Thêm gần 700.000 liều vaccine AstraZeneca về Việt Nam
659.900 liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca trong hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều của VNVC, về đến TP HCM sáng 29/6.
Đây là lần giao vaccine thứ 6 trong hợp đồng và là lần thứ tư liên tiếp trong ba tuần cuối tháng 7. Đến nay, Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) đã nhập tổng cộng 3,8 triệu liều vaccine AstraZeneca, tương đương với khoảng 41% tổng lượng vaccine AstraZeneca Việt Nam đã được cung ứng từ các nguồn.
Trước đó, ngày 24/2 nhập khẩu lô đầu tiên với 117.600 liều, đợt hai về tối 25/5 với 287.600 liều. Sau đó vaccine về đều đặn hơn, mỗi tuần một lô, trong đó đợt ba ngày 9/7 với 580.000 liều, đợt 4 ngày 15/7 với 921.400 liều, đợt 5 ngày 23/7 với 1.228.500 liều. Tất cả đợt hàng này đều về sân bay Tân Sơn Nhất, thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lạnh của VNVC, trước khi chuyển giao cho Bộ Y tế để phân phối đến các địa phương.
Một thùng lạnh chứa vaccine AstraZeneca đang được đưa từ máy bay xuống mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Phong Lan.
Như vậy, cả nước trong 6 tháng qua đã nhận gần 9,3 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca, thông qua ba nguồn là hợp đồng của VNVC, Cơ chế Covax và viện trợ giữa chính phủ các nước. Vaccine AstraZeneca đang chiếm khoảng 62% nguồn cung vaccine phòng Covid-19 trên cả nước.
Còn lại là 500.000 liều vaccine Sinopharm do Trung Quốc tặng, hơn 5 triệu liều Moderna do Mỹ tặng, gần 200.000 liều Pfizer theo hợp đồng Bộ Y tế mua.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế, cho biết trước tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, vaccine đã được chứng minh là “vũ khí” quan trọng hướng tới miễn dịch cộng đồng, dập dịch sớm, đưa cuộc sống sớm trở lại bình thường.
“Bộ Y tế cảm ơn những nỗ lực tăng tốc cung cấp vaccine của AstraZeneca và VNVC, giúp Việt Nam sớm đẩy lùi đợt bùng phát dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế”, ông Liên nói.
Tính đến ngày 28/7, tổng cộng cả nước đã thực hiện tiêm hơn 5,3 triệu liều vaccine phòng Covid-19 (tiêm một mũi là 4.825.209 người, tiêm mũi hai là 496.630 người.
Vaccine AstraZeneca là loại vaccine phòng Covid-19 đầu tiên được Việt Nam cấp phép sử dụng, hỗ trợ chương trình tiêm chủng quốc gia. Ngoài ra còn có vaccine Pfizer, Moderna, Sinopharm và Sputnik V đã được cấp phép, đang triển khai tiêm chủng toàn dân (trừ Sputnik V chưa nhập khẩu).
Chiến dịch tiêm vaccine lịch sử ở TP.HCM: Sợ không được tiêm hơn sợ tác dụng phụ
Người dân TP.HCM sau khi được tiêm vaccine COVID-19 cảm thấy an tâm hơn, họ chỉ sợ không được tiêm vaccine hơn tác dụng phụ sau tiêm.
Ngày 22/6, gần 100 điểm tiêm vaccine COVID-19 được lập ở nhiều nơi tại TP.HCM, riêng quận Gò Vấp mở 4 điểm tiêm vaccine cho người dân. Quận đến nay ghi nhận nhiều ca nhiễm liên quan ổ dịch nhóm truyền giáo Phục Hưng. Sau 2 tuần thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, người dân được ưu tiên tiêm vaccine.
Tại điểm tiêm trường mầm non Anh Đào, hàng trăm người dân đến chờ để được các bác sĩ tư vấn, kiểm tra sức khỏe.
Đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay tại TP.HCM. Trong chiến dịch tiêm chủng lần này, TP.HCM triển khai tiêm 836.000 liều vaccine AstraZeneca.
Đây là phần vaccine trong số 966.320 liều do Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam, được phân bổ phần lớn cho TP.HCM tiêm các nhóm ưu tiên diện rộng, trong bối cảnh số ca COVID-19 trong cộng đồng ở thành phố tăng nhanh liên tục kể từ ngày 18/5.
Sau khi khai báo y tế, người dân được vào phòng khám sàn lọc, nếu sức khỏe tốt, huyết áp ổn định sẽ được hướng dẫn sang bàn tiêm vaccine.
Vaccine được sử dụng là AstraZeneca sản xuất tại Italy với liều lượng 0,5ml một lần tiêm. Một lô vaccine có thể tiêm tối đa cho 12 người.
Là những người được tiêm đầu tiên, chị Mai Linh, 36 tuổi chia sẻ: "Lúc đầu tôi hơi hồi hộp chút xíu, sau khi tiêm xong thấy không có gì xảy ra. Lúc tiêm không bị đau, y chang như kiến cắm vậy đó. Bản thân cũng có tìm hiểu những tác dụng phụ sau tiêm, nhưng tôi nghĩ đó là điều bình thường, chỉ sợ không được tiêm vaccine thôi, chứ không sợ tác dụng phụ sau tiêm".
Người dân sau khi tiêm xong được các bác sĩ hướng dẫn vào phòng theo dõi 30 phút, sức khỏe ổn định mới được về nhà.
Ông Tuấn, 56 tuổi nói: "Tôi là người duy nhất trong gia đình được ưu tiên tiêm trước. Vừa qua số ca mắc liên tục tăng, tình hình diễn biến phức tạp nên tôi rất lo lắng, hôm nay được tiêm vaccine tôi cảm thấy an tâm hơn, hy vọng dịch bệnh qua nhanh để người dân trở lại cuộc sống bình thường".
Hơn một triệu liều vaccine Covid-19 sắp về Việt Nam Ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, sáng 15/6 cho biết cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7, Việt Nam có thể nhận thêm hơn một triệu liều vaccine từ Covax Facility. "Chính phủ đã có chủ trương mở rộng thêm nhóm người tiêm vaccine như công nhân các khu công nghiệp ở các tỉnh", ông Đức Anh...