Thêm cô giáo mạng bị tố: Người trong cuộc nói gì?
Sự việc cô gái dạy văn liên tục có những hành động phản cảm trong quá trình dạy học online khiến nhiều học sinh bất bình lên tiếng.
Mới đây trên mạng xôn xao trước thông tin một cô gái dạy Văn online nổi tiếng ở Hà Nội bị tố chất lượng dạy kém xa quảng cáo, nói chuyện với học sinh thiếu chuẩn mực, gửi ảnh nhạy cảm vào group học tập, tự tin thái quá về bản thân, thích hạ người khác xuống để nâng mình lên…
Cô gái bị tố trên được xác định là P.T (tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Dự án – Quản trị tổ chức tại trường ĐH Thương mại).
Chiều ngày 18/8, trao đổi với PV, bạn H.C -học sinh trường THPT Trưng Vương, Hưng Yên) cũng là học sinh online của nữ giáo viên P.T. cho biết: “Theo em biết, chị T học trường ĐH Thương mại. Trong quá trình đạy chị T chưa từng giới thiệu về việc chị có bằng sư phạm và nghề nghiệp hiện tại của chị. Ban đầu vào lớp, chị T chỉ giới thiệu chị từng được 9,5 khi thi Đại học nên chúng em khá tin tưởng.
Chúng em biết tới chị T là do năm ngoái chị có mở lớp học online miễn phí cho khóa 2K2. Ấn tượng ban đầu của em về chị T là giọng chị ấy hay, dạy dễ hiểu, trong quá trình học khá thoải mái.
Tuy nhiên đến khi đăng ký học thì lại không giống với khi học miễn phí. Từ khóa 2K3 của chúng em, nếu muốn học chị phải đóng 1,1 triệu đồng tương ứng với 30 buổi. Thời lượng live mỗi buổi từ 30-45 phút, nếu hôm nào chị T quảng cáo cho khóa học khác thì thời gian kéo dài lên tới hơn 1 tiếng. Tuy nhiên về sau lịch học liên tục bị thay đổi và không đúng với cam kết ban đầu”.
Một trong các bài “bóc phốt” cô giáo P.T
Sau sự việc này, H.C cũng tự nhận ra rằng đây sẽ là bài học kinh nghiệm cho bản thân. Trước khi tham gia một khóa học sẽ phải tìm hiểu kỹ người dạy để không dẫn tới những sự việc không mong muốn.
TH.C chia sẻ: “Trong quá trình dạy, với khóa 2K3 bọn em và khóa 2K2 trước đó chị T chỉ xưng là chị khi dạy. Tuy nhiên khóa 2K4 thì chị T đã chuyển xưng thành cô.
Với những anh chị đã tốt nghiệp THPT và lên Đại học, chị T còn lấy danh nghĩa giúp các anh chị kiếm tiền bằng việc giới thiệu để tham gia vào các sàn giao dịch. Thắng thua của mỗi người phụ thuộc vào lên xuống của sàn đó còn chị T sẽ vẫn được hưởng hoa hồng khi giới thiệu. Tuy nhiên với khóa bọn em chưa đủ 18 tuổi thì không được chị T giới thiệu về cách kiếm tiền trên”.
Hiện tượng ‘cô giáo mạng’, rồi bản thân những người này bị dính vào lùm xùm không phải mới xuất hiện. Cô giáo livestream Minh Thu dạy Vật lý trước đó cũng là một trường hợp tương tự.
Trong vòng nửa tháng sau khi nổi tiếng trên mạng xã hội, cô gái sinh năm 1997 gặp phải nhiều ý kiến bình luận trái chiều. Cụ thể, dân mạng cho rằng Minh Thu vẫn chưa tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Vật lý của Đại học Sư phạm nên chưa thể tự xưng là cô giáo. Minh Thu gây tranh cãi bởi cách giao tiếp chưa đúng chuẩn mực sư phạm với học sinh, có những biểu cảm, lời nói chưa phù hợp…
Trả lời báo chí trước những bình luận trên, “Cô giáo livestream” nổi tiếng trên mạng xã hội cho rằng : “Về sự việc lần này và mình cảm thấy mình đã có lỗi, có sai nhưng chưa có tội để mọi người lên án một cách mạnh mẽ và tiêu cực về cả con người lẫn việc truyền đạt kiến thức như vậy. Mình thật lòng cảm ơn những ai đang yêu thương và ủng hộ.
Bản thân mình đã tự hứa với lòng rằng vẫn sẽ luôn thay đổi hành vi và sửa đổi cách biểu hiện ra bên ngoài mà số đông thấy là không phù hợp, miễn sao mình luôn giữ được mục đích ban đầu là truyền tải kiến thức.
Danh xưng cô giáo có lẽ đang không phù hợp, mình xin được rút lại. Mình chỉ xin bây giờ được livestream, làm nội dung truyền tải kiến thức với tư cách như một nhà sáng tạo nội dung.
Tuy nhiên ở thời điểm này, mình xin vẫn giữ cách xưng hô cô – em vì các bạn học sinh xem mình đã quen với điều đó và cách xưng hô sẽ giúp các bạn cảm thấy gần gũi hơn khi nghe mình chia sẻ”.
Nhắc đến bài tập Tết là học sinh "than trời", cô giáo 9X là hot TikTok Hà Nội có sáng kiến khiến học trò răm rắp quyết làm cho xong
"Học online không chỉ là biện pháp tình thế trong thời kỳ dịch bệnh mà sẽ là xu hướng Việt Nam cần tiến tới", cô Diệu Thu nhận định.
Thời gian gần đây, nhiều học sinh và phụ huynh cảm thấy khá hào hứng với những bài giảng dạy văn online trên nền tảng Tiktok. Được biết, người thực hiện những đoạn clip chính là Diệu Thu - giáo viên Ngữ văn, Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình đô thị Hà Nội, hệ song bằng.
Một trong những clip dạy văn của Diệu Thu
Theo đó, những nội dung trong mỗi clip mà cô giáo 9X này hướng đến chính là những mẹo học văn dễ nhớ, bí quyết làm bài thi đạt kết quả tối ưu, phân tích một vấn đề trong một tác phẩm văn học nào đó. Ngoài ra, nữ giáo viên 9X này còn giải đáp thêm những thắc mắc của các học trò theo dõi kênh của mình.
Cùng trò chuyện với cô Diệu Thu để xem bí quyết dạy học online của cô có gì đặc biệt lại thu hút học sinh như vậy:
Dạy học Online đang dần trở thành xu thế
- Chào cô! Năm 2020 vừa qua là một năm thế nào với cô?
Nhìn lại chặng đường 2020 vừa qua với tôi là một năm của sự thay đổi. Với sự ảnh hưởng của dịch Covid 19, đòi hỏi mỗi giáo viên như tôi cần bắt nhịp nhanh với công nghệ hiện đại để phù hợp hơn với tình hình biến động của đất nước.
- Lý do vì sao cô lại thực hiện những clip dạy văn trên TikTok như vậy?
Không thể phủ nhận sức lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội hiện nay đối với giới trẻ. Đặc biệt nó cuốn quá nhiều thời gian của học sinh.
Chứng kiến nhiều học trò sử dụng quỹ thời gian "hàng tiếng đồng hồ" trong ngày chỉ để lướt TikTok, xem những clip giải trí nhảm nhí, vô bổ. Tôi đã đặt ra cho bản thân một câu hỏi: "Tại sao mình không dạy học qua đây?" và thế là tôi bắt đầu thực hiện.
Là 1 cô giáo lấn sân sang làm TikToker khiến Diệu Thu phải học hỏi, trau dồi thêm nhiều kỹ năng sử dụng công nghệ.
- Thông thường những clip này có thời lượng khá ngắn. Vậy việc sắp xếp nội dung có khiến cô gặp phải khó khăn gì không?
So với Youtube, hay Facebook,... thì TikTok chỉ cho giới hạn dung lượng đăng video là 60s, và nhiều hơn là 3 phút. Ban đầu tôi cũng khá khó khăn trong việc lên ý tưởng, nội dung thực hiện.
Song, khi mục đích đã hình thành thì có khó khăn đến mấy tôi cũng thực hiện được, tôi học hỏi thêm những kỹ năng: Từ việc học cắt chỉnh nhạc, tạo điểm nhấn video, bắt trend giới trẻ,... đến bây giờ thì cũng khá thành thạo cả về mặt kĩ thuật đến nội dung bài giảng.
Không chỉ có Toán... môn Ngữ văn cũng có công thức
- Theo dõi nội dung dạy của cô thường là bài giảng dạy về cách mở bài/ kết bài để hướng tới nhiều học sinh. Liệu rằng cách làm như vậy có khiến bài văn của nhiều học trò bị một màu, y đúc nhau?
Đúng là học văn thì cần cảm nhận, chẳng có một công thức nào chứa đựng những trái tim yêu văn chương. Bạn thấy đấy, những clip của tôi nhận được khá nhiều sự phản ứng tích cực từ học trò.
Như vậy có nghĩa là ở đâu đó vẫn tồn tại rất nhiều những học sinh không có năng khiếu học văn, hạn chế về ngôn ngữ và những công thức này vô hình chung có thể bằng một cách nào đó khơi dậy động lực học giúp các trò cảm thấy thích và yêu môn văn hơn.
- Thời gian sắp tới, cô có dự định thay đổi gì thêm về phần nội dung không?
Khi thực hiện clip, tôi nhận được "1000 câu hỏi vì sao" của học trò ở phần comment. Sắp tới tôi sẽ là phân loại câu hỏi để trả lời, giải đáp những thắc mắc của học trò, mục đích chính vẫn là lan tỏa kiến thức đến cộng đồng.
- Văn chương là phải có sự sáng tạo, thế nhưng sao cô lại chọn cách dạy văn bằng công thức?
Thật ra dạy văn bằng công thức, bằng sơ đồ tư duy hay bằng bất cứ một phương pháp gì thì cũng cần đảm bảo mục tiêu bài học. Nhiều giáo viên khi nghe tên thường phản ứng và có quan điểm ngược lại là không nên, nhưng khi nghe tôi giảng một chuyên đề bằng phương pháp này thì họ hoàn toàn bị thuyết phục.
Tôi cho rằng, chính học trò là người quyết định sự tồn tại của một phương pháp giảng dạy. Nếu nó hiệu quả với học trò, dù khó khăn và gặp trở ngại đến mấy tôi cũng sẽ theo đuổi đến cùng!
Xoá bay nỗi ám ảnh bài tập Tết cho học trò
- Theo nhiều giáo viên, dịp Tết là quãng thời gian "vàng" để học sinh ôn tập lại kiến thức. Quan điểm của cô về việc này thế nào?
Tôi hiểu tâm lý của nhiều đồng nghiệp khi mong muốn học trò không lãng phí thời gian nên dịp Tết thường sẽ giao nhiều đề cương học tập. Và tôi cũng có giao cho học sinh của mình.
Thế nhưng, tôi nghĩ rằng, cần giao bài tập phân luồng theo từng đối tượng học sinh để các em cảm thấy không bị áp lực trong dịp nghỉ Tết này. "Học mà chơi, chơi mà học" sẽ hiệu quả hơn!
- Vậy cô đã giao bài cho học cho dịp Tết thế nào?
Tôi đã phân luồng bài tập Tết cho học trò bằng cách bắt buộc làm nhưng được lựa chọn:
Tôi đưa ra 30 câu hỏi với các thang năng lực: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp vận dụng cao. Với 5 câu hỏi đầu tiên, học sinh bắt buộc phải làm đầy đủ vì nó đơn giản là những kiến thức ôn lại dễ nhớ. 10 câu hỏi tiếp theo dạng thông hiểu, với 10 câu hỏi này, học sinh được lựa chọn 3/10 câu để hoàn thiện. 5 câu hỏi vận dụng thấp học sinh được lựa chọn 2/5. 5 câu hỏi cuối cùng không bắt buộc học sinh hoàn thiện.
Như vậy, phần đa 100% học sinh sẽ trả lời đầy đủ các câu hỏi dạng nhận biết, 80% học sinh có lực học trung bình, khá, giỏi trả lời được 2 cấp độ: nhận biết, thông hiểu. 50% học sinh học lực khá, giỏi trả lời được câu hỏi vận dụng thấp; còn lại câu hỏi nâng cao dành cho 20% học sinh có học lực giỏi.
Với cách giao bài tập trên, tôi sẽ cho các phần thưởng "hoa điểm mười" để khuyến khích học trò trả lời. Vừa tạo sự hứng khởi, vừa giúp học trò rèn luyện thêm.
Trên trang cá nhân, Diệu Thu thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm học văn hiệu quả đến với nhiều học sinh trên cả nước.
- Hiện tại, không chỉ học sinh mà nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi chỉ còn vài tháng nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 diễn ra. Vậy theo cô, ở thời điểm hiện tại, những học sinh cuối cấp cần phải tập trung ôn tập thế nào?
Theo tôi, ở thời điểm hiện tại, các bạn học sinh 2003 cần xác định mục tiêu học tập cho riêng mình. Bởi, học tập mà không có mục tiêu thì chẳng khác nào đi lạc trong rừng mà không có la bàn cả.
Đồng thời, các em cần lên kế hoạch ôn luyện trong những tháng nước rút và quan trọng hơn là phải kỷ luật với bản thân mình, lựa chọn phương pháp học tập phù hợp để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới!
Xin cảm ơn cô đã chia sẻ! Chúc cô 1 năm mới dồi dào sức khoẻ và thành công.
Giáo viên Văn nói bậy, show bộ phận phản cảm: Bị tố thêm dụ học sinh chơi tiền ảo khiến nhiều em mất trắng cả chục triệu? Mới đây, nữ giáo viên Văn đã tạo nên nhiều tranh cãi khi liên tục có những hành động phản cảm trong quá trình dạy học online. Thời gian gần đây, một nữ giáo viên Văn dạy online nổi tiếng ở Hà Nội đã bị dính liên hoàn phốt như dùng từ ngữ tục tĩu, show ảnh bộ phận nhạy cảm cho học...