Thèm lắm hơi ấm gia đình của những đứa trẻ “khuyết” cha mẹ
Một lời âu yếm, một bữa cơm gia đình ấm cúng lúc chiều về là điều xa vời với hàng chục đứa trẻ ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk. Xa vời bởi các em mồ côi cha hoặc mẹ, có những em không còn cả cha mẹ.
Mẹ tâm thần, “người dưng” đặt tên em
Chúng tôi gặp em Đinh Văn Nô, năm nay 13 tuổi, trong một buổi chiều mưa vào hạ tuần tháng 6 ở cơ sở 2 – Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk (km10, quốc lộ 26, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột). Nô chỉ nhớ Nô lớn lên ở Đà Nẵng, năm lớp 3 thì người ta đưa em cùng mẹ vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk.
Khi được hỏi về gốc gác, Nô buồn rầu trả lời không hề biết về quê quán, cũng như người cha thân sinh là ai. Nô mông lung kể, có một lần em được đưa về huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) để nhận người thân, nhưng người ta từ chối không nhận.
Em Hoàng Mỹ Kiều bồi hồi nhớ về gia đình.
Theo các cán bộ ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk, cái tên Đinh Văn Nô mà mọi người đang gọi là cái tên do các cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội ở Đà Nẵng đặt cho em sau khi bắt gặp 2 mẹ con Nô đi lang thang giữa phố. Sau lần này, họ đưa 2 mẹ con Nô về tá túc ở Trung tâm Bảo trợ xã hội một thời gian, sau đó xác định lai lịch, quê quán rồi làm hồ sơ đưa về Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk.
Các cán bộ cho biết, mẹ của Nô tên là H’Khét, sinh năm 1972, người đồng bào Ê-đê. Điều đáng nói là hiện nay tình trạng mẹ của em Nô không được như người bình thường, thần kinh lúc tỉnh lúc mê.
Một đứa trẻ lớn lên không có bàn tay chăm sóc của mẹ, lại không cha, thử hỏi làm sao không chạnh lòng khi tình mẫu – tử thiêng liêng bất chợt trỗi dậy? Nô kể, những lúc như vậy em lại rón rén đi xuống phòng thăm mẹ, nhưng do bị bệnh nặng nên mẹ em thường nằm ở trên giường, dù hai mẹ con không nói với nhau được câu nào nhưng qua ánh mắt, Nô cảm nhận rất rõ tình thương mà mẹ dành cho mình.
Giọng nói của Nô chùn hẳn xuống, cậu bé 13 tuổi mồ côi có đôi mắt đen láy ứa lệ, cậu nhìn xa xăm như thầm mong điều tốt đẹp sẽ đến với mẹ mình. “Tuổi thơ của em lớn lên ở Đà Nẵng, em vẫn nhớ là hồi đó tụi em thường hay đi chơi kéo co, chơi bắt dế… mải miết đến mệt thì thôi”, Nô bồi hồi kể về quá khứ của mình.
Video đang HOT
Ngày Tết ai buồn hơn em?
Em sinh ra ở tỉnh Cao Bằng, năm 3 tuổi mới chập chững biết đi thì bố em mất đột ngột bỏ lại 3 mẹ con nheo nhóc cùng người bà nội già yếu. Một thời gian sau, mấy mẹ con theo người chú ruột đưa bà nội vào Đắk Lắk tìm kế sinh nhai, nhưng sau 5 năm nơi “miền đất hứa”, mẹ em đã vĩnh biệt cuộc đời do mắc bệnh gan. Em là Hoàng Mỹ Kiều, SN 1998, người dân tộc Nùng, hiện sống ở cơ sở 2 – Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk.
Nơi miền đất mới, người bà nội hơn 60 tuổi già yếu, chú thím ruột hoàn cảnh khó khăn lam lũ mưu sinh nơi vùng đất Ea H’leo (Đắk Lắk) đã không cưu mang được cháu, cuối cùng đưa em vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk nương tựa. Em kể, ngày chú thím đưa em vào Trung tâm bảo trợ, sự hụt hẫng là điều không thể tránh khỏi ở một môi trường hoàn khác biệt so với trước đây. “Thời gian đầu, hôm nào em cũng nhớ bố mẹ và khóc rất nhiều”, Kiều gạt nước mắt kể.
Bố mẹ mất sớm, sự ngóng đợi của Kiều cũng tan biến theo.
Dù đã 2 năm sống ở môi trường bảo trợ, thế nhưng, ký ức về một mái ấm gia đình chưa bao giờ xóa nhòa trong tâm khảm của cô bé 15 tuổi này. Em kể cho chúng tôi nghe về những tháng ngày đầy ắp niềm vui khi gia đình còn sống ở ngoài miền Bắc. Nhớ nhất là kỷ niệm về người mẹ quá cố của em, rằng tan trường trời mưa, em đứng co ro mãi thì bất chợt mẹ xuất hiện, trên tay mang theo một áo mưa lật đật đến tận trường đón em về trong niền hân hoan khó tả.
Tuy nhiên, ký ức mà Kiều nhớ rõ nhất về gia đình là những ngày Tết, đó là khi Kiều được mẹ mua quần áo mới, dép mới, sắm nhiều đồ tết… cho cả 2 anh em.
Những tháng ngày tuổi thơ đẹp lung linh ấy dần dà thấm sâu trong tâm khảm trong cô bé nhỏ nhắn người Đông Bắc, cho nên cứ mỗi mùa Tết đến, là mỗi mùa… Kiều khắc khoải ngóng đợi. Chính vì vậy, giờ đây khi cha mẹ không còn, ngày Tết với Kiều quả là “cơn ác mộng” kinh hoàng. Kiều tâm sự trước đây, em vẫn thường ngóng đợi cái gì đó khi Tết đến, thì bây giờ điều đó đã không còn, ngày Tết với em đã không còn vui…
Được biết, năm nay Kiều vừa kết thúc lớp 9, chuẩn bị lên lớp 10, trò chuyện cùng PV Dân trí, em khoe hầu như “năm học nào em cũng được giấy khen”. Chia sẻ về dự định tương lai, Kiều cho biết, ước mơ của em sau này là trở thành một giáo viên để có thể dạy cho các em nhỏ hoàn cảnh khó khăn, không may mắn trong cuộc sống. Hiện Kiều có một người anh trai tên là Hiểu đang học cấp 3 tại trường THPT Quang Trung, huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) và hiện cũng đang sống ở cơ sở 2 – Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk.
Em Nguyễn Thị Ngọc (SN 1995), một trong số hàng chục hoàn cảnh rất đặc biệt tại Cơ sở 2 – Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk.
“Hãy trân trọng những gì mình đang có”
Đó là chia sẻ của em Nguyễn Thị Ngọc (SN 1995), một trong số hàng chục hoàn cảnh rất đặc biệt tại Cơ sở 2 – Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk mà PV Dân trí được dịp tiếp xúc. Ngọc kể, mẹ của em mất cách đây đã 10 năm do mắc bệnh trầm cảm, chỉ 3 năm sau ngày mẹ mất, bố lấy vợ mới, 4 anh em khăn gói sang ở với ông bà nội. Tuổi thơ của Ngọc lớn lên ở xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Do bố lập gia đình mới sống với dì, ông bà nội tuổi tác “xế chiều” nên 4 anh em Ngọc được gửi vào Trung tâm Bảo trợ xã hội nương tựa.
Không may mắn có được gia đình đầm ấm, bố mẹ sum vầy như bạn cùng trang lứa, nhưng sống ở trung tâm, mấy anh em Ngọc đều rất chăm chỉ học tập, tu dưỡng. “Em thấy các bạn khác có gia đình, bố mẹ đầy đủ nhưng không trân trọng những gì đang có. Em đã từng gặp không ít trường hợp một số bạn tỏ ra bất cần, thậm chí chửi mắng cả bố mẹ mình…”, Ngọc tâm sự.
Ngọc cùng các em của mình ở cơ sở Cơ sở 2 – Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk; còn một em ruột khác của Ngọc hiện sống ở cơ sở 1.
Được biết, hiện Ngọc vừa mới kết thúc kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 và đang tích cực ôn thi để chuẩn bị cho kỳ thi Đại học sắp tới. Trong kỳ thi Đại học chuẩn bị diễn ra vào đầu tháng 7 này, Ngọc dự thi ngành Quản lý đất đai – Trường Đại học Tây Nguyên. Chia tay PV Dân trí, Ngọc tâm sự, bản thân em nhiều khi da diết thèm lắm một bữa cơm gia đình đầm ấm, nhưng điều đó là không thể, bữa cơm ấy đã từng có ông bà, có bố, nhưng lại thiếu vắng… mẹ.
Bà Bùi Thị Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk – cho biết, hiện cơ sở 2 – Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk có 80 em độ tuổi từ 7 đến 18 đang sinh sống, học tập và rèn luyện. Các em thuộc đối tượng trẻ em mồ côi như không cha hoặc không mẹ, hoặc cha (mẹ) ly dị, đang chấp hành án, cũng có một số em mồ côi cả bố lẫn mẹ, không người thân, họ hàng. Tuy vậy, trong thời gian ở trung tâm, phần lớn các em đều chăm chỉ học tập, tu dưỡng, chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy định tại trung tâm.
Theo Dantri
Hạn hán khốc liệt gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng
Đến giữa tháng 4, báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết hạn hán đã làm hơn 37.000 ha cây trồng trên địa bàn tỉnh này bị hạn, trong đó gần 3.500 ha cây trồng bị mất trắng, thiệt hại về sản xuất ước tính hơn 1.182 tỷ đồng.
Hạn hán kinh hoàng khiến hồ Ea H'Rar 1 (xã Ea Tul, huyện Cư M'Gar, Đắk Lắk) nứt nẻ nghiêm trọng (Ảnh - Viết Hảo).
Sáng 16/4, trao đổi với PV Dân trí, ông Mai Trọng Dũng - Phó chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và phòng chống lụt bão - Sở NN&PTNN - cho biết thêm, hạn hạn trong mùa khô năm nay cũng làm 7 huyện với hơn 7.000 hộ dân và 10 cơ sở trường học bị thiếu nước sinh hoạt gồm: Krông Bông, Krông Pắk, Krông Ana, Cư Kuin, Krông Năng, Lắk và Cư M'gar.
Còn tại TP. Buôn Ma Thuột, việc cấp nước sinh hoạt chỉ đáp ứng 50% nhu cầu sử dụng của người dân. Tính đến cuối tháng 3, 157 hồ chứa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cạn khô, nhiều đập dâng trên suối nhỏ không hoạt động được do suối không còn dòng chảy các trạm bơm hoạt động hạn chế do mực nước sông, suối xuống quá thấp, lưu lượng dòng chảy nhỏ.
Đến giữa tháng 4, báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết hạn hán gây thiệt hại về sản xuất ước tính hơn 1.182 tỷ đồng.
Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão - Mai Trọng Dũng cũng cho biết, do hạn hán diễn ra qua gay gắt, nhiều địa phương đã hỗ trợ kinh phí cho công tác chống hạn để hỗ trợ nạo vét, nhiên liệu bơm như: Krông Ana 969 triệu đồng, Lắk 698 triệu đồng, Ea Kar 200 triệu đồng, Cư M'gar 600 triệu đồng, Krông Năng 905 triệu đồng huyện Ea Kar đã có tờ trình xin hỗ trợ 200 tấn gạo cứu đói cho dân.
Được biết, hiện tỉnh UBND Đắk Lắk đã trình Chính phủ đề nghị hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả hạn hán với tổng kinh phí hơn 194 tỷ đồng.
Theo Dantri
Phận hẩm hiu của bé 3 tháng tuổi không cha, bị ngộ độc thuốc trừ sâu Một bé gái hơn 3 tháng tuổi nhưng gần 2 tháng nay nằm thoi thóp điều trị ở trong bệnh viện vì ngộ độc thuốc trừ sâu. Người bé xanh xao, tiều tụy, đôi mắt mở he hé và dường như bé đang thở rất yếu. Bé H'Phich Ayun. Bé tên là H'Phich Ayun, người dân tộc Ê-đê, sinh ra đã không có...