thì cảnh tang thương vẫn còn bao trùm lên căn nhà lá xụp xệ, từ khi chồng mình chết đến nay Kim Thị Hồng(SN 1970, vợ ông Phel) đã không còn nước mắt để khóc cho chồng bởi bà đau buồn uất ức vì cái chết của chồng mình rất oan uổng và hận kẻ đã ra tay tàn độc truy sát chồng mình vì cái chuyện không to tát gì.
Gia đình bà Hồng thuộc gia đình nghèo và khó khăn, hàng ngày vì cái ăn nên gia đình phải cùng nhau đi làm thuê làm mướn cho người khác từ việc làm cỏ mướn đến việc dặm lúa, cuốc cỏ, đào đất...và ai kêu gì làm đó để mưu sinh qua ngày. "Ông ấy là trụ cột chính trong gia đình, nay ông ấy mất rồi tôi cũng chẳng biết tính sao nữa. hàng ngày mọi chi phí lo toan trong gia đình đều nhờ đồng tiền làm thuê làm mướn của ông ấy, giờ đây ông mất rồi cuộc sống càng đè nặng lên đôi vai của tôi cùng các con". Bà Hồng nghẹn ngào.
Và cũng theo bà Hồng quanh năm gia đình đi dặm lúa mướn, chồng thì phun thuốc, bón phân, vác lúa cho người ta để kiếm tiền mua gạo sống đắp đổi qua ngày đến khi chết ông Phel còn không có một tấm di ảnh để đặt lên bàn thờ và do nhà nghèo không có bàn nên lư hương của ông được đặt trên một tấm ván ngựa để vợ con thờ cúng thắp hương khiến hàng xóm đến chia buồn ai ai cũng chạnh lòng khi nhìn lư hương khói nghi ngút và thương thầm cho người đàn ông chết oan uổng.
"Cha tôi mới chết chưa đầy một tháng nay chồng lại bị chết, cái đau đớn chưa nguôi nay lại phải thêm một nỗi đau nữa thì tôi biết sống làm sao đây" . bà Hồng nghẹn ngào
Ông Lý Pho - trưởng ấp Xà Lan cho biết cả gia đình hung thủ và gia đình nạn nhân đều thuộc gia đình nghèo khó và hàng ngàn phải mưu sinh để kiếm đồng tiền từ việc đào đất, vác lúa, dăm lúa...và cả ahi gia đình đều không có ruộng đất sản xuất. Tuy nghèo nhưng tình thâm bạn bè của hung thủ và con nạn nhân rất tốt nhưng không hiểu sao vì trong phút suy nghĩ nông cạn mà dẫn đến xảy ra vụ án đau lòng như thế.
Theo Huy Nhất
An ninh thủ đô
Kỳ 2: "Cơn bão" thủ tục và niềm vui ngắn chẳng tày gang 3 lần bổ sung hồ sơ, nhiều đồng đội cùng đơn vị chứng nhận, cam kết bằng cả luật pháp lẫn danh dự, vô số bản đề xuất từ thôn, xã, huyện đề nghị cho bà Xuân được hưởng chế độ để bù đắp những thiệt thòi vốn đang khiến bà héo mòn... Hoa cả mắt trước thủ tục, vậy mà, cái quyền...