Thêm đường nứt gãy đe dọa động đất dịch chuyển Everest
Một khe nứt không lồ vừa được phát hiện dưới đỉnh Everest đang đe dọa kích hoạt một trận động đất khủng khiếp mới có khả năng di dời ngọn núi lớn nhất thế giới và giáng tai họa xuống đất nước Nepal.
Các chuyên gia cảnh báo trận động đất hồi tháng Tư vừa rồi chỉ mới giải phóng một phần nhỏ áp lực tích tụ dọc trên đường nứt và một vụ sụt lở khác còn lớn hơn sắp sửa xảy ra.
Tính toán cho thấy đỉnh Everest đã bị dời đi 3 cm về phía tây nam sau trận động đất đầu tiên xảy ra, và thảm họa tiếp theo này sẽ dời nóc nhà thế giới đi xa hơn nữa. Đỉnh Everest đã di chuyển 40cm về phía Đông Bắc trong thập kỷ qua với tốc độ 4cm một năm.
Nghiên cứu được công bố ngày hôm qua, 8-8, trên tạp chí Nature Geoscience, đã dùng hình ảnh tổng hợp từ radar và các phép đo địa chấn để phân tích. Theo đó, trận động đất khổng lồ mạnh 7,8 độ richter và làm chết hơn 6.000 người vừa qua tại Nepal chỉ là một phần nhỏ trên một đường đứt gãy. Các chuyên gia đang lo sợ rằng một trận động đất nữa có thể xảy ra trong vòng vài tháng tới.
Video đang HOT
dự báo đợt động đất tiêp theo tại đây sẽ còn lớn hơn đợt vừa rồi, vốn đã tàn phá nặng nề đất nước Nepal
Các nhà nghiên cứu đã tìm được vị trí, hình dạng và tính chất của mảng đứt gãy trong đợt vừa rồi. Chỉ mới có một phần áp lực được giải phóng trên đường nứt dài 2200km dọc theo sườn núi Himalaya.
Theo Jean-Phillipe Avouac, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Cambridge, vẫn còn nhiều khả năng gây ra một trận động đất lớn ở miền tây Nepal với chấn động lớn tương đương lần trước. CP Rajendran, giáo sư địa động lực học tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học nâng cao Jawaharlal Nehru, Ấn Độ, cho biết cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để hiểu thêm quan hệ giữa các trận động đất với vị trí của chúng. Giáo sư Rajendran, người không tham gia nghiên cứu này, cho biết: “Các mô hình trắc địa cho thấy hệ thống mảng lục địa vẫn còn được khóa chặt bên dưới đỉnh Himalaya cho đến nơi mảng này nổi lên dọc theo chân núi. Kristin Morell, trợ lý giáo sư tại Khoa trái đất và khoa học đại dương tại Đại học Victoria, kết luậng nghiên cứu cho thấy có nhiều trận động đất nữa có thể xảy ra trong khu vực: “Trận động đất đã không làm sụp đổ đường đứt gãy lớn, vốn luôn được coi là thứ gây nên nhiều thảm họa lớn nhất. Nhiều trận động đất có thể xảy ra trong khu vực, đặc biệt là ở khu vực phía tây.” Khoảng 8.000 người đã thiệt mạng khi các trận động đất lớn đã làm rung chuyển Nepal hồi đầu năm nay. Hàng ngàn người đã bị thương và nửa triệu người đã bị mất nhà cửa khi thảm kịch này xảy ra.
Minh Trường
Theo_PLO
Nhật ngưng dịch chuyển căn cứ không quân Mỹ về đảo Okinawa
Nhật Bản hôm 4-8 tuyên bố tạm ngừng công việc tái bố trí căn cứ không quân Futenma của Mỹ trên đảo Okinawa.
Người dân đảo Okinawa biểu tình phản đối di chuyển căn cứ không quân Mỹ về nơi đây. Ảnh: Reuters
Nhật Bản ngày 4-8 cho biết đã đình chỉ xây dựng căn cứ không quân Mỹ gây tranh cãi trên đảo Okinawa trong vòng 1 tháng để dành thời gian cho các cuộc đàm phán giữa chính phủ và chính quyền địa phương đang bất đồng quan điểm.
Thống đốc tỉnh Okinawa, ông Takeshi Onaga, đã nêu rõ quan điểm phản đối kịch liệt việc xây dựng căn cứ không quân Mỹ trên hòn đảo này và chỉ trích quyết định của Thủ tướng Shinzo Abe nhắm vào hòn đảo và con người nơi đây.
Sau động thái này, chính phủ vẫn muốn di chuyển căn cứ không quân Futenma của Thủy quân Lục chiến Mỹ đến một vị trí khác ở phía Nam hòn đảo. Tuy nhiên, ông Onaga và nhiều người dân muốn kế hoạch này bị hủy bỏ hoàn toàn, cụ thể căn cứ phải được di chuyển tới Guam. Người dân nơi đây đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình vì lo sợ việc tái bố trí quân sự sẽ tác động xấu đến môi trường, xảy ra nhiều tai nạn máy bay cho cư dân, đồng thời không muốn có sự hiện diện dày đặc của quân đội Mỹ tại Nhật Bản.
Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga nói rằng sắp tới sẽ tổ chức buổi thảo luận giúp hai bên "giải quyết triệt để" vấn đề. Tuy nhiên, ông Suga cho biết chính phủ sẽ không thay đổi lập trường về kế hoạch.
Cũng theo Reuters, nếu giữ cách giải quyết cứng nhắc trên, tỉ lệ người dân ủng hộ ông Abe sẽ giảm đáng kể.
H. Nhiên (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Khủng hoảng lãnh đạo Malaysia: Ba kịch bản có thể xảy ra Sau khi bị Wall Street Journal cáo buộc "biển thủ" 700 triệu USD công quĩ, Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ phải đối mặt với ba kịch bản sau đây. Về vụ Wall Street Journal cáo buộc Thủ tướng Malaysia biển thủ 700 triệu USD công quĩ, Phó Thủ tướng gọi cáo buộc này là "rất nghiêm trọng". Phe đối lập đã kêu...