Thêm luận cứ không thể bác bỏ về chủ quyền ở Biển Đông
Xuất bản trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông” do Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) thực hiện đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Tấm bản đồ thời Nguyễn “Bản quốc dư đồ” có vẽ Hoàng Sa là của Việt Nam
Lâu nay, ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài đã có nhiều công trình của các học giả nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển của Việt Nam trên Biển Đông. Tất cả đều thống nhất khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam do nhà nước Việt Nam quản lý, khai thác từ nhiều thế kỷ qua. Vì thế, cuốn sách này được ra đời cũng nằm trong mạch chung của sự nhất quán khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Bằng việc sưu tập các loại văn bản như bản đồ, địa chí, lịch sử, văn bản hành chính, tạp văn cùng nhiều loại tài liệu khác, đội ngũ các nhà nghiên cứu do PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh làm chủ biên đã mang đến người xem cái nhìn cụ thể và toàn cảnh về chủ quyền của Việt Nam. Đây là những tư liệu lịch sử có giá trị khoa học làm căn cứ pháp lý xác định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Cuốn sách tập trung vào hai nội dung chính: Tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông và Về quản lý của Nhà nước Phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông qua tư liệu Hán Nôm. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng lịch sử rất thuyết phục được trích dẫn từ nguồn sử liệu tin cậy. Có thể kể ở đây như bộ Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử triều Nguyễn biên soạn năm 1882 có đoạn ghi: “Đảo Hoàng Sa nằm ở phía Đông đảo Lý Sơn thuộc huyện Bình Sơn, từ bờ biển Sa Kỳ đi thuyền ra biển thuận gió thì khoảng ba, bốn ngày đêm có thể đến đảo. Quần đảo này có đến hơn 130 đảo, chung quanh đều là biển, cách nhau chừng một ngày đường hoặc mấy canh giờ. Trên đảo có Bãi Cát Vàng kéo dài không biết mấy ngàn dặm, bằng phẳng rộng rãi… Buổi đầu lập quốc đặt đội Hoàng Sa lấy dân xã An Bảo sung vào, hàng năm cứ tháng ba là ra biển thu lượm hải vật”. Điều này cho thấy, trong lịch sử, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, các bản đồ Trung Quốc và phương Tây đều thể hiện rất rõ điều này.
Cuốn sách còn dành dung lượng lớn để đưa ra nguồn sử liệu về lập trường của Nhà nước phong kiến Việt Nam xác định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đó là hàng năm nhà nước phái người ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ về mang trình tấu triều đình; Nhà nước đặt đội hải thuyền mang tên Hoàng Sa, Bắc Hải thực hiện những chuyến ra khơi để quản lý biển, đảo; Nhà nước phong kiến Việt Nam luôn quan tâm giáo dục ý thức coi trọng chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa cho các thế hệ người Việt Nam. Trong các tài liệu Hán Nôm, sách dạy học chữ Hán cho lớp đồng ấu như Khải đồng thuyết ước khắc in năm Tự Đức 1881, Tu thân lý khoa cũng có những nội dung ghi chép về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Căn cứ vào các tư liệu Hán Nôm, Việt Nam có đủ bằng chứng có giá trị, chứng minh một cách thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sau khi được xuất bản, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam có kế hoạch dịch cuốn sách ra tiếng Anh để công bố ra thế giới những căn cứ vững chắc về lịch sử, về khoa học và về pháp lý của Việt Nam thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam): Sách giáo khoa Trung Quốc thừa nhận biên giới chỉ đến đảo Hải Nam
Video đang HOT
Chúng tôi bác bỏ tấm bản đồ 2000 năm mà Trung Quốc viện dẫn để lấp liếm cho tính pháp lý của đường 9 đoạn và khẳng định là hoàn toàn không có. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tìm thấy một ấn bản sách giáo khoa tiểu học của Trung Hoa Dân Quốc năm 1912 đã vẽ biên giới Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Cùng với đó, những bản đồ của phía Trung Quốc được in vào thời kỳ cận đại và đầu thế kỷ XX đều vẽ biên giới của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Như vậy, Trung Quốc cần tôn trọng sự thật lịch sử và công nhận chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo ANTD
Không loại trừ việc khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án luật biển quốc tế
Ông Trần Văn Lĩnh, quyền Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng cho biết: Không loại trừ việc khởi kiện nhà nước Trung Quốc ra Tòa án luật biển quốc tế ITLOS tại Hamburg (Đức)
Hội Nghề cá Đà Nẵng chuẩn bị khởi kiện Trung Quốc
Sáng 4-6, quyền Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng Trần Văn Lĩnh cho biết, Hội đã chính thức ủy quyền cho luật sư Đỗ Pháp (Đoàn Luật sư Đà Nẵng) trong việc khởi kiện vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
"Theo tôi, việc khởi kiện này sẽ có hai hướng. Việc bà Hoa với hỗ trợ của Hội Nghề cá Đà Nẵng tiến hành khởi kiện là kiện dân sự nhằm yêu cầu phía Trung Quốc đền bù thiệt hại đã gây ra cho bà Huỳnh Thị Như Hoa (chủ tàu cá ĐNa 90152) và các ngư dân tàu ĐNa 90152. Nhưng về phía các cơ quan nhà nước cũng cần thu thập mọi chứng cứ để nếu cần sẽ tiến hành tố tụng hình sự vụ án tàu Trung Quốc cố tình đâm hai lần làm lật úp tàu, rồi không chỉ làm ngơ mà còn ngăn cản việc cứu vớt các ngư dân bị nạn giữa biển. Rõ ràng đây là hành động mang tính giết người!", ông Trần Văn Lĩnh nói.
Tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm
Ông Trần Văn Lĩnh cũng cho biết, sau khi khởi kiện ở tòa án Việt Nam mà bị đơn dân sự phía Trung Quốc trốn tránh việc ra tòa, không thi hành phán quyết của tòa án Việt Nam thì Hội Nghề cá Đà Nẵng sẽ phối hợp với bà Hoa tiếp tục khởi kiện Nhà nước Trung Quốc ra Tòa án luật biển quốc tế ITLOS tại Hamburg (Đức).
Trao đổi với phóng viên, luật sư Đỗ Pháp xác nhận, ông sẽ đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả các ngư dân Đà Nẵng, và trước mắt là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hoa sau khi tàu cá của bà bị tàu Trung Quốc cố ý đâm chìm, khởi kiện Trung Quốc phải đền bù thiệt hại cho bà.
Theo luật sư Đỗ Pháp, kể từ giờ phút này, theo yêu cầu của Hội Nghề cá Đà Nẵng thì ông đã nhận lời và chính thức tham gia vụ kiện tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá của bà Hoa. Về phần bà Hoa, ngay trong ngày hôm nay hoặc bất cứ lúc nào, bà cũng có thể đến văn phòng luật sư để được hướng dẫn làm các thủ tục đề nghị trợ giúp pháp lý miễn phí.
Trung Quốc né tránh giải quyết tranh chấp với Philippines tại tòa
Theo Reuters, ngày 4-6, Trung Quốc đã bác bỏ một phán quyết của tòa án trọng tài Liên hợp quốc cho nước này 6 tháng để đáp lại vụ Philippines kiện Bắc Kinh liên quan tới các vùng lãnh thổ tranh chấp tại Biển Đông, nói rằng nước này không có kế hoạch tham gia vụ kiện.
Trước đó cùng ngày, Tòa án trọng tài ở La Haye (Hà Lan) đã cho phép Bắc Kinh tới ngày 15-12 phải phúc đáp vụ kiện quốc tế đầu tiên phản đối Trung Quốc liên quan tới các tranh chấp tại Biển Đông.
Tuy nhiên, Trung Quốc trước sau như một khẳng định rằng nước này sẽ không tham gia vụ kiện mà muốn hai bên tự giải quyết tranh chấp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: "Quan điểm của Trung Quốc về việc không chấp nhận và không tham gia vào vụ kiện của Philippines vẫn không thay đổi".
Trung Quốc ồ ạt đóng giàn khoan
Không dừng lại ở giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou - 981) đang hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam, Trung Quốc còn đang tiếp tục hoàn thiện thêm ba giàn khoan hiện đại khác trong năm tới, như một công cụ đắc lực phục vụ cho tham vọng bá quyền trên biển Đông. 3 giàn khoan mới là Hauyang Shyou 982, 943 và 944 (Hải Dương 982, 943 và 944)
Giàn khoan Hauyang Shyou 981 Trung Quốc hạ đặt trái phép trên
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Trong đó giàn khoan Hauyang Shyou 982 (Hải Dương 982) sẽ được thiết kế là một giàn khoan nước sâu nửa chìm nửa nổi thế hệ mới, đáp ứng được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên biển Đông.
Với tuổi thọ dự tính 25 năm, giàn khoan Hauyang Shyou 982 (Hải Dương 982) được thiết kế phù hợp hoạt động ở độ sâu tới 1.500 m ở mọi vùng biển trên thế giới, khoan sâu tối đa tới 9.144 m, mang hệ thống định vị động lực DP3, và dự tính sẽ được bàn giao vào tháng 8-2016.
Giàn khoan Hauyang Shyou 943 (Hải Dương 943) được thiết kế là giàn khoan tự nâng, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, và có thể khoan sâu tối đa tới 10.668m.
Giàn khoanHauyang Shyou 944 (Hải Dương 944) cũng sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, chủ yếu hoạt động ở các khu vực đất mềm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, có thể khoan sâu tối đa tới 9.144m. Hai giàn khoan Hauyang Shyou 943 (Hải Dương 943) và Hauyang Shyou 944 (Hải Dương 944) dự kiến sẽ lần lượt được hoàn thiện vào tháng 9 và tháng 10-2015.
Theo ANTD
Kiểm ngư Việt Nam linh hoạt tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 Mặc cho phía Trung Quốc sử dụng số lượng lớn tàu các loại ngăn cản, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên trì, khéo léo, linh hoạt tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981, tuyên truyền, vận động phía Trung Quốc phải rút giàn khoan. Chiều ngày 4-6, Cục kiểm ngư Việt Nam cho biết, tình hình tại khu vực giàn khoan...