Thêm hai quan chức BBC từ chức
Hai quan chức câp cao nhât thuôc bô phân thông tin BBC News đã từ chức ngày 12/11, môt ngày sau khi Chủ tịch Tổ hợp truyền thông hàng đầu thế giới này tuyên bô tâp đoàn cân cải cách triêt đê đê “sông sót” sau vụ “bê bôi tình dục trẻ em”.
Giám đốc BBC News Helen Boaden cùng người phó Stephen Mitchell.
Theo thông báo mới nhât từ BBC, Giám đôc BBC News Helen Boaden cùng người phó của bà Stephen Mitchell đã tuyên bô từ chức. Sự ra đi của bà Helen và ông Steve diên ra chỉ hai ngày sau khi Tổng Giám đốc BBC George Entwistle từ chức sau khi chương trình thời sự Newsnight của hãng này nhâm lân môt cựu chính khách Anh là kẻ từng lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
Người đứng đầu bộ phận thu thập tin tức của BBC Fran Unsworth và Ceri Thomas, biên tập viên chương trình phát thanh Radio 4 Today, tạm thời đảm nhận vị trí của bà Helen và ông Stephen.
Mặc dù chương trình Newsnight không nêu danh tính của chính trị gia trong phóng sự được phát sóng tuân trước, song tên của cựu quan chức thuôc đảng Bảo thủ Anh Alistair McAlpine lại được công bô tràn lan trên các trang mạng xã hôi và bị coi là thủ phạm. Ông McAlpine đã xuất hiện, phủ nhận mọi cáo buộc trong ngày 9/11.
Vài giờ sau đó, chính nhân vât tô cáo ông là Steve Messham, người từng sống cùng nhà với cô gái vị thành niên Bryn Estyn ở xứ Wales, cho biết ông McAlpine không phải là nhân vật đó và ông chỉ là nạn nhân của sự nhầm lẫn danh tính. Ông Messhamcũng chính thức lên tiếng đính chính rằng ông ấy có sự nhầm lẫn về tên gọi và đã xin lỗi.
Video đang HOT
BBC cũng xin lỗi vì đã phát sóng phóng sự này. Báo chí Anh mô tả tình trạng tại BBC hiện tại rất rối bời và “sai lầm mới nhất của BBC ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của họ”.
Thời gian gần đây, BBC phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích, trong đó có vụ việc của Jimmy Savile, môt trong những người dân chương trình nổi tiếng của BBC, từng bị cáo buôc lạm dụng tình dục hàng trăm trẻ em trong suốt 40 năm.
Theo Dantri
BBC được yêu cầu cải tổ sau bê bối tình dục
Chủ tịch hội đồng quản trị của BBC hôm qua kêu gọi một sự thay đổi căn bản trong đài truyền hình lớn nhất thế giới, khi đài này rơi vào khủng hoảng sau những bê bối liên tiếp.
Ông Chris Patten (phải), chủ tịch hội đồng quản trị của BBC, và cựu tổng giám đốc George Entwistle. Ảnh: AP
Ông Chris Patten khẳng định cần phải có "một cuộc cải tổ kỹ lưỡng, triệt để, về cơ cấu" cách thức điều hành BBC, dù ông cho biết ông sẽ không từ chức do vụ việc mới đây.
Trước đó, tối 10/11, tổng giám đốc BBC George Entwistle tuyên bố từ chức, kết thúc 54 ngày tại nhiệm, sau khi chương trình ăn khách hàng đầu Newsnight xin lỗi vì nhầm một chính trị gia của đảng Bảo thủ là kẻ lạm dụng tình dục.
Ông Entwistle thừa nhận ông đã không biết gì về nội dung của chương trình này trước khi phát sóng, và khẳng định từ chức là "hành động danh dự nên làm" vì ông là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với tất cả các chương trình của BBC.
"Những vụ việc trong vài tuần qua khiến tôi đi đến kết luận rằng BBC cần chỉ định một lãnh đạo mới", AFP dẫn lời ông Entwistle phát biểu bên ngoài trụ sở của đài ở London. "Trở thành tổng giám đốc BBC dù chỉ trong một thời gian ngắn và trong hoàn cảnh thách thức nhất, đã là một vinh dự lớn đối với tôi".
Sự ra đi của ông Entwistle khiến BBC rơi vào tình trạng hỗn loạn khi đài này phải nỗ lực để lấy lại niềm tin trong báo giới và chống chọi với vụ bê bối liên quan đến Jimmy Savile, cố ngôi sao truyền hình bị cáo buộc tấn công tình dục trẻ em. Vụ việc của Savile, người đã qua đời ở tuổi 84 hồi năm ngoái, và vụ đưa tin sai của Newsnight dẫn BBC đến một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 90 năm hoạt động.
Ông Entwistle hiện được thay thế bởi Tim Davie, cựu giám đốc điều hành hãng Pepsi và hiện là giám đốc âm nhạc của BBC, trong khi hội đồng quản trị BBC đang tìm kiếm một sự thay thế lâu dài hơn.
Cựu giám đốc điều hành Caroline Thomson nổi lên như một trong những lựa chọn tiềm năng nhất cho vai trò lâu dài, trong khi Ed Richards, người đứng đầu của Ofcom, cơ quan quản lý ngành công nghiệp truyền hình, bưu chính, viễn thông của vương quốc Anh, cũng là một ứng viên.
Trong một diễn biến khác, theo cuộc điều tra sâu rộng của cảnh sát, ông Savile hiện bị cáo buộc lạm dụng tình dục đến 300 trẻ em trong vòng 40 năm. Vụ điều tra cũng dẫn đến việc bắt giữ cựu rocker Gary Glitter và diễn viên hài kịch Freddie Star. Một người nữa bị bắt hôm qua nhưng sau đó đã được tại ngoại.
Wilfred De'ath, 75 tuổi, người từng sản xuất chương trình phát thanh cho Savile, cho biết ông bị bắt tại căn hộ riêng ở Cambridge, nhưng chỉ là nạn nhân của sự nhầm lẫn danh tính. Giữa những làn sóng phẫn nộ về việc hành động dâm ô của Savile có thể kéo dài từng ấy năm mà không bị phát hiện, BBC đã tiến hành những cuộc điều tra riêng.
Ông Patten cho biết ông sẽ xem xét tất cả các bê bối hiện nay một cách kỹ lưỡng. "Công việc của tôi là đảm bảo rằng chúng tôi rút ra được những bài học từ cuộc điều tra này và lấy lại niềm tin vào BBC", ông nói.
Tổng giám đốc từ chức Entwistle sẽ được nhận tiền lương một năm, tương đương 715.000 USD, khi thôi việc ở đài. Ông cũng được nhận tiền lương hưu và như vậy mang theo tổng cộng khoảng 2 triệu USD khi từ chức, theo Telegraph. Entwistle đã đối mặt với áp lực điều tra về bê bối của ngôi sao quá cố Savile ngay từ ngày đầu nhậm chức.
Bộ trưởng Văn hóa Maria Miller đồng tình với sự ra đi của ông và cho rằng "sự tín nhiệm và lòng tin của công chúng đối với tổ chức quốc gia quan trọng này đã được khôi phục".
Tuy nhiên, Jeremy Paxman của chương trình Newsnight lại cho rằng Entwistle đã bị "hạ bệ bởi những kẻ hèn nhát và kém cỏi". "Tôi cứ hy vọng George sẽ ở lại để giải quyết vụ này. Thật đáng tiếc khi một người tài năng lại phải hy sinh", ông nói.
Theo VNE
Đưa tin sai lệch, Tổng Giám đốc BBC từ chức Ông George Entwistle - Tổng Giám đốc Hãng truyền thông BBC, đêm 10/11 đã từ chức sau khi một bản tin trong chương trình trình thời sự Newsnight của hãng nhâm lân môt cựu quan chức Anh là kẻ lạm dụng tình dục trẻ em. "Tôi quyết định việc nên làm là từ chức" - ông George Entwistle nói trong một thông cáo...