Thêm cảnh báo đáng sợ về tranh chấp Biển Đông
Xung đột vũ trang ở Biển Đông và biển Hoa Đông là nguy cơ không thể loại trừ. Đây là lời cảnh báo vừa được Thủ tướng Australia Tony Abbott đưa ra ngày hôm qua.
Trước đó, nhằm tìm cách “giảm nhẹ” những quan ngại về các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc đã đề xuất ký một hiệp ước hữu nghị và hợp tác với 10 nước thành viên ASEAN.
Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Brunei Darussalam, Thủ tướng Australia – ông Tony Abbott đã nói, ông tin rằng những căng thẳng xung quanh các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông đang dịu đi nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn còn đó.
Vì thế, ông Abbott ủng hộ các nước trong khu vực kêu gọi tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử. Theo ông này, việc giải quyết một cách có trật tự các mâu thuẫn, bất đồng trong những cuộc tranh chấp lãnh thổ đó là điều có ý nghĩa sống còn đối với thương mại. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người Australia và đem đến sự thịnh vượng cho tất cả, Thủ tướng Abbott đã nói như vậy với một phóng viên Australia.
“Gần 60% giao dịch thương mại của chúng ta đi qua Biển Đông, vì thế, sự ổn định chiến lược ở đây là rất quan trọng”, ông Abbott nói thêm.
Khi được hỏi liệu mối nguy cơ bùng phát chiến tranh ở Biển Đông có còn, Thủ tướng Australia đã trả lời: “Nguy cơ vẫn còn – đó là điều không cần phải nghi ngờ. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nguy cơ đó đang giảm đi bởi những nỗ lực đang diễn ra tại một hội nghị như thế này”.
Đây không phải là lần đầu tiên những cuộc tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trở thành chủ đề thống trị tại một Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Người ta đã từng cực kỳ quan ngại về viễn cảnh bùng phát những cuộc xung đột vũ trang ở vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên này. Tuy nhiên, ít nhất vào thời điểm hiện tại, các bước đi tiến tới một “bộ quy tắc ứng xử” có tính ràng buộc nhằm tránh xung đột ở Biển Đông được cho là đang bắt đầu đạt được tiến triển dù còn chậm chạp.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Australia Abott dường như không ngại làm Bắc Kinh phật lòng khi công khai nhắc lại tuyên bố, Nhật Bản là người bạn tốt nhất ở Châu Á đồng thời lên tiếng ủng hộ những động thái của Thủ tướng Shinzo Abe trong việc mở rộng lực lượng phòng thủ của Nhật Bản thông qua việc thay đổi hiến pháp hòa bình. Ông Abott nói, điều đó ngày càng được chấp nhận khi Nhật Bản để lại đằng sau “những nỗi đau và vết thương” gây ra từ các hành động của họ thời Thế chiến II và các nước trong khu vực cũng làm như vậy để cho phép Tokyo đóng vai trò chiến lược lớn hơn trong an ninh khu vực và toàn cầu.
Nhật Bản cũng đang có tranh chấp lãnh thổ quyết liệt với Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Bắc Kinh rất bức xúc, khó chịu trước việc chính quyền ở Tokyo gần đây tìm cách thay đổi hiến pháp hòa bình, ra sức củng cố sức mạnh quân sự vốn đã rất mạnh của nước này.
Trung Quốc tìm cách trấn an ASEAN về Biển Đông
Trong khi các nước như Mỹ, Nhật Bản và Australia tìm cách gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông thì cường quốc số 1 Châu Á này cũng ra sức trấn an, “ve vuốt” các nước ASEAN sau những hành động quyết liệt của họ ở Biển Đông.
Thủ tướng Lý Khắc Cường đến tham dự Hội nghị Đông Á với mục tiêu xây dựng hình ảnh một Trung Quốc thân thiện, hòa bình nhằm “ve vãn” các nước ASEAN. Phát biểu trước giới báo chí ở Brunei, ông Lý Khắc Cường đã nói rằng, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực đang ở “một điểm khởi đầu mang tính lịch sử”. “Trung Quốc sẽ không tìm cách đi theo con đường cũ là tìm kiếm vị trí bá chủ sau khi trở nên mạnh lên”.
Đề cập đến Biển Đông – vấn đề đang được các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm nhất, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã lên tiếng kêu gọi xây dựng Biển Đông thành một vùng biển của “hòa bình, tình hữu nghị và hợp tác”.
“Một Biển Đông hòa bình sẽ đem lại lợi ích cho tất cả mọi người. Chúng ta cần cùng nhau nỗ lực để biến Biển Đông thành vùng biển của hòa bình, hữu nghị và hợp tác”, ông Lý Khắc Cường đã nói như vậy với các nhà lãnh đạo ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh ở Brunei.
Trước đó, nhằm tìm cách “giảm nhẹ” những quan ngại về các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc đã đề xuất ký một hiệp ước hữu nghị và hợp tác với 10 nước thành viên ASEAN. “Trung Quốc sẵn sàng thảo luận tích cực với ASEAN về việc ký kết một hiệp ước láng giềng tốt, hữu nghị và hợp tác nhằm củng cố nền móng chính trị cho sự tin tưởng chiến lược chung giữa hai bên”, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gợi ý như vậy trước khi đến Brunei tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN.
Theo lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin, “với hiệp ước trên, Trung Quốc muốn thể hiện quyết tâm chính trị trong việc theo đuổi một chiến lược phát triển hòa bình, đem lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực. Bắc Kinh hy vọng sẽ phát đi được thông điệp với các nước láng giềng ở Đông Nam Á rằng, Trung Quốc là một đối tác thân thiện và đáng tin cậy chứ không phải là một mối đe dọa”.
Ngoài ra, Thủ tướng Lý Khắc Cường còn đề xuất tăng cường mối quan hệ hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Trung Quốc và ASEAN cũng như đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên.
Tất cả những bước đi trên của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước láng giềng đang lo ngại về lập trường và các hành vi quyết liệt, hiếu chiến của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Bắc Kinh được cho là đang thay đổi chính sách, tìm cách tận dụng sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Obama tại hai hội nghị quan trọng của khu vực để thuyết phục, ve vãn các nước láng giềng Châu Á sau một thời gian đẩy họ ra xa vì những bước đi có phần hung hăng của nước này trong tranh chấp biển đảo.
Theo Xahoi
Úc 'nêm mắm' với Trung Quốc, 'bớt muối' tại Biển Đông
Nước Úc dù không có Kevin Rudd - người theo đường lối thân Trung - thì một thái độ "lãnh đạm" trước các xung đột trong khu vực châu Á-Thái Bình Dươngsẽ vẫn được duy trì. Tân Thủ tướng Tony Abbott ngay trước khi khởi động cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã thẳng thừng tuyên bố: Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một "lợi ích", chứ không phải mối đe dọa.
Ông Abbott vốn nổi tiếng là một nhân vật thân phương Tây song lại luôn tỏ ra "mang ơn" Trung Quốc khi không hề e dè tuyên bố sự thịnh vượng của nước Úc là nhờ có công rất lớn từ quan hệ thương mại giữa Úc và Trung Quốc, đồng thời bày tỏ hy vọng mối quan hệ đó sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. Trung Quốc chính là đối tác thương mại lớn nhất của Úc với tổng kim ngạch hai chiều năm 2012 đạt hơn 125 tỷ USD.
Trước đó, Bắc Kinh đã đánh giá rất cao "thái độ tích cực" của Thủ tướng Abbott và sẵn sàng hợp tác để mang lại lợi ích lớn hơn nữa cho đôi bên. Và thực tế, trong cuộc gặp gần đây, hai nguyên thủ đã cùng nhất trí thúc đẩy thỏa thuận thương mại tự do, thậm chí ngài Abbott còn khéo léo gợi ý Trung Quốc nên chú ý đến cả phương diện văn hóa, khoa học và giáo dục nữa. Giới quan sát cho rằng Thủ tướng Úc sẽ không ngần ngại mở toang cánh cửa cho các doanh nghiệp Trung Quốc, bất chấp lời cảnh báo của Kevin Rudd - nhân vật thân Bắc Kinh - cho rằng thời kỳ bùng nổ khai mỏ của Trung Quốc đã qua rồi.
Và nhân lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama không xuất hiện tại Bali để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC, Chủ tịch Tập Cận Bình đã trở thành đối tượng hội đàm đầu tiên của Úc trong một cuộc họp kín ngay khi ông Abbott vừa đặt chân đến khu nghỉ mát Nusa Dua. Thông điệp của Canberra rất đơn giản: Chính quyền mới của Úc sẽ không làm phương hại đến lĩnh vực khai thác khoáng sản và tài nguyên cùng với việc bãi bỏ thuế carbon và thuế khai thác. Hồi còn làm thủ lĩnh phe đối lập, ông Abbott cũng là một cái tên "bật đèn xanh" ủng hộ giới doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đầu tư vào Úc - một điều đến nay vẫn được xem là "tối kỵ" ở quốc gia này. Ngay trong cương lĩnh tranh cử của ông cũng thể hiện rõ: Cải cách để phù hợp với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và tôn trọng sự "trỗi dậy" của Trung Quốc.
Về phương diện quân sự, Phó Chỉ huy Tư lệnh quân khu Quảng Châu, đồng thời là Chỉ huy Hạm đội Nam Hải Khương Uy Liệt, từng hết lời ca ngợi mối thâm giao giữa chính quyền hai nước. Đồng thời, kêu gọi Hạm đội Nam Hải và Hải quân Hoàng gia Úc cần gia cường hợp tác và gợi mở phía Trung Quốc sẵn sàng trao đổi quân sự và hợp tác hàng hải với Úc trên Biển Đông.
Cố nhiên, Úc cũng sẽ không buông mối quan hệ với Mỹ khi bày tỏ niềm mong mỏi Washinigton sẽ tận dụng căn cứ ở Darwin trong kế hoạch "tái cân bằng" tầm ảnh hưởng ở châu Á. Trang News của Úc trích lời một quan chức cấp cao nhận định rằng: Điều này có nghĩa là Úc đang chơi trò ngồi giữa hai đầu bập bênh khi vẫn muốn là một đồng minh tốt của Mỹ, song lại còn kiêm vai "hảo bằng hữu" với người Trung Quốc.
Dù có ngả theo phía nào thì theo tờ The Age của Úc, Canberra vẫn duy trì chính sách ngoại giao mờ nhạt, thậm chí "nhút nhát". Điều này cũng không khó hiểu khi Úc tương đối cô lập trên biển về mặt địa lý nên chủ yếu phụ thuộc vào thương mại, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa trên đường biển mà chiếm tới 60% là đi qua khu vực Biển Đông. Với Úc, bất kể là ai chiến thắng trong cuộc tranh gianh chủ quyền lãnh hải thì với tư cách một quốc gia tương đối trung lập, hàng hóa của nước này cũng chẳng bị sứt mẻ gì. Không những vậy, yếu tố dân số đang tác động không nhỏ đến chính sách ngoại giao của nước này, khi gốc rễ hệ thống chính trị - xã hội đến từ mô hình phương Tây song dân số gốc châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đang phát triển cực kỳ nhanh chóng. Theo Viện Nghiên cứu Aspen, không một quan chức nào cảm thấy Trung Quốc sẽ là mối đe dọa quân sự trực tiếp đối Úc. Còn Gareth Evans - cựu Ngoại trưởng Úc - cho rằng tốt nhất Úc chỉ nên góp tiếng nói về UNCLOS.
Do đó, Canberra sẽ không có ý định "mua dây buộc mình" làm mếch lòng các nước lớn. Và thực tế ngay cả người dân Úc cũng vậy. Theo khảo sát của Viên nghiên cứu Lowy, chỉ có 38% người Úc ủng hộ Chính phủ hỗ trợ động thái quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong những trường hợp như Nhật-Trung xảy ra xung đột, song có đến 48% người ủng hộ Canberra tiếp sức cho quân đội Mỹ ở Trung Đông. Aspen cho rằng: Đừng hy vọng vào những định chế quân sự Úc tham gia sẽ mang lại điều gì khác biệt trên Hoa Đông cũng như Biển Đông, và những bài hùng biện của Úc về một "trật tự khu vực" chỉ mang màu sắc ngoại giao thôi. Điều duy nhất Úc mang lại cho ASEAN là hợp tác chống... di cư bất hợp pháp.
Theo Songmoi
Phe đối lập thắng lớn trong bầu cử Australia Tony Abbott, người vừa chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Australia hôm qua, cam kết sẽ xây dựng một chính phủ mạnh mẽ và đáng tin cậy sau khi đánh bại đảng của đương kim Thủ tướng Kevin Rudd. Thủ tướng đắc cử của Australia Tony Abbott ăn mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội hôm qua cùng vợ và...