Thêm điều kiện để Hà Nội xứng tầm Thủ đô
Hôm qua (14-12), Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo giới thiệu Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố một số luật, pháp lệnh và nghị quyết vừa được Quốc hội Khóa XIII thông qua.
Vấn đề nhập cư ở các vùng ngoại thành Hà Nội sẽ được thực hiện theo Luật Cư trú
(Trong ảnh: Hướng dẫn người dân thủ tục nhập hộ khẩu tại CAQ Long Biên, Hà Nội)
Theo đó, Luật Thủ đô sẽ có hiệu lực thi hành từ 1-7-2013 với 4 chương, 27 điều. Văn bản luật này xác định Hà Nội là Thủ đô là trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Luật Thủ đô quy định trong nội thành không mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có không xây dựng mới khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, dạy nghề. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp và lộ trình di dời một số cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, trường học ra ngoại thành. Vấn đề dân cư, Luật Thủ đô nêu rõ việc đăng ký thường trú ngoại thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú. Tuy nhiên, ở các quận nội thành ngoài những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4, Điều 20 của Luật Cư trú thì công dân muốn đăng ký thường trú tại nội thành phải tạm trú liên tục từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở đối với nhà thuê phải đảm bảo điều kiện về diện tích bình quân theo quy định và phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê. Đối với giao thông vận tải, luật yêu cầu phải được quy hoạch, xây dựng, phát triển đồng bộ, hiện đại, bảo đảm sự liên kết giữa Thủ đô với các tỉnh, thành trong vùng và cả nước… Với các chế định về kinh tế – xã hội được thể chế chi tiết trong Luật Thủ đô mang tính đặc thù, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn cho rằng Hà Nội đã có thêm điều kiện để phát triển xứng tầm.
Video đang HOT
Cùng ngày, Văn phòng Chủ tịch nước cũng đã công bố lệnh của Chủ tịch nước và giới thiệu một số văn bản luật khác, gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế Luật Dự trữ quốc gia Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực Luật Hợp tác xã Luật Xuất bản Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết về tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. 8/9 luật được Chủ tịch nước công bố Lệnh ban hành lần này đều có hiệu lực thi hành vào 1-7-2013.
Theo ANTD
'Nhiều người chưa xứng đáng là công dân Thủ đô'
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trả lời báo giới ngay sau khi luật Thủ đô được Quốc hội ấn nút thông qua chiều 21/11.
Ông Phạm Quang Nghị: Luật Thủ đô không phải cây đũa thần. Ảnh: Minh Thăng
"Trước khi có luật Thủ đô, những công việc mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải giải quyết hàng ngày vốn dĩ cũng đã hết sức to lớn và khó khăn. Sau khi có luật, đây là sẽ một thuận lợi lớn, là cơ sở pháp lý quan trọng, giao cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô những trách nhiệm mới", Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Theo ông Phạm Quang Nghị, luật Thủ đô, trên mỗi lĩnh vực giáo dục, văn hóa, đầu tư, ngân sách... đều ít nhiều thể hiện những đặc thù của Hà Nội, nhưng tổng hợp lại, luật tạo ra vị thế cho thủ đô của đất nước, khẳng định vị trí, tầm quan trọng và một vị thế mà không phải tỉnh, thành nào cũng có.
"Ngay sau khi QH thông qua luật Thủ đô, tôi nghĩ đến những việc cần làm chứ không phải say sưa với niềm vui luật được thông qua", Bí thư chia sẻ. "Những yêu cầu đối với Thủ đô để xứng đáng với lòng mong đợi của cả nước, bây giờ có lẽ còn lớn hơn nữa. Trách nhiệm sẽ nặng hơn, nhưng thuận lợi sẽ tốt hơn".
Theo ông Nghị, khâu yếu nhất cần làm ngay là kỷ cương xã hội. "Nhiều người còn chưa có ý thức đầy đủ, xứng đáng là công dân thủ đô", Bí thư Hà Nội cho rằng biện pháp nâng mức phạt sẽ tăng tính răn đe, đồng thời kết hợp với các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức.
"Luật Thủ đô không đem lại cho Hà Nội một cây đũa thần, vung lên một cái là ngày mai có thay đổi, mà cần một quá trình. Bản thân luật Thủ đô cũng hơn 3 năm mới có được sự nhất trí đồng thuận như hôm nay", Bí thư Phạm Quang Nghị nhận định. "Chuyển biến trong thực tế chắc cũng cần thời gian, nhưng rõ ràng là có những yếu tố tích cực hơn".
Ngoài những biện pháp trước mắt như từng bước chuyển trụ sở các bộ ngành, các nhà máy, xí nghiệp lớn ra khỏi khu trung tâm, hạn chế xây nhà cao quá 9 tầng trong nội thành, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh việc quy hoạch 5 thành phố vệ tinh như một biện pháp lâu dài, đồng bộ để giải quyết các vấn đề bức xúc.
Siết nhập cư vì cái chung
Đối với một tỉ lệ không nhỏ (gần 30%) các ĐB biểu quyết không tán thành điều 19 trong dự thảo luật về các điều kiện siết nhập cư, Bí thư Hà Nội cho rằng "những người mong muốn quy định nhập cư dễ dàng hơn cũng là những người yêu quý Hà Nội và muốn chung tay, góp sức xây dựng thủ đô".
" Song từ góc độ quản lý một đô thị, chúng ta phải tìm ra một lời giải tốt nhất, dù chưa phải phù hợp với mong muốn của một số người, nhưng phải vì cái chung", ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh.
Trước một số lo ngại về những hệ lụy tiêu cực có thể có của các quy định siết nhập cư, ông Phạm Quang Nghị nhận định: "Nếu làm không tốt thì bất cứ chính sách nào cũng có thể bị lợi dụng".
" Ngày trước thời bao cấp sống dựa vào hộ khẩu, tem phiếu, nhập cư cực khó mà vẫn có thể có tiêu cực. Như vậy, tiêu cực hay không phụ thuộc vào ý thức, tinh thần trách nhiệm thực thi chính sách chứ không phải bản thân quy định", Bí thư Hà Nội nói.
Ông Nghị chỉ ra các số liệu dự báo khi áp dụng các quy định này, trong 4-5 năm tới, có thể giảm được khoảng 1 triệu người nhập cư vào Hà Nội.
heo xahoi
Dân ngoại tỉnh muốn nhập cư Thủ đô cần thêm điều kiện gì? Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô với số phiếu tán thành chiếm 75%. Quy định về quản lý dân nhập cư vào Hà Nội có gì mới? Hiện vẫn có 106 đại biểu không tán thành quy định về quản lý dân nhập cư vào thủ đô được chỉnh sửa theo phương án 1 của dự thảo (Ảnh: Internet)...