Thêm đối tượng được trợ cấp sau sự cố cá chết ở miền Trung
Nhiều đối tượng gián tiếp bị ảnh hưởng sau sự cố cá chết ở 4 tỉnh miền Trung sẽ được Chính phủ hỗ trợ thiệt hại.
Ông Nguyễn Ngọc Oai – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản.
Chiều nay (29.8), tại Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), ông Nguyễn Ngọc Oai – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản thông tin về việc mở rộng các đối tượng được hưởng trợ cấp của Chính phủ và triển khai các phương án khai thác thủy hải sản tại 4 tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường do Formosa gây ra.
Theo ông Oai, sáng 29/8, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp với các bộ liên quan như Bộ NNPTNT, Tài chính, Công Thương. Sau khi lắng nghe ý kiến của các bộ ngành liên quan, Phó Thủ tướng đã ra thông báo với nội dung đồng ý bổ sung các đối tượng gián tiếp thiệt hại sau sự cố cá chết ở 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh- Thừa Thiên Huế.
“Các chủ tàu, lao động làm thuê trên tàu có công suất trên 90CV trở lên; chủ các cơ sở thu mua tạm trữ hải sản, kho đông lạnh; các cơ sở sản xuất mắn tôm, nước mắm, muối… sẽ được nhận hỗ trợ. Bộ NN&PTNT sẽ có hướng dẫn kê khai thiệt hại đối với các đối tượng bổ sung ở trên. Các địa phương sẽ tổng hợp để báo cáo về Bộ trước ngày 10/9″, ông Oai nói.
Ngoài ra, ông Oai chia sẻ, Bộ đang trình Chính phủ bổ sung nhiều chính sách giúp người dân bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống như sẽ hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm Y tế cho ngư dân trong thời gian 3 năm; hỗ trợ 100% học phí cho học sinh THPT và sinh viên đại học trong 2 năm học 2016 – 2017 và 2017 – 2018; hỗ trợ ngư dân đào tạo nghề, xuất khẩu lao động; chính sách khôi phục hoạt động du lịch…
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết thêm, hiện nay, tại 4 tỉnh miền Trung còn khoảng 3.900 tấn hải sản tồn kho, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm. Sản phẩm nào đảm bảo chất lượng sẽ được cấp giấy phép bán ra thị trường còn không đảm bảo sẽ bị tiêu hủy và được hỗ trợ 70% giá trị.
Video đang HOT
Bộ NN&PTNT cũng đã đưa ra văn bản hướng dẫn người dân về cách khai thác, nuôi trồng thủy hải sản trong quá trình biển đang phục hồi.
Theo đó, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương tổ chức tuyên truyền hướng dẫn người dân tham gia nuôi trồng thủy sản mặn, lợ bình thường trong vùng biển ở 4 tỉnh miền Trung đối với tất cả các phương thức nuôi trồng: nuôi lồng lè, bãi triều và trong ao.
Đối với khai thác, người dân không tham gia khai thác cá tầng đáy (lưới kéo, rê đáy, câu đáy) ở các vùng miền cách bờ từ 20 hải lý trở vào. Để bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái thủy sinh, ngư dân chưa tham gia khai thác tại 3 khu vực biển ở 3 tọa độ gồm: hòn Sơn Dương (Nghệ An) cách bờ 1,5km, với diện tích 300km2, Cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) cách bờ 1,5 km với diện tích 330km2, hòn Sơn Trà (Huế), cách bờ 1,5km với diện tích 160km2.
Bộ NNPTNT chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho diêm dân tham gia hoạt động sản xuất muối bình thường. Các Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản thường xuyên lấy mẫu muối xét nghiệm các chỉ số an toàn (cadimi, chì, thủy ngân, arsen…) tần suất 1 lần/1 tháng để người dân được biết thông tin kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất muối.
Sau sự cố cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh từ Hà Tĩnh – Thừa Thiên Huế, Bộ Lao động Thương binh và xã hội ước tính có khoảng 263.000 lao động bị ảnh hưởng. Trong đó, khoảng 100.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp, 163.000 lao động bị ảnh hưởng gián tiếp. Ngày 9/5/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định hỗ trợ gạo, vốn… cho các ngư dân bị ảnh hưởng. Đối với tàu không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90 CV đánh bắt ven bờ do phải tạm ngừng ra khơi được hỗ trợ một lần tối đa 5 triệu đồng. Mỗi ngư dân sẽ nhận được 15 kg gạo/tháng trong thời gian 1,5 tháng. Sau đó, Chính phủ gia hạn thêm thời gian hỗ trợ gạo lên 6 tháng và mở rộng đối tượng hỗ trợ sang cả diêm dân.
Hiện tượng hải sản chết bất thường bắt đầu xảy ra từ ngày 6/4 tại Hà Tĩnh (khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà của Thị xã Kỳ Anh), sau đó lan rông ra cac tinh Quảng Bình, Quang Tri, Thừa Thiên Huế. Sau gần 3 tháng điều tra xác minh, công ty Formosa Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã cúi đầu nhận lỗi xả thải ra biển, khiến cá chết hàng loạt. Formosa cam kết bồi thường thiệt hại 500 triệu USD (tương đương 11.500 tỷ đồng). Sư cô đa huy hoai nghiêm trong môi trương biên 4 tinh miên Trung, hang ngan ngư dân điêu đưng, tac đông xâu đên nganh khai thac, xuât khâu thuy hai san, phat triên du lich…
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Sao không làm sạch biển ngay thay vì đợi hồi phục?
Thay vì cứ khẳng định biển đang dần phục hồi, sao không đưa phương án xử lý biển ngay? Formosa đã sử dụng bao nhiêu hóa chất để gây ra thảm họa môi trường biển? Vùng biển phía bắc Hà Tĩnh (từ hòn Sơn Dương trở ra) có an toàn hay không?...
Nhiều câu hỏi đặt ra về vấn đề môi trường biển miền Trung
Đó là những câu hỏi được đặt ra tại Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế ngày 26/8 tổ chức tại Hà Tĩnh.
Phải chủ động giám sát nguồn thải
Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có sự tham gia lãnh đạo nhiều bộ, ngành, các nhà khoa học lớn trên cả nước. Hội nghị tập trung vào thông tin kết quả điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
Tại hội nghị, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thông tin tình hình khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, cũng như công tác kê khai, xác định thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng; kiểm soát chất lượng môi trường tại Khu kinh tế Vũng Áng và Dự án Formosa.
Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, để đảm bảo chắc không xảy ra sự cố môi trường biển do chất thải từ Formosa, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và cập nhật dữ liệu trực tuyến 24/24 giờ hàng ngày về Sở TN&MT để theo dõi, giám sát theo quy định. Phải chủ động giám sát chặt chẽ nguồn thải của Formosa.
Ông Hoàng Văn Thức - Phó tổng cục trưởng Tổng cục môi trường cũng nhấn mạnh: "Đối với kiểm soát rác thải của Formosa ra biển, Bộ TN&MT phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập đoàn giám sát để giám sát toàn bộ quy trình xả thải của Formosa; Yêu cầu Formosa thực hiện nghiêm cam kết đã ký với Bộ TN&MT và khắc phục toàn bộ sự cố môi trường do Formosa gây ra.
Hiện tại, có 6 cán bộ trực tiếp giám sát tại Formosa, trong đó có 3 cán bộ của Bộ TN&MT và 3 cán bộ của tỉnh Hà Tĩnh. Về máy móc, bắt đầu từ 22/7 có lắp hai trạm quan trắc tự động, một trạm tại khu xử lý nước thải sinh hóa, một trạm tại khu xử lý nước thải công nghiệp".
Làm sạch biển như thế nào?
Đó là câu hỏi đáng quan tâm nhất tại hội nghị. Đặc biệt là sau khi Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế tại Quảng Trị vào ngày 22/8. Tỉnh Hà Tĩnh đề xuất với Bộ TN&MT tổ chức tại Hà Tĩnh hội nghị này để cán bộ và người dân được trực tiếp nghe và chất vấn những vấn đề liên quan đến sự cố môi trường biển vừa qua và được Bộ TN&MT chấp thuận.
Sau phần thông tin các kết quả điều tra, quan trắc hiện trạng môi trường biển như đã công bố tại Quảng Trị của GS.TS Mai Trọng Nhuận, Trưởng nhóm điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường biển do sự cố môi trường gây ra, rất đông cán bộ và người dân Hà Tĩnh đã đưa ra những câu hỏi "nóng" như: Tại sao các nhà khoa học không đưa ra phương án xử lý biển ngay mà cứ cho rằng biển đang tự phục hồi? Formosa đã sử dụng bao nhiêu hóa chất để gây ra thảm họa Formosa? Vùng biển phía bắc Hà Tĩnh (từ hòn Sơn Dương trở ra) có an toàn hay không?...
Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh miền Trung sáng ngày 26/8
PGS.TS Trịnh Văn Tuyên - Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cho biết, tại Formosa, hiện hoạt động một lò cốc mỗi ngày sản xuất 2.000 tấn cốc, trong đó 1 tấn cốc áp dụng công nghệ của thế giới và của Formosa thì có khoảng 0,6 tấn nước thải. Như vậy 2.000 tấn cốc thải ra khoảng hơn 1.000m3 nước thải ô nhiễm. Như vậy mỗi một ngày có hơn chục tấn phenol thải ra.
GS.TS Mai Trọng Nhuận và các cộng sự nhấn mạnh với kết quả phân tích hiện nay chưa nên áp dụng can thiệp công nghệ để làm sạch trầm tích biển vì tài nguyên sinh vật có thể tái tạo được và thực tế tại các vùng biển có san hô bị tẩy trắng hiện cá đã xuất hiện trở lại và các tập đoàn san hô có dấu hiệu hồi phục. Các chuyên gia cũng cho rằng, để áp dụng công nghệ làm sạch trầm tích biển rất khó khăn và tốn kém. Các phương án trước mắt được các chuyên gia đưa ra là cần xây dựng chà, rạn để giúp các loài cá có chỗ sinh sản. Hoặc can thiệp giải pháp kỹ thuật như thả sinh vật như bào ngư để tái tạo san hô.
GS.TS Mai Trọng Nhuận khẳng định vùng biển Nghi Xuân nằm phía bắc Khu kinh tế Vũng Áng theo quy luật dòng chảy từ 10 nghìn năm trở lại đây ở tầng đáy mà dòng chảy ở tầng đáy mới lan tỏa, gây ô nhiễm thì nó chảy theo hướng từ Bắc vào Nam. "Vì thế chất độc từ Vũng Áng đi xuống khu vực Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nên vùng biển Nghi Xuân an toàn và tắm được. Ngay cả khi có sự cố thì khu vực Nghi Xuân vẫn an toàn với khía cạnh môi trường", GS.TS Mai Trọng Nhuận nói.
Theo Ngọc Hoa (Infonet)
Formosa sắp chuyển 250 triệu USD tiền bồi thường còn lại Ngày 28/8, Formosa sẽ chuyển 250 triệu USD tiền bồi thường thiệt hại trong sự cố môi trường biển miền Trung, cùng với 250 triệu đã chuyển trước đó để hoàn thành cam kết đền bù 500 triệu USD. Sáng 26/8, Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết chương trình phối hợp hành động...