Thêm lời kêu gọi chia sẻ vaccine COVID-19 cho những nước nghèo
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) dự kiến diễn ra vào cuối tuần này, gần 30 người nổi tiếng trong lĩnh vực giải trí và thể thao, từ nữ ca sĩ Katy Perry đến cầu thủ bóng đá David Beckham, ngày 8/6 đã lên tiếng kêu gọi các nước thành viên G7 chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 cho các nước nghèo.
Trong lá thư gửi tới hội nghị thượng đỉnh G7, những người nổi tiếng nêu rõ cuộc chiến của thế giới chống COVID-19 đã kéo dài một năm rưỡi, song dịch bệnh này vẫn đang hoành hành ở nhiều nước, với sự xuất hiện của những biến thể mới có nguy cơ kéo thế giới quay lại vạch xuất phát.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc) tại một trung tâm tiêm chủng ở Tijuana, Mexico. Ảnh: THX/TTXVN
Điều này đồng nghĩa với việc có thêm nhiều trường học phải đóng cửa, việc chăm sóc y tế bị gián đoạn và kinh tế suy giảm lớn hơn, đe dọa đến tương lai của nhiều gia đình và trẻ nhỏ ở mọi nơi trên thế giới. Do đó, họ kêu gọi G7 tại hội nghị sắp tới đưa ra cam kết cung cấp ít nhất 20% lượng vaccine lượng vaccine của mình, tương đương khoảng 150 triệu liều, cho các nước nghèo, từ tháng 6 đến tháng 8.
Trong số những người nổi tiếng ký thư kiến nghị có một số Đại sứ thiện chí của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), các diễn viên Liam Neeson, Orlando Bloom, Priyanka Chopra Jonas và Whoopi Goldberg.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, Anh sẽ đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, Tây Nam vùng England, từ ngày 11/6 tới. Cùng ngày, người phụ trách y tế của Đài Loan (Trung Quốc) cảnh báo việc tiếp nhận vaccine ngừa COVID-19 có thể tiếp tục bị chậm trễ, song chính quyền sẽ nỗ lực hết sức để có vaccine tiêm cho dân chúng.
Đài Loan đang nỗ lực đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại hòn đảo này đang ngày một gia tăng. Hiện mới chỉ có khoảng 3% trong tổng số 23,5 triệu người dân sinh sống trên đảo đã được tiêm ít nhất mũi đầu. Mục tiêu mà chính quyền Đài Loan đặt ra là có thêm 2 triệu liều vào cuối tháng này, ngoài số vaccine tương tự được Nhật Bản, Mỹ ủng hộ.
Phát biểu với báo giới, người phụ trách y tế ở vùng lãnh thổ Đài Loan Chen Shih-chung khẳng định thực tế việc mua vaccine không ổn định do các vấn đề liên quan đến khâu sản xuất tại các nhà máy, song chính quyền Đài Loan vẫn sẽ nỗ lực thực hiện điều này. Nhà chức trách Đài Loan hy vọng đến cuối tháng 8 tới, hòn đảo này sẽ có 10 triệu liều vaccine. Hiện Đài Loan có 10 triệu liều vaccine mua của AstraZenca, hơn 5 triệu liều vaccine Moderna, cùng khoảng 5 triệu liều theo chương trình COVAX.
Trong 24 giờ qua, Đài Loan ghi nhận thêm 219 ca mắc mới COVID-19, tăng 8 ca so với trước đó 1 ngày. Trong bối cảnh cuối tuần này sẽ diễn ra lễ hội Thuyền rồng truyền thống, nhà chức trách Đài Loan kêu gọi người dân tránh đi lại trong dịp lễ này. Đài Loan ghi nhận tổng cộng 11.694 ca mắc COVID-19, trong đó có 308 trường hợp không qua khỏi.
Cũng trong ngày 8/6, Trung Quốc đã phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp vaccine của Sinovac cho trẻ trong độ tuổi từ 3-17. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phê duyệt việc sử dụng vaccine cho trẻ nhỏ.
Người phát ngôn của Sinovac đã xác nhận thông tin trên, song không cho biết khi nào Trung Quốc sẽ triển khai việc tiêm vaccine cho trẻ. Cũng theo người phát ngôn trên, Sinovac đã hoàn tất quá trình thử nghiệm giai đoạn đầu đối với trẻ em và người lớn. Kết quả thử nghiệm đã được đăng trên tạp chí khoa học Lancet.
Hàng trăm cựu lãnh đạo thúc giục G7 hỗ trợ vaccine Covid-19
Hàng trăm cựu lãnh đạo thế giới viết thư kêu gọi G7 hỗ trợ chi phí tiêm chủng vaccine Covid-19 toàn cầu, đặc biệt với các nước nghèo.
"Sự hỗ trợ từ G7 và G20 giúp các nước thu nhập thấp và trung bình dễ dàng tiếp cận vaccine Covid-19 không phải một hành động từ thiện, mà vì lợi ích chiến lược của mỗi quốc gia", hơn 100 cựu tổng thống, thủ tướng và ngoại trưởng trên thế giới viết trong thư ngỏ hôm 6/6.
Trong thư, các cựu lãnh đạo nhận định hợp tác toàn cầu trong phòng chống đại dịch Covid-19 đã không thành công vào năm 2020, nhưng năm 2021 có thể mở ra một kỷ nguyên mới. Những cựu lãnh đạo ký tên trong thư có cựu thủ tướng Anh Gordon Brown và Tony Blair cùng cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban-Ki Moon.
Nhân viên y tế chuẩn bị liều vaccine CoronaVac tại Caracas, Venezuela, hôm 28/5. Ảnh: AFP.
Bức thư được công bố trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Anh từ ngày 11/6, nơi Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp lãnh đạo các nước thành viên còn lại trong G7 gồm Anh, Pháp, Đức, Italy, Canada và Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên các lãnh đạo G7 gặp nhau kể từ khi Covid-19 bùng phát.
Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra trong ba ngày, với một loạt chủ đề được thảo luận, trong đó trọng tâm là việc nhóm này sẽ dẫn dắt sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch như thế nào.
Các cựu lãnh đạo kêu gọi các nước G7 phải đảm bảo chi trả khoản tiền khoảng 30 tỷ USD mỗi năm trong vòng hai năm để chống lại đại dịch Covid-19 toàn cầu. "Đối với G7, chi trả khoản tiền trên không phải để làm từ thiện mà là tự bảo vệ chính mình, để ngăn dịch bệnh lây lan và quay trở lại đe dọa tất cả chúng ta", cựu thủ tướng Anh Brown nhấn mạnh.
Một cuộc thăm dò trước đó của tổ chức từ thiện Save the Children cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ công chúng Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Canada đối với việc G7 sẽ chi 66 tỷ USD cho chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 toàn cầu. Người tham gia khảo sát tại Anh và Mỹ có tỷ lệ ủng hộ cao nhất là 79%, theo sau là người dân ở Pháp với 63%.
Sau khi bùng phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, Covid-19 đã xuất hiện tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 174 triệu người nhiễm và hơn 3,7 triệu người chết.
Kế hoạch 50 tỷ USD phủ rộng vaccine Covid-19 toàn cầu Kế hoạch do IMF đề xuất hướng tới mục tiêu tiêm phòng cho ít nhất 60% dân số thế giới vào cuối năm 2022, qua đó phục hồi kinh tế toàn cầu. Thế giới sẽ khó phục hồi sau đại dịch nếu không chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế. Tiêm chủng là giải pháp cho cả hai vấn đề này. Đó là...