Thêm gần 10 cm chiều cao sau phẫu thuật cong vẹo cột sống
Nữ bệnh nhân 13 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cột sống “uốn lượn như chữ S”. Các bác sĩ kỳ vọng sau phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống, chiều cao bệnh nhân sẽ được cải thiện.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Long, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cho biết các bác sĩ tại đây vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ (13 tuổi, ở Hà Nội) bị vẹo cột sống rất nặng. Hình ảnh trên phim chụp cho thấy cột sống bệnh nhân “uốn lượn như chữ S”. Bệnh nhân được chẩn đoán có góc cột sống vẹo tới 150 độ, cần phải phẫu thuật để tránh những ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ. “Bình thường các đốt sống xếp chồng lên nhau theo đường thẳng đứng nhưng đường cong của bệnh nhi này rất lớn, giống hình chữ S. Ngoài ra, đốt sống nằm sát vào thành ngực thay vì nằm giữa cơ thể”- bác sĩ Long chia sẻ.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Long chia sẻ về ca bệnh vẹo cột sống phức tạp
Bác sĩ Long cho biết tình trạng cong vẹo cột sống tới 70-80 độ bệnh viện khá thường gặp nhưng cong vẹo như trường hợp nói trên thì không nhiều. Vẹo cột sống là một căn bệnh không thể xem thường nhưng đa số người đến điều trị tại đây đều trong tình trạng muộn. “Vẹo cột sống càng nặng thì phẫu thuật càng tốn kém, gây nên nhiều biến chứng. Khi tình trạng vẹo cột sống từ 100 độ trở lên sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tim và phổi, làm dung tích phổi bé lại, thở khó khăn khăn và ảnh hưởng đến các tạng trong ổ bụng. Trong quá trình mổ, bệnh nhân có thể gặp các nguy cơ do tạng hoặc động mạch chủ bị kéo căng…”- bác sĩ Long nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Long, tình trạng vẹo cột sống được nhìn thấy trên X-quang với cột sống trông giống chữ “S” hoặc “C” thay vì là một đường thẳng. Những đường cong này có thể làm cho vai hoặc eo của người bệnh mất cân xứng; hai vai không cân bằng; vai cao, vai thấp; lưng gồ một bên, bên còn lại lõm xuống… Tuy nhiên, phần lớn cha mẹ không để ý đến sự khác biệt này và chỉ đưa con đến bệnh viện khi tình trạng cong vẹo quá nặng.
“Hầu hết sau phẫu thuật nắn chỉnh cột sống về chiều cong sinh lý bình thường, người bệnh tăng thêm khoảng 3-4 cm chiều cao. Có những trường hợp sau phẫu thuật cong vẹo cột sống, có những bệnh nhân ở độ tuổi 14-15 đã tăng 8-10 cm. Do đó, việc phát hiện, điều trị kịp thời trước thời điểm xương phát triển hoàn chỉnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu để trễ sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao, tư thế đi, làm các em thiếu tự tin” – bác sĩ Long chia sẻ.
Hình ảnh cột sống bệnh nhân 13 tuổi uốn lượn hình chữ S
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Long chia sẻ về bệnh nhân cong vẹo cột sống phức tạp
PGS-TS Đinh Ngọc Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Việt Đức, cho biết gù vẹo cột sống là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Có 3 nhóm nguyên nhân lớn gây bệnh vẹo cột sống trẻ em. Trong đó, đầu tiên là do tự phát, không có nguyên nhân rõ ràng, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì; thứ 2: Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh của cột sống; thứ 3: Tư thế như ngồi học không đúng, mang vác quá nặng, hoặc kích thước bàn ghế học không phù hợp với lứa tuổi, do bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, chấn thương do tai nạn…
Bệnh lý gù, vẹo cột sống hay gặp ở tuổi thanh thiếu niên. Nếu không chữa trị kịp thời, nhất là với bệnh gù, vẹo cột sống khởi phát sớm (trước 10 tuổi), về lâu dài sẽ gây biến dạng nặng cột sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, PGS Sơn cho biết với trẻ nhỏ, việc phẫu thuật gặp khó khăn do đặc điểm giải phẫu sinh lý của trẻ là cột sống còn đang tiếp tục phát triển. Hiện các bác sĩ Khoa Phẫu thuật cột sống đang ứng dụng điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ là sử dụng nẹp tăng trưởng. Kỹ thuật này áp dụng ở những bệnh nhi còn rất nhỏ tuổi, khởi phát sớm (3-10 tuổi) nhằm mục đích kiểm soát đường cong vẹo của trẻ nhưng vẫn giúp cho cột sống của trẻ phát triển, cải thiện chức năng khác như: Lồng ngực, phổi, tiêu hóa.
PGS Đinh Ngọc Sơn khuyến cáo không nên trì hoãn việc điều trị gù, vẹo cột sống
Các bác sĩ cũng lưu ý cha mẹ, người thân của trẻ nếu phát hiện những thay đổi bất thường trong hình dáng, cột sống của con nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. “Nếu phát hiện sớm, đôi khi trẻ chỉ cần điều trị bảo tồn như thay đổi tư thế ngồi học, tích cực tập vận động, đu xà, tích cực chơi thể thao, mặc áo nẹp chỉnh hình… Việc điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ ngăn chặn vẹo tiến triển nặng hơn, ngăn chặn được những ca phẫu thuật không đáng có và thay đổi chất lượng cuộc sống của trẻ”- PGS Sơn khuyến cáo.
Chia sẻ
XEM NHIỀU
NÓNG: TP HCM công bố thêm kết quả xét nghiệm 245 người tiếp xúc với 8 ca Covid-19
TP HCM: 276 người về từ Đà Nẵng có triệu chứng về hô hấp
Thêm Lạng Sơn, Bắc Giang có ca mắc Covid-19
Thêm 41 ca Covid-19, Bắc Giang và Lạng Sơn có 6 bệnh nhân đều đi du lịch Đà Nẵng
Bệnh nhân Covid-19 thứ 10 tử vong là ca bệnh mới số 718 chưa công bố
Trò chuyện với bác sĩ thực hiện ca mổ tim trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam
Sự giúp đỡ của chuyên gia thông qua nền tảng Telehealth rất quan trọng với chúng tôi. Đôi khi trong quá trình thực hiện phẫu thuật, có những tình huống ngoài dự kiến, khó, bất thường thì có khi nó góp gần 100% vào sự thành công.
PV: Chào BS Dương Xuân Phương! Chúc mừng anh vừa thực hiện xong ca mổ tim can thiệp từ xa đầu tiên tại Việt Nam với sự hỗ trợ của các bác sĩ BV Tim Hà Nội và hệ thống Telehealth. Xin anh cho biết, ca phẫu thuật có thành công không? Hiện tại tình trạng của bệnh nhân ra sao?
BS Dương Xuân Phương: Ca mổ rất thành công. Hiện tại, bệnh nhân 55 tháng tuổi đã được phẫu thuật vá lỗ thông liên thất. Tình trạng của cháu bé khá ổn định, các chỉ số sinh tồn như mạch, huyết áp đều tốt, lỗ thông liên thất đã được vá kín.
Ca mổ tim trực tuyến đầu tiên của Việt Nam được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ dưới sự hỗ trợ của chuyên gia Bệnh viện Tim Hà Nội thông qua nền tảng Telehealth.
PV: Lần đầu tiên tiến hành một ca mổ tim, mà chuyên gia lại hỗ trợ ở khoảng cách xa hàng trăm cây số, anh có hồi hộp, lo lắng không?
BS Dương Xuân Phương: Vâng, đây là lần đầu tiên cả ekip hơn 10 người của chúng tôi thực hiện một ca phẫu thuật tim dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia nhưng không trực tiếp đứng cạnh hướng dẫn mà ở khoảng cách xa thông qua hệ thống Telehealth nên tôi cũng có chút lo lắng, hồi hộp. Tuy nhiên, mọi thứ diễn ra rất thuận lợi, cho kết quả tốt không khác gì những ca phẫu thuật có chuyên gia trực tiếp ở đây. Tôi nghĩ, chúng tôi sẽ làm quen với sự khác biệt này nhanh thôi, tâm trạng lo lắng, hồi hộp sẽ mất đi khi trải qua vài ca mổ nữa.
PV: Anh đánh giá ra sao về mức độ phức tạp của ca phẫu thuật này?
BS Dương Xuân Phương: Nói tới mổ tim là phức tạp rồi, không phải bệnh viện tỉnh nào cũng có thể mổ được. Trước đây chúng tôi đã làm nhiều ca phức tạp hơn nhưng là có chuyên gia trực tiếp "cầm tay chỉ việc". Tuy nhiên, lần này là chúng tôi tự chủ, chuyên gia ở BV Tim Hà Nội vẫn hỗ trợ nhưng ở khoảng cách gần 100km thông qua hệ thống Telehealth.
PV: Quá trình chuẩn bị cho ca mổ của các bác sĩ ở 2 bệnh viện và các kỹ sư của Viettel diễn ra như thế nào?
BS Dương Xuân Phương: Toàn bộ e kíp đã phối hợp rất nhịp nhàng, ăn ý để đem lại sự thành công của ca bệnh. Bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã khám rất kỹ cho bệnh nhân và làm các cận lâm sàng cần thiết, hội chẩn Trung tâm Tim mạch trước khi hội chẩn với các chuyên gia, đồng thời cũng lên các phương án để đảm bảo phẫu thuật thành công. Chuyên gia của Bệnh viện Tim Hà Nội hội chẩn, phân tích đưa ra các chiến lược cụ thể cho chúng tôi, hỗ trợ bất kỳ thời điểm nào cần xin ý kiến. Phía kỹ thuật của Viettel đảm bảo đường truyền nhanh, thông suốt, hình ảnh rõ nét, âm thanh trong... để giúp cuộc phẫu thuật được diễn ra thuận lợi nhất.
PV: Bình thường nếu không có sự hỗ trợ của Telehealth thì một ca mổ cần thiết có sự hỗ trợ của chuyên gia giống như ca phẫu thuật tim lần này sẽ diễn ra như thế nào? Liệu có phải chuyển lên tuyến trên không?
BS Dương Xuân Phương: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ rất ít khi phải chuyển bệnh nhân nên tuyến trên, nhưng trước đây, khi chưa có sự hỗ trợ của hệ thống Telehealth thì chúng tôi phải mời chuyên gia về tham gia trực tiếp vào các ca mổ. Bệnh lý tim phải phẫu thuật có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, đa số sẽ được chuẩn bị và hội chẩn rất kỹ lưỡng, hiếm khi phải mô cấp cứu, nên chúng tôi đều nhận được sự giúp đỡ của chuyên gia. Có một khó khăn là các chuyên gia thường rất bận. Vơi sự hỗ trợ của Telehealth, tôi nghi răng trong thơi gian tơi, sự sắp xếp phối hợp với chuyên gia se được thuận lợi, chủ động hơn, bệnh nhân cũng không phải chờ đợi.
Bác sĩ Phẫu thuật Dương Xuân Phương - người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật
PV: Ở cách xa phòng mổ đến cả trăm kilomet, anh có thấy sự hỗ trợ của các chuyên gia BV Tim Hà Nội có bị hạn chế phần nào so với những lần hỗ trợ trực tiếp không?
BS Dương Xuân Phương: Đối với phẫu thuật tim, người mổ không chỉ cần có trình độ, kinh nghiệm mà còn cần bao quát toàn bộ cả ekip, có sự trao đổi thường xuyên với ekip, liên tục phối hợp với kip gây mê, kip chay may tim phôi nhân tao, dụng cụ viên, quan sát màn hình các chỉ số, quan sát quả tim bóp... Do vậy, khi một phần ekip không ở bên cạnh thì sự hỗ trợ cũng hạn chế một phần. Nhưng theo tôi đánh giá, tuy không đứng cạnh "cầm tay chỉ việc", sự hỗ trợ của chuyên gia, từ khâu hội chẩn, đưa ra chiến lược mổ đến khâu thực hiện phẫu thuật... thông qua hệ thống Telehealth cũng đáp ứng được> 90% so với hỗ trợ trực tiếp. Khi tiến hành mổ thì thông qua Telehealth, chuyên gia cũng có thể hỗ trợ chúng tôi từ lúc rạch da đến khi kết thúc cuộc mổ.
PV: Nhiều người ví Telehealth là cánh tay thứ 3 trong phòng phẫu thuật. Trong ca phẫu thuật tim này, anh đánh giá Telehealth góp bao nhiêu % vào sự thành công?
BS Dương Xuân Phương: Vâng, mổ tim có khi cần 20 - 30 cánh tay để thực hiện. Trong trường hợp này, sự giúp đỡ của chuyên gia thông qua nền tảng Telehealth rất quan trọng với chúng tôi. Nhưng đóng góp bao nhiêu % thì còn tuỳ vào ca bệnh. Đôi khi trong quá trình thực hiện phẫu thuật, có những tình huống ngoài dự kiến, khó, bất thường thì có khi nó góp gần 100% vào sự thành công.
PV: Tôi nghe nói, thông qua Telehealth, các bác sĩ đầu ngành ở cách xa bệnh nhân hàng trăm kilomet cũng có thể chính tay xử lý ca mổ. Đã có trải nghiệm thực tế là ca mổ vừa hoàn thành, anh có cho rằng điều này là đúng không?
BS Dương Xuân Phương: Việc thao tác trong ca mổ vẫn là kíp phẫu thuật tại chỗ phai đam bao năm vưng ky thuât, thao tac chinh xac, còn các chuyên gia thông qua hệ thống Telehealth la hỗ trợ từ xa. Còn nói là từ xa hàng trăm kilomet mà vẫn có thể chính tay xử lý ca mổ thì chỉ có phẫu thuật bằng Robot. Tuy nhiên, ở giai đoạn khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, những điều "kỳ diệu" như vậy đều có thể xảy ra.
Những hình ảnh của ca phẫu thuật được thể hiện trên nền tảng trực tuyến Telehealth
PV: Nền tảng Telehealth rất mới. Có lẽ nó đã tồn tại dưới dạng ý tưởng trong nhiều năm cho đến gần đây, khi Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel hiện thực hoá nó trong đợt dịch Covid-19. Anh nghĩ, Telehealth sẽ giúp hỗ trợ cho những người làm chuyên môn như anh thế nào?
BS Dương Xuân Phương: Triển khai Telehealth là chủ trương của Bô y tế, đặc biệt trong thời điểm diễn ra dịch Covid-19 càng cho thấy vai trò, hiệu quả của nó. Qua Telehealth giúp chúng tôi được hội chẩn, trao đổi, phân tích ca bệnh cùng các chuyên gia đầu ngành, cùng các bạn đồng nghiệp ở nhiều điểm cầu, từ đó chúng tôi được học tập rất nhiều, nâng cao trình độ chuyên môn giúp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, họ không phải đi xa mà vẫn được chăm sóc, điều trị trong điều kiện gần như tốt nhất, giúp giảm chi phí đi lại, ăn ở, giúp giảm thời gian chờ đợi... Điều đó cũng giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên vì bệnh nhân không cần chuyên lên tuyến trên nữa...
PV: Sau ca phẫu thuật này, anh có nghĩ đến việc sử dụng Telehealth vào việc học tập, nâng cao trình độ của mình không?
BS Dương Xuân Phương: Đương nhiên rồi, thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, công nghệ thông tin mang lại quá nhiều lợi ích cho con người. Ngành y nói riêng hiện nay đã có rất nhiều buổi đào tạo, trao đổi chuyên môn thông qua hệ thống Telehealth. Cá nhân tôi có thể trao đổi, học tập rất nhiều từ các chuyện gia, đồng nghiệp của mình trên khắp mọi miền đất nước...
PV: Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Người phụ nữ mang "bụng bầu" nặng 20kg suốt 2 năm mà không rõ nguyên nhân Một người phụ nữ đột nhiên thấy bụng to lên không thể dừng lại trong suốt 2 năm. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng không rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bà mẹ hai con tên Huang Guoxian, 36 tuổi ở một làng quê nhỏ thuộc thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đã gửi lời cầu cứu thông...