Thêm đập thủy điện trên sông Mekong, miền Tây chồng chất nỗi lo

Theo dõi VGT trên

Các chuyên gia Việt Nam lo ngại cuộc sống 20 triệu dân miền Tây bị xáo trộn lớn khi Lào xây thêm đập thủy điện Pak Beng trên sông Mekong.

Ủy ban sông Mekong Việt Nam vừa tổ chức tham vấn quốc gia về thủy điện Pak Beng, dự kiến được xây dựng trên sông Mekong ở Tây Bắc nước Lào. Buổi tham vấn diễn ra tại Cần Thơ nhằm ý kiến của chuyên gia, lãnh đạo các tỉnh phía Nam.

Thêm đập thủy điện trên sông Mekong, miền Tây chồng chất nỗi lo - Hình 1

Đập Pak Beng do một công ty của Trung Quốc thiết kế và đầu tư xây dựng. Nguồn: Pak Beng Hydropower project

Các chuyên gia cho rằng số liệu trong tài liệu phía Lào cung cấp đã cũ, giải pháp cũng lạc hậu, không đánh giá tác động xuyên biên giới. Ba công trình thủy điện của Lào gồm Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng tác động lớn đến dòng chảy của sông Mekong vào mùa khô; sẽ làm tăng hiện tượng xâm nhập mặn trên sông Tiền và sông Hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 20 triệu dân đồng bằng sông Cửu Long.

Nếu xét tác động tổng thể cả chuỗi 11 đập thủy điện trên sông Mekong mà hai nước Lào và Campuchia dự kiến xây dựng (Lào 9 đập, Campuchia 2 đập) thì lượng nước xuống hạ nguồn thiếu hụt đến 28%; nước mặn sẽ lấn sâu vào đất liền. Mặt khác, hồ chứa Pak Beng lưu giữ đến 90% bùn cát đáy và một phần bùn cát lơ lửng từ thượng nguồn…

Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân cho rằng báo cáo dự án thủy điện Pak Beng có các vấn đề là thiếu số liệu, chuỗi số liệu quá ngắn so với các thời gian sử dụng của đập, không tính đến tác động địa chất trong không gian và theo thời gian…

Theo giáo sư Trân, miền Tây đang bị sạt lở nghiêm trọng do tích lũy trầm tích thiếu, nguy cơ bị xâm thực, sụt lún vùng đất này quá rõ. “Một đập thủy điện hoạt động trăm năm chứ không phải 20 năm nên phải đánh giá rõ ràng tác động như thế nào? Đặc biệt là tích lũy trầm tích, phù sa bị con đập này giữ lại thì sẽ vô cùng tai hại cho đồng bằng phía hạ lưu”, ông nói.

Giáo sư Trân cũng lưu ý đập Pak Beng nằm trong vùng động đất hoạt động rất mạnh mà báo cáo của dự án chưa nói tới. Chu kỳ động đất 10-20 năm là 5-6 độ Richter, 50 năm thì 7 độ Richter. Gần nơi Pak Peng sẽ toạ lạc, nhiều địa phương đã ghi nhận các trận động đất 6-7 độ Richter. “Trên dòng Mekong Lào xây dựng đập dây chuyền, nếu xảy ra động đất thì sẽ đổ vỡ dây chuyền”, ông quan ngại.

“Tôi đề nghị Lào hoãn xây dựng đập, làm báo cáo đánh giá tác động toàn diện, đầy đủ hơn để trình các quốc gia trong khu vực”, giáo sư Trân nói và cho biết đối với Việt Nam, đây là vấn đề sống còn nên khó khăn cách mấy cũng yêu cầu phía bạn hoãn lại.

Tiến sĩ Vũ Ngọc Long (Viện Sinh thái học miền Nam) cho rằng đồng bằng sông Cửu Long được hình thành do phù sa sông Mekong. Vùng đất này sẽ bị sụt lún khi không còn phù sa. Bài toán biến đổi khí hậu sẽ xảy ra nhanh hơn, nặng nề hơn khi các đập thủy điện lần lượt chặn dòng chính Mekong. Do đó, báo cáo dự án nên bổ sung nghiên cứu vấn đề xuyên biên giới với Việt Nam, nhất là về tác động sinh thái biển.

Địa phương vừa xảy ra sạt lở nghiêm trọng ở bờ sông Vàm Nao – Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi cho rằng các đập thủy điện thượng nguồn đều gây lo lắng cho cả miền Tây và cấp độ quốc gia. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá tác động riêng kinh tế, xã hội và môi trường là chưa đủ. “Nếu như Lào và Campuchia cho xây toàn bộ 11 đập trên song Mekong và các công ty của Trung Quốc đầu tư tất cả thì tình hình sẽ như thế nào?”, ông Thi nói.

Video đang HOT

Tiến sĩ Dương Văn Ni (Khoa môi trường, đại học Cần Thơ) nói tham vấn thủy điện Pak Beng lần này cũng giống như khi tham vấn thủy điện Xayaburi mấy năm trước. Khi đó, Thủ tướng Việt Nam cũng có văn bản đề xuất Lào cho dời lại 10 năm sau hãy xây đập. “Nhưng nước bạn vẫn xây, vì sao? Vì tham vấn chỉ mang tính góp ý chứ không có tính pháp lý. Rõ ràng chúng ta đang rơi vào vòng luẩn quẩn”, ông Ni lo lắng.

Thêm đập thủy điện trên sông Mekong, miền Tây chồng chất nỗi lo - Hình 2

Các đập thủy điện trên sông Mekong.

Bộ Trưởng Tài nguyên – Môi trường, Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam Trần Hồng Hà cho biết, là quốc gia cuối nguồn sông Mekong, Việt Nam theo dõi đặc biệt với sự quan tâm đặc biệt và quan ngại sâu sắc trước việc các quốc gia đầu nguồn xây dựng đập thủy điện. Việc làm này cùng với biến đổi khí hậu đã tác động kép lên toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long mà đỉnh điểm là xâm nhập mặn năm 2016 và sạt lở khắp nơi, đặc biệt là ở bờ sông Vàm Nao vừa qua.

Hồi tháng 2, trong buổi tham vấn tại Lào, tiến sĩ Davong Phonekeo – thư ký thường trực của Bộ Năng lượng và Mỏ Lào – cho rằng dù có tăng trưởng kinh tế ấn tượng gần đây, Lào vẫn là quốc gia kém phát triển nhất khu vực Mekong. Do đó việc phát triển thủy điện theo cách bền vững và có trách nhiệm là chất xúc tác cho phát triển kinh tế và giúp cho hàng triệu người nước này thoát nghèo.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào Sommath Pholsena cho rằng, dư luận không nên quá lo lắng về các tác động từ dự án đập thủy điện Pak Beng. Lào sẽ phải đảm bảo và phải chịu trách nhiệm đối với người dân Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.

Pak Beng là thủy điện thứ nhất trong chuỗi 11 bậc thang thủy điện dòng chính dự kiến xây dựng trong vùng hạ lưu vực sông Mekong. Đây là công trình thứ 3 của Lao (thuộc huyện Pak Beng, tỉnh Oudomxay, Tây Bắc Lào), sau Xayaburi và Don Sahong, cách đồng bằng sông Cửu Long gần 2.000 km.

Thủy điện Pak Beng có công suất thiết kế 912 MW, điện lượng 4,765 GWh. Khi hoàn thành sẽ có đến 90% lượng điện sản xuất ra được bán sang Thái Lan. Chính phủ Lào cho biết công trình đập Pak Beng dự kiến được khởi công năm 2017, hoàn tất vào năm 2023 và bắt đầu đi vào hoạt động thương mại năm 2024.

Trước đó, Chính phủ Lào đã nộp cho Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) báo cáo về nghiên cứu khả thi, đánh giá tác động môi trường và xã hội của thủy điện Pak Beng. Cuối năm 2016, các nước thành viên MRC thống nhất quá trình tham vấn cho dự án thủy điện này trong vòng 6 tháng.

Cửu Long

Theo VNE

Thủy điện Pắc-Beng (Lào): Nguy cơ lớn cho đồng bằngSôngCửu Long

ĐBSCL sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn, xói lở, mất nguồn lợi thủy sản nếu dự án thủy điện Pắc-Beng do Trung Quốc đầu tư xây dựng ở Lào hoạt động.

Tại hội thảo Tham vấn dự án (DA) thủy điện Pắc-Beng của Lào trên dòng chính sông Mê Kông ngày 5.5, ông Trần Đức Cường, Phó chánh văn phòng thường trực Ủy ban Sông Mê Kông VN, cho biết DA thủy điện Pắc-Beng thuộc H.Pắc Beng, tỉnh Oudomxay, Lào, cách thủ đô Vientiane hơn 600 km về phía thượng lưu, cách biên giới VN 1.933 km.

Thủy điện Pắc-Beng (Lào): Nguy cơ lớn cho đồng bằngSôngCửu Long - Hình 1

Nguồn lợi thủy sản Đồng bằng sôngCửu Long sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Công trình Pắc-Beng có công suất thiết kế 912 MW, điện lượng 4,765 GWh, chủ yếu xuất khẩu sang Thái Lan (90%). Chủ đầu tư là Công ty sản xuất năng lượng quốc tế Datang (Công ty Datang) của Trung Quốc.

Đây là công trình đầu tiên trong chuỗi 11 bậc thang thủy diện dòng chính dự kiến được xây dựng trong vùng hạ lưu lưu vực sông Mê Kông và là công trình thứ 3 được đề xuất xây dựng sau Xayabury và Đôn Sa-hông.

Chỉ ưu tiên kinh doanh điện

Nhiều chuyên gia đều chung nhận xét, tài liệu khảo sát lấy cơ sở triển khai DA thủy điện Pắc-Beng của Lào quá sơ sài, thiếu sót. Nếu công trình được xây dựng trên nền khảo sát như vậy sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường cho vùng hạ du, đặc biệt là ĐBSCL của VN.

Ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển sông Mê Kông thuộc Ủy ban Sông Mê Kông VN, nêu cụ thể, số liệu bùn cát không đầy đủ, thiếu tính thống nhất, không phản ánh được lượng bùn cát trong thực tế, cần phải cập nhật, kiểm chứng. Thiếu thông tin về lịch vận hành, thay đổi mực nước giờ/ngày, về tương tác của Pắc-Beng với các thủy điện đã và đang được xây dựng trên lưu vực sông Mê Kông.

Việc mô phỏng mô hình của chủ đầu tư thiếu thông tin về số liệu đầu vào, chuỗi thời gian mô phỏng và các tham số trong các mô hình; thiếu thông tin về việc xây dựng, hiệu chỉnh, kiểm định mô hình, thiếu mô hình hình thái sông...

Thông tin về công trình thủy điện này cũng thiếu đánh giá tác động xuyên biên giới đến các quốc gia hạ lưu khác; thiếu thông tin tác động xuống hạ lưu công trình; không đánh giá tác động xuyên biên giới của hệ thống công trình thủy điện dòng chính sông Mê Kông... "Thiết kế công trình chỉ ưu tiên về phát điện, ít quan tâm đến môi trường. Thiết kế đập Pắc-Beng sẽ giữ lại hầu hết bùn cát đáy, việc xả phù sa bùn cát chủ yếu nhằm bảo vệ công trình, làm hao hụt lượng lớn tại phía hạ lưu đập nên cần phải xem xét lại", ông Đức nói.

Về tác động đến thủy sản, đại diện Bộ NN-PTNT cho biết, chủ đầu tư chỉ dùng ngư cụ sơ sài, khảo sát 2 thời điểm với số điểm khảo sát không nhiều đã vội vàng kết luận nên chưa chính xác, không đủ cơ sở khoa học cho đánh giá tác động và thiết kế các biện pháp giảm thiểu. Chủ đầu tư thừa nhận thủy điện Pắc-Beng sẽ gây tác động lớn đến cá di cư nhưng thiết kế đường dẫn cá của đập thủy điện chưa thuận lợi cho việc di chuyển của cá. Chỉ đề cập giải pháp thả cá hồ chứa mà không quan tâm đến di cư ngược dòng chảy cũng như xuôi xuống hạ lưu. Nếu không tính toán khảo sát kỹ sẽ ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất đi một số loài cá quý như cá tra dầu, bông lau, trà sốc...

Thiết kế đập thủy điện Pắc-Beng cũng có "lỗi" khi chỉ bố trí 1 âu thuyền, làm chậm thời gian lưu thông khoảng 1 giờ... Bên cạnh đó, còn thiếu tài liệu về địa chấn, động đất, tài liệu về địa hình, địa chất không đủ chi tiết, thiếu các tiêu chuẩn về thiết kế công trình. Đồng thời, chưa đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn đối với an toàn đập: lũ, động đất, tính ổn định của công trình, vận hành công trình...

Chuyên gia Nguyễn Thị Phương Lâm, từng công tác tại Viện Quy hoạch thủy lợi, lo lắng trong số 11 công trình thủy điện của Lào và Campuchia trên dòng Mê Kông dự kiến làm mà mỗi công trình là một chủ đầu tư khác nhau, mỗi chủ lại làm theo các tiêu chuẩn khác nhau thì hậu quả ra sao? Vai trò của Ủy hội Sông Mê Kông là gì?

Thủy điện Pắc-Beng (Lào): Nguy cơ lớn cho đồng bằngSôngCửu Long - Hình 2

Đập Tiểu Loan của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông

20 triệu dân ĐBSCL bị ảnh hưởng

Thứ trưởng Bộ TN-MT Chu Phạm Ngọc Hiển kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Sông Mê Kông VN, nhìn nhận, càng nhiều công trình thủy điện được xây dựng phía thượng lưu sông Mê Kông thì vùng hạ lưu, cụ thể là ĐBSCL càng bị gia tăng tác động xấu, ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 20 triệu dân nơi đây.

Theo khảo sát, tính toán của nhóm chuyên gia của Ủy ban Sông Mê Kông, khi cả 3 công trình Xayaburi, Đôn Sa-hông, Pắc-Beng hoạt động, thì lượng nước tại Tân Châu - Châu Đốc - An Giang giảm tới 13% (thời đoạn 10 ngày), tổng lượng dòng chảy sẽ giảm 6,2%/tháng. Như vậy sẽ tác động rất lớn lên lưu vực sông Cửu Long. Hiện tượng xâm nhập mặn trên sông Tiền, sông Hậu sẽ tăng lên, lấn sâu vào từ 2,8 - 3,8 km. Còn nếu xét tác động tổng thể cả chuỗi 11 đập thủy điện thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm hơn 27%/tháng, xâm nhập mặn sẽ vào sâu trên sông Tiền, sông Hậu khoảng từ 10 - 18 km.

Kèm theo giảm lượng dòng chảy là giảm lượng phù sa, bùn cát trong nước sông, gây xói lở mạnh ĐBSCL. "Nếu cả chuỗi 11 thủy điện cùng được xây dựng, hoạt động thì tổng lượng phù sa, bùn cát ở ĐBSCL mất đến 65%. Tác động rất lớn đến đời sống người dân cũng như nền kinh tế của vựa lúa nước ta", đại diện Ủy ban Sông Mê Kông VN nói.

Đại diện Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT, cho biết nguồn lợi thủy sản mang lại từ sông Mê Kông là rất lớn. Việc thay đổi dòng chảy tác động xấu đến nguồn lợi thủy sản. "Điều này chứng minh rõ khi có 8 thủy điện của Trung Quốc, sản lượng cá trên dòng Mê Kông giảm, trọng lượng cá cũng giảm, ít cá to. Khoảng 60% thành phần loài di cư bị giảm sút. Sản lượng cá hiện nay ở ĐBSCL rất thấp. Sản lượng nuôi cá ở đây cũng bị ảnh hưởng do chất lượng nước, dòng chảy thay đổi".

Ông Hoàng Xuân Hồng, đại diện Hội Đập lớn VN, đặt vấn đề, 8 đập thủy điện đã xây dựng trong lãnh thổ Trung Quốc đã giữ lại rất nhiều phù sa sông Mê Kông. Đến thủy điện Pắc-Beng, cần phải xác định rõ mất thêm bao nhiêu phù sa? Bên cạnh đó, cũng phải xem xét đến sản lượng cá của ĐBSCL bao gồm cả cá nuôi, không chỉ tính cá tự nhiên. Phải làm rõ để làm cơ sở yêu cầu bồi thường, chia sẻ lợi ích từ thủy điện thượng lưu.

Lãnh đạo Ủy ban Sông Mê Kông cho biết, tất cả các ý kiến sẽ được ghi nhận, tổng hợp để trình Chính phủ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế trong thời gian tới.

DA thủy điện Pắc-Beng được Chính phủ Lào chuẩn bị từ tháng 4.1994. Đến tháng 5.2006, Lào ký hợp tác nguyên tắc với một công ty của Trung Quốc cho nghiên cứu tiền khả thi. Năm 2009, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của DA được phê duyệt. Tháng 9.2015, thiết kế công trình được nộp lên chính phủ Lào. Tháng 11.2016, Ban Thư ký Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế đã thông báo cho các thành viên về kế hoạch xây dựng thủy điện Pắc-Beng của Lào. Đồng thời, thành viên của ủy hội này cũng được cung cấp tài liệu về DA thủy điện Pắc-Beng để nghiên cứu, tham vấn trước khi công trình được xây dựng.

(Theo Thanh Niên)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Đám cưới Khánh Vân mời nửa showbiz, nhưng có một người im hơi lặng tiếng
13:49:09 19/11/2024
Vừa hết Miss Universe, Hoa hậu Kỳ Duyên lại phát ngôn gây tranh cãi
16:51:50 19/11/2024

Tin mới nhất

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h

15:05:34 17/11/2024
Do tác động của bão Man-yi, từ chiều 17/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 16; sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

Có thể bạn quan tâm

Anh chết, em bị thương sau chầu nhậu hết 4 lít rượu

Pháp luật

19:21:01 19/11/2024
Theo Cơ quan điều tra, giữa Y Yốp Byă và anh Y Nim Ayun (SN 1990, trú cùng xã) và anh Y Nin Ayun (SN 1997, em trai của anh Y Nim Ayun) là bạn thân chơi với nhau.

Anh Trai nhạt nhất show Say Hi hội mang combo "nhạc dở, hát nhép, nhảy kém" đi diễn khiến netizen ngán ngẩm

Nhạc việt

19:19:52 19/11/2024
Tại một sự kiện, nam ca sĩ đã đem đến cho khán giả bài hát Pickleball vừa mới ra lò. Bỏ qua những tranh cãi xoay quanh chất lượng của MV, màn diễn live của Đỗ Phú Quí vẫn bị nhận xét là thảm họa.

7 người thiệt mạng do lở đất khi siêu bão Man-yi tấn công Philippines

Thế giới

18:50:05 19/11/2024
Lễ ký kết diễn ra tại trụ sở quân đội Philippines ở Manila, nơi các bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Philippines còn động thổ dự án xây trung tâm giúp thúc đẩy sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang 2 nước.

Cực từ Bắc di chuyển bí ẩn gần Nga hơn?

Lạ vui

18:23:07 19/11/2024
Các nhà khoa học phát hiện hoạt động bất thường ở Cực Bắc trong lúc cực từ Bắc di chuyển gần Nga hơn theo cách thức chưa từng có trước đây.

Vinicius bị tước vai trò đá phạt đền

Sao thể thao

18:17:40 19/11/2024
HLV Dorival Junior có quyết định táo bạo trước thềm trận đại chiến với Uruguay tại vòng loại World Cup 2026. Theo đó, Raphinha sẽ là người thực hiện phạt đền nếu Brazil được hưởng.

"Ảnh đế" Yoo Ah In dùng cái chết của cha xin giảm án tù gây phẫn nộ

Sao châu á

18:12:18 19/11/2024
Vào ngày 19/11, Yoo Ah In đã kháng cáo lên Phòng hình sự số 5, Tòa án tối cao Seoul. Phía Yoo Ah In cho rằng mức án 1 năm tù giam cho tội vi phạm Đạo luật kiểm soát ma túy là quá nặng.

Bức ảnh gây "nóng mắt" của Lisa

Nhạc quốc tế

17:41:47 19/11/2024
Đầu tháng 11, tour gặp gỡ người hâm mộ Fan Meetup của Lisa (BLACKPINK) đi qua 5 thành phố lớn của châu Á đã phát động đêm đầu tiên tại Singapore.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.

Vũ Luân làm điều gì với đàn anh mà để bị nhớ suốt đời?

Sao việt

16:58:56 19/11/2024
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trong một chương trình. Theo đó, Bạch Long kể về Vũ Luân bằng thái độ vô cùng niềm nở.

Mãn nhãn mùa 'quả vàng' trên thảo nguyên Mộc Châu

Du lịch

16:58:20 19/11/2024
Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa mận hoa đào làm say đắm lòng người, những ngày này, có dịp đến với Mộc Châu, du khách còn được đắm mình trong khu vườn rộng với những trái hồng đang mùa chín rộ