Thêm hàng chục con trâu bò bị chết do dịch tụ huyết trùng lây lan
Đến thời điểm hiện nay dịch tụ huyết trùng đã làm 79 con trâu bò bị ốm, chết tại hai huyện miền núi Tương Dương và Con Cuông ( Nghệ An).
Ngày 12/9, theo báo cáo của Trạm thú y huyện Con Cuông (Nghệ An), tính đến thời điểm hiện nay địa phương này đã phát hiện thêm 17 con nhiễm bệnh vì bệnh tụ huyết trùng.
Dịch bệnh được xác định xuất hiện vào ngày 4/9 tại bản Đồng Tiến, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông. Thời điểm này người dân phát hiện trâu thả rông trên rừng chết bất thường. Sau đó, một số gia đình đã lên rừng xẻ thịt về ăn. Đây được cho là một trong các nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng.
Dịch bệnh bùng phát tại xã miền núi
Sau khi sự việc xảy ra, người dân đã báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng. Ngay sau đó, UBND huyện Con Cuông đã lên phương án để xử lý dịch bệnh, ngăn bệnh lây lan rộng.
Bà Lô Thị Thủy, Bí thư Đảng ủy xã Lạng Khê cho hay: “Từ khi bắt đầu nhận thông tin về trâu chết ở bản Đồng Tiến, địa phương đã triển khai các phương án phòng và trị bệnh. Tuy nhiên hiệu quả không cao vì người dân vẫn dùng thịt gia súc chết bệnh, đặc biệt hầu hết bà con vẫn có tập tục thả rông trâu trên rừng nên việc đưa trâu về để tiêm thuốc và điều trị gặp rất nhiều khó khăn”.
Hiện, UBND huyện Con Cuông đã lên phương án để xử lý dịch bệnh, ngăn bệnh lây lan rộng. Việc buôn bán, vận chuyển gia súc gia cầm vào ra địa bàn đã bị cấm. Đồng thời, chính quyền huyện Con Cuông cũng đang tổ chức tiêm phòng dịch cho đàn gia súc và khuyến cáo bà con tuân thủ các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc.
Nhiều trâu bò bị chết do nhiễm bệnh
Video đang HOT
Tại huyện Tương Dương (Nghệ An) dịch được xác định bùng phát tại 4 bản gồm: Đình Tài, Chà Hìa, bản Chon và bản Phẩy thuộc xã Xiêng My, huyện Tương Dương khiến 43 con trâu, bò bị chết.
Diễn tiến bệnh quá nhanh, chủng bệnh khó chẩn đoán, hiệu quả điều trị thấp cộng với tập quán chăn thả rông đã khiến cho việc khống chế dịch tụ huyết trùng tại xã Xiêng My thêm khó khăn, phức tạp.
Từ một bản ban đầu, hiện dịch bệnh đã lan sang 3 bản khác, số trâu bò mắc bệnh, chết tăng lên từng ngày. Thậm chí, sau đó dịch bệnh đã lan sang xã Yên Thắng và nâng số trâu bò bị bệnh lên đến 62 con.
Ngay khi phát hiện gia súc bị chết và dự báo tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh, UBND huyện Tương Dương đã chỉ đạo Trạm thú y huyện đã báo cáo tình hình, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo từ Chi cục Thú y tỉnh để được hỗ trợ khẩn cấp.
Hùng Tuấn
Theo saostar
Nghệ An: Dốc sức dọn sạch bùn đất tại trường học trước khai giảng
Do ảnh hưởng của mưa lũ, nhiều trường học ở vùng sâu, vùng xa ở các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An) thấp thỏm trước ngày khai trường.
300 học sinh không thể tựu trường ngày khai giảng
Sau trận bão số 4 và lũ ở thượng nguồn đổ về, Trường THCS DTNT Con Cuông (Nghệ An) ngập sâu đến gần 1m, bùn đất dày đặc ở các dãy phòng học tầng 1 và khu nhà ở nội trú của học sinh. Chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng bộ đội, đoàn thanh niên, nhân dân cùng thầy trò trong trường khắc phục hậu quả, chuẩn bị đón năm học mới.
Trước đó, ngày 19.8, Trường THCS DTNT Con Cuông vẫn chìm trong biển nước. Toàn bộ bàn ghế, sách vở, cùng đồ dùng sinh hoạt như: chăn màn, bát đũa, quần áo... của học sinh nội trú và 36 thầy cô giáo đều bị hư hỏng hoàn toàn và không thể sử dụng được.
Huyện Con Cuông đã huy động cán bộ, đoàn viên, các chiến sĩ bộ đội phối hợp cùng nhân dân địa phương, phụ huynh và giáo viên học sinh của các trường học lân cận để khắc phục hậu quả.
Dù đã đến ngày khai giảng năm học mới nhưng Trường THCS DTNT Con Cuông vẫn ngổn ngang bùn đất.
Trước mắt, mọi người tập trung đẩy bùn đất ra khỏi lớp học, nhà ở nội trú của học sinh; di chuyển bàn ghế, dụng cụ thiết bị dạy học ra ngoài, lau rửa, vệ sinh những đồ dùng còn sử dụng được. Di chuyển đồ đạc của giáo viên, học sinh đến nơi khô ráo, an toàn. Khơi thông cống rãnh để thoát nước. Tuy nhiên, do lượng bùn đất quá lớn nên việc khắc phục trên gặp khó khăn, mất nhiều thời gian.
Trường THCS DTNT Con Cuông là trường nội trú dành cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện. Năm học 2018 - 2019, nhà trường có 300 học sinh, trong đó có 75 em khối 6 vào nhập học.
Trước đó, để chuẩn bị cho năm học mới, nhà trường đã kiểm tra, bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất. Vì là trường nội trú nên từ ngày 3.8, tất cả học sinh đã tập trung tại trường để ổn định ăn ở, sinh hoạt. Theo kế hoạch, học sinh tại đây cùng với học sinh toàn tỉnh tổ chức tựu trường vào ngày 20.8. Trường cũng thông báo với học sinh đến ngày 27.8 bắt đầu học chính thức.
Tuy nhiên, mưa lũ đã làm thiệt hại hầu hết trang thiết bị dạy học, sinh hoạt nội trú của thầy và trò.
Thầy Lô Văn Thiệp - Hiệu phó nhà trường cho biết: "Hiện nay, nước rút dần nhưng mới chỉ có 6 phòng học nổi lên khỏi mặt nước. Số phòng học còn lại cùng 14 phòng ở của học sinh nội trú vẫn đang chìm trong nước và bùn đất. Nơi ngập sâu nhất lên đến 1m".
Nhiều phụ huynh học sinh và thầy cô giáo nỗ lực dọn bùn đất để các em học sinh đến trường trong dịp khai giảng năm học mới.
"Khó khăn nhất hiện nay của nhà trường là đồ dùng sinh hoạt, giường của học sinh bị hư hỏng hoặc trôi đi hết. Ngoài ra, hàng trăm bộ bàn ghế của nhà trường, chủ yếu làm từ gỗ ép cũng bị cuốn trôi, hư hỏng, mục rã vì bị ngâm nước khiến cho việc bắt đầu năm học rất khó khăn.
Với tình hình này, kế hoạch năm học sẽ phải lùi lại so với dự kiến ban đầu và khả năng không kịp tổ chức khai giảng năm học mới cho các em", thầy Thiệp cho biết thêm.
Chồng chất nổi lo năm học mới
Trong khi đó, trao đổi với ông Vi Văn Sơn - Chủ tịch UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) cho hay: "Do tình hình mưa lũ, Trường THCS DTNT huyện bị ngập sâu bởi bùn đất. Ngày mai là khai giảng năm học mới, trường không thể kịp khai giảng được. Chúng tôi đang cố gắng chuyển các em đến học ở một số điểm học mới trên địa bàn, đảm bảo đúng lịch học của các em."
Trong khi đó, tại miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An), đến ngày 3.9, nhiều trường học vẫn phải kêu gọi phụ huynh đến dọn bùn đất, bàn ghế để kịp ngày khai trường.
Chính quyền và nhân dân huyện Con Cuông nỗ lực dọn bùn đất trước thềm năm học mới.
Trao đổi với ông Nguyễn Hồng Hoa, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn, cho biết: "Học sinh tiểu học và THCS ở nhiều nơi có thể sẽ không đến trường được vì đường bị vùi lấp, ngập lụt, chưa thể khắc phục kịp. Đặc biệt là 2 Trường Tiểu học Mường Típ và Mường Ải do mưa lũ nên bị hư hỏng nặng, chưa thể sửa chữa kịp, lễ khai giảng năm học mới phải lùi những ngày sau. Chúng tôi cũng cố gắng vận động phụ huynh học sinh đưa con em đến trường nhưng với tình hình này rất khó khăn".
Trong khi đó ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho hay: "Trong năm học mới 2018-2019, toàn tỉnh có tới 783.918 học sinh các cấp khai giảng năm học mới. Tuy nhiên, một số huyện miền núi do ảnh hưởng của mưa lũ nên rất khó cho các em kịp khai giảng đúng thời điểm. Chúng tôi cố gắng đôn thúc các trường khai giảng năm học mới đúng với lịch trình, nhưng do nhiều lý do bất khả kháng, nhiều nơi vẫn không kịp khai giảng. Tuy nhiên, dù không khai giảng đúng thời điểm, lịch học của các em cũng không thay đổi, các em vẫn đến trường học theo giáo trình".
Theo Danviet
Người dân các huyện miền núi Nghệ An trắng đêm chạy lũ Do lượng nước đổ về tăng nhanh khiến nhiều gia đình buộc phải di dời đồ đạc trong đêm. Bộ đội biên phòng, công an, và cán bộ địa phương trắng đêm cùng dân chạy lũ. Suốt đêm ngày 30 và sáng ngày 31-8, người dân địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An như: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông,... đã...