Thêm hai lính Anh tại Ukraine có thể nhận án tử hình
Hãng thông tấn của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng ngày 1/7 đưa tin có thêm 2 công dân Anh bị lực lượng Nga bắt tại Ukraine với cáo buộc làm “lính đánh thuê” cho Kyiv.
Một quan chức của DPR cho biết hai công dân Anh – gồm Andrew Hill và Dylan Healy – bị buộc tội “cưỡng đoạt quyền lực” và đang thực hiện khóa huấn luyện “khủng bố”.
“Chúng tôi đang điều tra hai công dân Anh Dylan Healy và Andrew Hill. Họ đã bị cáo buộc theo các điều khoản tương tự 3 lính đánh thuê bị kết án trước đó”, CNN dẫn lời quan chức DPR nói.
Trước đó, DPR đã kết án tử hình với 2 công dân Anh – Aiden Aslin và Shaun Pinner – cùng một công dân Morocco với cáo buộc làm “lính đánh thuê” cho quân đội Ukraine. Luật sư của Pinner cho biết sẽ kháng cáo và xin khoan hồng để thân chủ không phải lãnh án tử hình.
Hình ảnh được cho là Andrew Hill khi xuất hiện trên truyền hình Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Andrew Hill đã xuất hiện trong nhiều video được phát sóng trên truyền hình Nga, bao gồm một video hồi tháng 6 với tiêu đề “Độc quyền – trước khi hành quyết”.
Hill được cho là từng phục vụ trong trung đoàn Lancaster của quân đội Anh. Ông xuất hiện lần đầu trên truyền thông Nga hồi cuối tháng 4 với tình trạng bị thương nặng.
Video đang HOT
“Tôi muốn về nhà, về với quê hương, gia đình, những đứa con của tôi. Tôi sẽ nói với họ sự thật”, Guardian dẫn lời ông Hill nói trong video thời điểm đó.
Trong khi đó, Dylan Healy được cho là làm việc dưới tư cách tình nguyện viên hỗ trợ nhân đạo tại Ukraine và không thuộc tổ chức nhân đạo lớn nào.
Dylan Healy và một công dân Anh khác là Paul Urey được cho là đã bị bắt khi đang hỗ trợ nhân đạo ở gần thành phố Zaporizhzhia, miền Nam Ukraine.
Dylan Healy (phải) và Paul Urey. Ảnh: BBC.
Giằng co ở "chảo lửa" Severodonetsk
Severodonetsk, thành trì cuối cùng của quân đội Ukraine tại tỉnh Lugansk, đang trở thành cục nam châm thu hút hỏa lực từ hai phía.
Thành bại tại đây không chỉ có ý nghĩa chiến lược quân sự mà còn tác động đến sĩ khí của cả hai bên.
Nguồn: Guardian, Viện nghiên cứu chiến tranh ISW - Dữ liệu: MINH KHÔI - Đồ họa: N.KH.
Giao tranh tại Severodonetsk đã giằng co suốt một tuần qua, khi cả Nga và Ukraine đều tuyên bố đã kiểm soát hoặc tái chiếm phần lớn thành phố. Đây không phải là lần đầu tiên thành phố nằm ở ngã ba của vùng Donbass trở thành mục tiêu chính trong một chiến dịch quân sự.
Vị trí chiến lược
Thành phố hơn 100.000 dân Severodonetsk nằm ở hữu ngạn sông Seversky Donets - con sông chia đôi vùng Donbass gồm hai tỉnh Lugansk và Donetsk. Đối diện Severodonetsk bên kia sông là thành phố Lysychansk cũng của tỉnh Lugansk. Đó cũng là nơi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa có chuyến thăm úy lạo binh sĩ hôm 5-6, đánh dấu là tiền đồn xa nhất mà ông Zelensky đến thăm, đặc biệt đây là khu vực đang xảy ra giao tranh và nằm trong tầm pháo kích của quân Nga.
"Điều chúng ta muốn là một chiến thắng và chúng ta xứng đáng nhận được điều đó. Chiến thắng là điều tối quan trọng nhưng không phải là một chiến thắng đạt được bằng mọi giá", ông Zelensky nhắn gửi các binh sĩ tại Severodonetsk và Lysychansk sau chuyến thăm.
Sau khi thành phố Lugansk - thủ phủ của tỉnh cùng tên - rơi vào tay lực lượng nổi dậy thân Nga năm 2014, Severodonetsk trở thành thủ phủ hành chính trên thực tế của chính quyền Ukraine tại Lugansk. Các lực lượng thân Nga cũng chiếm được Severodonetsk trong cùng năm 2014 nhưng bị quân đội Ukraine phản công và đánh bật chỉ trong một thời gian ngắn. Điều tương tự cũng diễn ra với Mariupol ở tỉnh Donetsk trong cùng năm và cả hai trận chiến được Kiev xem như một biểu tượng chiến thắng quan trọng vào thời điểm ấy.
Phải nói rằng Severodonetsk và Mariupol có nhiều điểm tương đồng kỳ lạ. Cả hai thành phố đều là trung tâm công nghiệp của tỉnh và có các sản phẩm xuất đi khắp thế giới. Với thế trận hiện tại đã khác 8 năm trước, nhiều người lo lắng Severodonetsk của năm 2022 sẽ có kết cục tương tự Mariupol - thành phố công nghiệp nằm ven biển Azov đã rơi vào tay Nga sau hàng tháng trời bị vây hãm.
Nếu kiểm soát được Severodonetsk, Matxcơva sẽ thoải mái tung lực lượng qua bên kia sông để kiểm soát Lysychansk. Đây sẽ là cột mốc đánh dấu Nga và lực lượng thân Matxcơva kiểm soát được toàn bộ tỉnh Lugansk, nhưng mục tiêu của họ sẽ không dừng ở đây mà còn tiến xa xuống hướng tây nam.
Hai thành phố quan trọng nhất của tỉnh Donetsk là Slovyansk và Kramatorsk nằm cách Lysychansk chưa đầy 50km. Việc bình định được Lugansk sẽ giúp Nga có thêm nguồn lực để tập trung cho chiến dịch tại tỉnh Donetsk lân cận, tiến nhanh đến mục tiêu mà nước này đã đặt ra là thiết lập kiểm soát trên toàn vùng Donbass.
Chiến thuật của hai bên
Giới chức Ukraine tuyên bố các lực lượng của họ vẫn còn tại Severodonetsk và đang chiến đấu giành lại những khu vực đang trong tay Nga. Theo Viện Nghiên cứu chiến tranh, một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, có vẻ như lực lượng Ukraine tại Severodonetsk đã rút được kinh nghiệm từ Mariupol và áp dụng một chiến thuật khác. Họ chủ động vừa đánh vừa rút lui, thay vì để đối phương dồn ép đến mức co cụm và bị bao vây tứ phía.
Vào cuối tuần trước, tình báo phương Tây ước tính Nga đã kiểm soát trên 70% diện tích Severodonetsk. Các quan chức địa phương sau đó tuyên bố các lực lượng của họ chỉ rút lui chiến thuật và đang tổ chức lại lực lượng để phản công.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài 1 1 của Ukraine ngày 6-6, Thống đốc tỉnh Lugansk Serhiy Gaidai cho biết các binh sĩ đã giành lại được gần 50% diện tích bị mất tại Severodonetsk, tăng so với con số 20% vài ngày trước đó. "Tuy nhiên, tình hình hiện tại lại đang bất lợi đôi chút cho chúng tôi", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Gaidai thừa nhận.
Quân đội Nga được cho là đã phá hủy hàng loạt cây cầu vượt sông Seversky Donets để ngăn các lực lượng tiếp viện đến Severodonetsk. Các cuộc không kích và pháo kích vào thành phố cũng diễn ra với tần suất nhiều hơn - điều mà giới chức Ukraine mô tả là nỗ lực nhằm san bằng Severodonetsk. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine thì mô tả Nga đang quyết kiểm soát thành phố và đang tung mọi hỏa lực sẵn có vào trận.
Thành phố Lysychansk và những thành phố xa hơn về phía tây nam thuộc tỉnh Donetsk cũng trở thành mục tiêu của tên lửa Nga từ cuối tuần qua đến nay. Trong thông báo ngày 6-6, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận các lực lượng của nước này đã bắn hạ một tiêm kích MiG-29 của Ukraine tại Slovyansk và phá hủy nhiều cơ sở sửa chữa - chế tạo vũ khí của Ukraine tại khu vực.
Anh chuyển pháo phóng loạt cho Ukraine
Ngày 6-6, Anh trở thành quốc gia mới nhất thuộc NATO gửi hệ thống pháo phản lực phóng loạt có tầm bắn xa cho Ukraine. "Khi chiến thuật của Nga thay đổi, cách mà chúng ta hỗ trợ Ukraine cũng phải đổi theo", Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace giải thích cho quyết định gửi hệ thống pháo phản lực M270 cho Ukraine.
Đáp lại cùng ngày 6-6, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo phương Tây càng cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine thì Nga sẽ càng mở rộng phạm vi chiến dịch quân sự tại Ukraine để những vũ khí như vậy không thể vươn tới lãnh thổ Nga.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine đánh giá mới nhất về cuộc xung đột với Nga Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine Valeriy Zaluzhny mới đây gặp những người đồng cấp NATO và đưa ra đánh giá về cuộc xung đột với Nga, khi chiến sự giữa hai nước hôm nay 20.5 bước sang ngày thứ 86. "Hôm nay, chúng tôi không chỉ đang phòng vệ. Chúng tôi đã thực hiện hàng loạt cuộc phản công", tướng Zaluzhny...