Thêm hai thành viên HĐQT Novaland xin từ nhiệm
Trước đó, ông Jeffrey David Perlman cũng có đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT từ 30/11.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (mã NVL) thông báo nhận được đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT của ông Nguyễn Ngọc Huyên và ông Nguyễn Đức Dũng.
Cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Huyên, Thành viên HĐQT của Novaland đã có đơn xin từ nhiệm kể từ ngày 28/12 theo nguyện vọng cá nhân. Cùng ngày, ông Nguyễn Đức Dũng cũng có đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT kể từ ngày 30/12 vì lý do cá nhân.
Trước đó, ông Jeffrey David Perlman cũng có đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT từ 30/11.
Theo giới thiệu, ông Nguyễn Ngọc Huyên trình độ là Kỹ sư Xây dựng và lấy bằng Thạc sỹ Quản lý Dự án và Xây dựng tại Đại học Bách khoa TP.HCM. Ông Huyên đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý xây dựng công trình dân dụng, tư vấn thiết kế, phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông trọng điểm.
Ông gia nhập Novaland từ năm 2020 và được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Novaland từ tháng 10/2021 đến 20/1, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Novaland.
Ông Nguyễn Đức Dũng (sinh năm 1981), tốt nghiệp bằng Cử Nhân Kinh Tế – Chuyên ngành Quản trị Kinh Doanh tại Đại học Kinh Tế TP.HCM.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Dũng có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam. Ông Dũng tham gia Novaland vào tháng 08/2018 với chức danh Giám đốc Tài chính Dự án. Tháng 08/2021, ông được bổ nhiệm vị trí Phó Giám đốc Ban Tài chính kế toán.
Trước đó ông Dũng đã có thời gian công tác tại nhiều Ngân hàng lớn tại Việt Nam. Từ 2015-2018, ông là Phó Giám đốc Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp lớn miền Nam tại Tiên Phong Bank. Từ 2012-2015, ông giữ chức Giám đốc Quan Hệ Khách hàng Doanh nghiệp lớn tại Techcombank. Trước đó, ông công tác tại Ngân hàng Standard Chartered Vietnam.
Thời gian tới, Novaland sẽ lấy ý kiến cổ đông để thông qua đơn từ nhiệm của ba thành viên HĐQT trên và thông qua việc thay đổi cơ cấu, số lượng thành viên HĐQT từ 7 xuống 5 và bầu lại thành viên HĐQT.
Thông tin liên quan, Novaland vừa công bố nghị quyết, thông qua các sửa đổi liên quan đến khoản vay lên đến 100 triệu USD, được cấp bởi Tập đoàn Credit Suisse AG, Singapore Branch và các bên cho vay hợp vốn khác. Theo đó, nhằm đảm bảo cho khoản vay trên, Novaland quyết định bổ sung các biện pháp bảo đảm. Bên đại diện nhận tài sản đảm bảo là Credit Suisse AG và Singapore Branch.
Cụ thể, Novaland thế chấp toàn bộ cổ phần trong Công ty cổ phần đầu tư phát triển địa ốc Vạn Phát. Đồng thời thế chấp các tài khoản, các khoản phải thu của Vạn Phát. Doanh nghiệp cũng thế chấp các khoản phải thu của các đối tác BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) của Vạn Phát.
Song song đó, Novaland thế chấp toàn bộ phần vốn góp trong Công ty TNHH The Forest City đang được sở hữu bởi Vạn Phát, kèm theo các tài khoản của Forest City, các khoản phải thu còn lại liên quan đến tài sản bảo đảm là bất động sản của Forest City, các khoản phải thu theo một số BBC.
Novaland cũng thỏa thuận bảo lãnh thanh toán của Forest City và Vạn Phát đối với khoản vay của công ty và Credit Suisse AG, Singapore Branch.
Trong kế hoạch tái cấu trúc mới công bố, Novaland cho biết sẽ tinh giản các ngành nghề chưa cần thiết, cắt giảm nhân sự, điều chỉnh chiến lược bán hàng với mức chiết khấu cao… Đồng thời, ông Bùi Thành Nhơn cũng trở lại cương vị chủ tịch hội đồng quản trị.
Một thông tin đáng chú ý khác là NovaGroup vừa thông báo đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp hơn 40 triệu cổ phiếu NVL, khiến tỉ lệ sở hữu tại Novaland giảm xuống còn 34,4% vốn điều lệ (670,9 triệu cổ phiếu), song vẫn là cổ đông lớn nhất.
Yuanta: VN-Index có thể vượt mốc 1.200 điểm trong tháng 12
Tuy dự báo thị trường phục hồi trong ngắn hạn, song nhóm phân tích vẫn cho rằng thị trường vẫn đang trong "mùa đông dài hạn".
Xu hướng dài hạn của VN-Index vẫn giảm và rủi ro dài hạn vẫn ở mức cao.
Trong báo cáo chiến lược mới công bố, Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá nền kinh tế cho thấy sự giảm sút rõ rệt trong tháng 11, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất.
Các yếu tố như vốn FDI đăng ký, xuất nhập khẩu, IIP, PMI đều cho thấy sự chậm lại và suy giảm của các ngành sản xuất, nguyên nhân chung là do tỷ giá USD tăng cao gây khó khăn cho nhập khẩu nguyên vật liệu cũng như chi phí vận chuyển quốc tế và lãi suất tăng làm giảm nhu cầu tiêu dùng ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.
Tỷ giá tăng nhẹ trong tháng 11 trong khi đồng USD giảm mạnh trên thị trường quốc tế theo chuyên gia đánh giá là do có độ trễ. Áp lực lên tỷ giá đã giảm đi nhiều trong tháng 11 nhờ nguồn vốn FDI giải ngân vẫn duy trì tăng trưởng, cán cân thương mại duy trì xuất siêu và đồng USD cũng giảm giá trên thị trường quốc tế.
Đội ngũ phân tích nhận thấy áp lực tỷ giá sẽ tiếp tục giảm khi mới đây, Chủ tịch Fed, Jerome Powell cho biết sẽ bắt đầu nâng lãi suất chậm lại từ tháng 12 để quan sát thêm nền kinh tế. Ngoài ra, thời gian cuối năm - trước Tết cũng là mùa cao điểm của kiều hối về Việt Nam cho nên chúng tôi cho rằng đây là các yếu tố giúp giảm áp lực tỷ giá trong thời gian tới.
Áp lực lạm phát sẽ hạ nhiệt nhưng cần lưu ý rủi ro vẫn cao do nguồn cung vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Các mặt hàng cơ bản đang tiếp tục giảm trên thị trường thế giới sau khi Fed liên tục nâng lãi suất. Bên cạnh đó, nhu cầu cũng đang chậm lại do tác động của lãi suất tăng. Tuy vậy, đội ngũ phân tích vẫn cho rằng khả năng cao kịch bản lạm phát cả năm vẫn trong mục tiêu dưới 4%.
Về lãi suất, NHNN cũng có văn bản chỉ đạo các NHTM giảm lãi suất và ưu tiên giải ngân cho vay vào các ngành sản xuất. Hiện chỉ còn 1 tháng là kết thúc năm 2022 nên trong bối cảnh nhiều bất ổn hiện tại, các ngân hàng còn room tín dụng vẫn chưa có nhiều động lực đẩy mạnh cho vay. Chuyên gia Yuanta cho rằng lãi suất khó có thể hạ nhiệt trong ngắn hạn và cần theo dõi thêm vào đầu năm sau.
Lợi suất Trái phiếu Chính phủ biến động trái nhiều nhưng nhìn chung là đi ngang ở các kỳ hạn. Nguyên nhân là do 1) đồng USD đang hạ nhiệt trên thị trường quốc tế; 2) xuất siêu vẫn tích cực giảm rủi ro tỷ giá; 3) Chính phủ đang thảo luận và đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Theo đó rủi ro vĩ mô vẫn ở mức cao nhưng đã có dấu hiệu hạ nhiệt.
Về thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1,048 điểm ( 1.99%), mức thấp nhất của chỉ số VN-Index trong tháng 11 cũng đã giảm dưới mức 900 điểm. Đồng thời, đồ thị giá của chỉ số VN-Index giảm về gần đường trung bình 100 tháng với khối lượng giao dịch tăng mạnh so với tháng 9 và 10/2022.
Đồ thị giá của các chỉ số chính có dấu hiệu hồi phục từ vùng quá bán cho thấy lực cầu đang cải thiện và chúng tôi kỳ vọng thị trường có thể sẽ tiếp tục nhịp hồi phục trong tháng 12/2022 với mức kháng cự mạnh là 1.225 điểm.
Tuy vậy, nhóm phân tích vẫn cho rằng thị trường vẫn đang trong "mùa mưa" dài hạn. Xu hướng dài hạn của chỉ số VN-Index vẫn duy trì ở mức giảm và rủi ro dài hạn vẫn ở mức cao. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư dài hạn chưa nên mua vào giai đoạn này và chỉ nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp ở mức 30-35% danh mục.
Thị trường giao dịch sôi động trở lại, cổ phiếu chứng khoán đua nhau bứt phá So với vùng đáy hồi giữa tháng 11, phần lớn các cổ phiếu đều đã tăng khoảng 50-60% thị giá, các biệt có một số cái tên còn tăng trên 70%. Dù vậy, mức hồi phục này vẫn chưa thấm vào đâu so với những gì đã mất sau giai đoạn trượt dài trước đó. Sau 2 phiên điều chỉnh, thị trường chứng...