Thêm kênh tra cứu mới nhất về phạt nguội ô tô vi phạm giao thông
Từ ngày 1/6, người dân có thể tra cứu trực tiếp xem mình có vi phạm giao thông hay không trên website của Cục CSGT.
Cục CSGT (Bộ Công an) đã chính thức cho ra mắt phần mềm quản lý Giấy phép lái xe (GPLX) và hoạt động từ ngày 1/6 tới đây. Trong đó, phần mềm này cũng có thể tra cứu vi phạm của phương tiện giao thông được phát hiện qua hệ thống giám sát của cơ quan này trên phạm vi toàn quốc.
Phần mềm tra cứu này sẽ được tích hợp ngay trên trang chủ của website Cục Cảnh sát giao thông (https://www.csgt.vn) và người dân có thể tra cứu lỗi vi phạm của mình bằng cách nhập biển số xe. Khác với tra cứu thông qua website của Cục Đăng kiểm Việt Nam trước đây chỉ tra cứu được ô tô, phần mềm này còn tra cứu được thêm cả phạt nguội đối với xe máy.
Ô vuông bôi đỏ là phần người dân có thể tự tra cứu vi phạm thông qua biển số xe, trên website của Cục Cảnh sát Giao thông
Video đang HOT
Kết quả sau khi thực hiện tra cứu vi phạm trên website của Cục CSGT
Cục CSGT cho biết, mọi người đều có thể truy cập để tra cứu thông tin biển số xe của mình có nằm trong danh sách xe vi phạm hay không. Hệ thống sẽ cung cấp thông tin về biển số xe, thời gian, địa điểm, đơn vị phát hiện vi phạm và địa chỉ, số điện thoại liên hệ để liên hệ giải quyết xử lý tại các đơn vị công an nơi phát hiện vi phạm.
Ví dụ, để tra cứu ô tô có BKS: 30E-876.35, chủ xe sau khi truy cập website của Cục Cảnh sát giao thông hãy nhập biển số vào ô đầu tiên (viết liền không có dấu “.” và “-”), dưới phần “Biển kiểm soát”.
Do phương tiện cần tra cứu là ô tô nên chọn loại xe là ô tô ở ô phía dưới.
Bước cuối cùng, người tra cứu bắt buộc phải nhập đúng mã bảo mật, có hiện ở ngay phần tra cứu.
Sau khi hoàn tất các bước trên, chủ xe ấn tra cứu và sẽ ra thông tin vi phạm của phương tiện. Tuy nhiên, chiếc ô tô BKS: 30E-876.35 không có vi phạm nên hệ thống sẽ hiện ra là không tìm thấy kết quả.
Hiện tại, chỉ những phương tiện đã vi phạm mới được cập nhật BKS vào hệ thống tra cứu. Vì vậy, những phương tiện vi phạm mới có thể thấy kết quả. Theo Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) cho hay: “Sau thời gian nỗ lực, phần mềm cũng hoàn thành để bắt đầu hoạt động đúng vào ngày 1/6 như kế hoạch. Cục CSGT sẽ tiếp tục hoàn thiện về mặt kỹ thuật, thao tác để phần mềm hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ tốt đảm bảo ATGT. Điều quan trọng nữa là hoàn thiện hành lang pháp lý để pháp lý hóa việc tra biển số”.
(Theo báo Giao thông)
Những lưu ý quan trọng khi vô lăng ô tô bị lệch
Vô lăng ô tô bị lệch sẽ khiến cho tài xế bị mất lái và có thể gây tai nạn thảm khốc nếu không xử lý kịp thời.
Nhiều xe ô tô chạy lâu ngày đột nhiên phát hiện hiện tượng vô-lăng bị lệch. Vô lăng lệch tức là kể cả khi tài xế không tác động, vô lăng vẫn tự xoay nhẹ sang 1 bên và xe sẽ chạy theo đường cong thay vì đường thẳng. Trong trường hợp muốn chạy thẳng, tài xế cũng phải ghì lấy vô lăng, giữ khó chịu.
Vô lăng xe ô tô bị lệch sẽ gây nguy hiểm
Thông thường, hiện tượng vô lăng lệch hầu hết là do lốp. Ví dụ như áp suất lốp xe không bằng nhau hoặc độ chụm bánh xe bị lệch. Hiện tượng này thường xảy ra nếu như tài xế chạy xe trên đường xấu quá nhiều hoặc thường xuyên đỗ xe với 2 bánh vắt trên vỉa hè.
Nguyên nhân tiếp theo khiến vô lăng lệch có thể tính tới đó là do lệch trục. Vô lăng lệch cũng có thể là do thước lái, trụ lái gặp vấn đề. Trong trường hợp vô lăng lệch do các vấn đề thước, trụ lái thì cần phải đem đến các xưởng chuyên sửa chữa ô tô để kiểm tra. Để biết xe có phải bị lệch trục lái hay không, hoặc có thể thử bơm đều các lốp xe và quan sát.
Vô lăng lệch cũng có thể là do hiện tượng xỉa lái. Thông thường, có tới 80% trường hợp vô lăng bị lệch là hệ quả của việc bị xỉa lái. Cũng có thể là do va chạm. Khi đi xe gặp va chạm, có thể khiến cho rô-tuyn của xe bị lệch, do đó vô lăng xe cũng bị lệch theo.
Khi gặp trường hợp do bị xỉa lái, đầu tiên phải cần biết vị trí của lốp bị mòn hoặc lốp nào không đều. Để làm được điều này hãy thử đảo vị trí của các lốp và quan sát hướng xe bị lệch mới, từ đó suy ra lốp gặp vấn đề.
Tiếp đó, hãy đưa xe vào cầu nâng, đưa cần số về P và kéo phanh tay. Tiến hành chèn bánh, kích nổ bánh và hạ vào hãm an toàn. Kiểm tra bánh sơ qua, quan sát xem bánh xe này có có đúng loại không. Cỡ lốp, mã lốp có phù hợp hay không, hoặc lốp có bị hỏng hay có điểm gì lạ không.
Tiếp đó tiến hành chỉnh lại áp suất lốp để tìm ra vấn đề của lốp. Chú ý đánh dấu vị trí các lốp để tiện cho việc thử nghiệm. Sau đó, hãy tháo 2 lốp trước và đảo vị trí 2 lốp trước với nhau và tiến hành chạy thử.
Quan sát xem hướng nhao lái thay đổi như thế nào, từ đó suy ra lực kéo cần thiết trên 1 hoặc 2 lốp. Nếu cần giảm lực nhao lái hãy chuyển 1 hoặc 2 bánh xuống trục sau và lật má lốp.
Trong quá trình kiểm tra cũng cần tuân thủ các quy trình an toàn. Nếu phát hiện lốp có gai 1 chiều hoặc lốp có kích thước khác với các lốp khác thì không thể đảo lốp được mà phải thay lốp mới và chạy thử. Cần chú ý là phải chắc chắn rằng nếu cần thay thế lốp thì cần chọn lốp phù hợp với các hướng dẫn của nhà sản xuất.
(Theo VietQ)
Ô tô Việt vẫn thua xa láng giềng gần Nếu các nhà sản xuất ô tô trong nước không sớm có giải pháp hữu hiệu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chắc chắn sẽ khó lòng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa ô tô của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65 - 70%, Thái Lan đạt tới...