Thêm ca tử vong vì cúm gia cầm trong năm mới
Ngày 5/2, PGS. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, Việt Nam đã ghi nhận ca tử vong thứ hai trong năm 2014 vì chủng cúm gia cầm nguy hiểm.
Bệnh nhân thứ 2 tử vong vì chủng cúm gia cầm nguy hiểm A/H5N1 là một bệnh nhân nữ, 60 tuổi, ở Đồng Tháp. Người phụ nữ khởi phát bệnh từ ngày 22/1 với triệu chứng sốt. Đến ngày 27/1, bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện khó thở, nhập viện và điều trị tại BV Đa khoa tỉnh An Giang. Tuy nhiên, tình trạng bệnh diễn tiến nhanh, bệnh nhân suy hô hấp và tử vong sau một ngày điều trị. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này cũng đã được Viện Pasteur TPHCM xét nghiệm, khẳng định dương tính với cúm A/H5N1.
Cúm A/H5N1 đang quay trở lại, đe dọa sức khỏe người dân.
TS Trần Đắc Phu cho biết, qua điều tra dịch tễ ca bệnh cho thấy, bệnh nhân đã giết mổ vịt bị chết không rõ nguyên nhân. Tại khu vực sinh sống của gia đình bà cũng có gà, vịt bị ốm, chết.
Ngay sau khi xác định ca bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp và Trung tâm y tế huyện Thanh Bình – nơi bệnh nhân sinh sống – đã điều tra dịch tễ, xử lý ổ dịch, theo dõi người tiếp xúc, đến nay sau 14 ngày kể từ ngày khỏi phát không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới.
Như vậy, đây là ca tử vong thứ 2 do cúm gia cầm A/H5N1 trong năm 2014. Trường hợp tử vong trước đó là một nam giới, 52 tuổi, trú tại Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Bệnh nhân này đã tử vong sau 8 ngày có dấu hiệu bệnh. Điều tra dịch tễ cũng phát hiện bệnh nhân có tiền sử giết mổ, ăn thịt vịt, gia đình bệnh nhân và khu vực xung quanh có hiện tượng gà ốm chết không rõ nguyên nhân.
Video đang HOT
Như vậy, sau 9 tháng không ghi nhận ca bệnh trên người thì riêng trong tháng 1, đã có 2 trường hợp tử vong do cúm H5N1 tại Bình Phước và Đồng Tháp.
Để chủ động phòng chống dịch cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Khi có dấu hiệu cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến tiếp xúc, ăn thịt gia cầm cần đến viện sớm để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Hồng Hải
Theo Dantri
Bỗng dưng bị nhiễm HIV: Vẫn chưa xác định "hung thủ"
Những nông dân đang chí thú làm ăn bỗng dưng bị lây nhiễm HIV hiện đã vượt qua nỗi lo sợ, mặc cảm nhưng luôn đau đáu sớm được minh oan, xác định rõ tác nhân lây nhiễm.
Chúng tôi trở lại xã Ngãi Đăng, huyện Mỏ Cày Nam - Bến Tre hỏi thăm về những nông dân bỗng dưng bị nhiễm HIV. Nhiều người dân bức xúc nói: "Phải làm cho sáng tỏ nguyên nhân vì sao cùng lúc phát hiện quá nhiều người bị nhiễm bệnh ở ấp Phú Đăng. Đặc biệt, mầm bệnh lại rơi vào những nông dân suốt ngày cặm cụi làm việc kiếm cơm cho cả gia đình".
Dù sức khỏe có phần suy giảm nhưng anh V.V.B vẫn phải lao động cật lực giúp gia đình.
Với nghề trồng rau nhút, chăn nuôi gia súc, vợ chồng anh có thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng
Cộng đồng không kỳ thị
Theo người dân địa phương, khoảng 8 tháng trước, có đoàn điều tra xã hội học của Viện Pasteur TPHCM về đây nhưng từ đó đến nay, mọi việc rơi vào im lặng. Một người dân ở xã Ngãi Đăng còn cho biết sau Tết Nguyên đán vừa qua, xã có tổ chức hòa giải mâu thuẫn giữa gia đình y sĩ Bé, ông bí thư ấp Phú Đăng với những người bị nhiễm HIV về chuyện họ rêu rao trong xóm ấp "mấy ổng đi chơi gái bị lây bệnh".
Ông Đoàn Công Thức, Phó Chủ tịch UBND xã, xác nhận theo chỉ đạo của phó chủ tịch UBND tỉnh, xã đã tổ chức hòa giải. Bản thân ông bí thư ấp và bà Nguyễn Thị Mót (vợ ông Bé) đã nhận sai sót vì phát biểu loan truyền thông tin không có cơ sở, làm ảnh hưởng đến danh dự của những người bị nhiễm HIV. Tại buổi hòa giải, các cá nhân liên quan đều thống nhất xóa bỏ mọi hiềm khích, giải tỏa những dư luận không tốt tại địa phương.
Cũng theo ông Thức, hiện các cá nhân nhiễm HIV đều được Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre cấp thuốc điều trị miễn phí. Mọi người cũng tuân thủ đến khám bệnh định kỳ và nhận thuốc về uống đều đặn. Tâm lý của họ đang ổn định, đa số vẫn đi làm thuê và làm các công việc mưu sinh tại nhà. Điều đáng mừng là bà con chòm xóm vẫn sống gần gũi, không có biểu hiện kỳ thị, xa lánh đối với những người này.
Hai lần gửi đơn về tỉnh
Chúng tôi tìm gặp anh V.V.B, một trong những nông dân nhiễm HIV, giữa lúc anh đang lội ruộng cắt rau nhút. Anh B. nói: "Mong báo chí tác động đến các cơ quan chức năng, để những nơi này tích cực tìm ra nguồn lây bệnh và xử lý nghiêm kẻ đã mang tai họa đến cho chúng tôi".
B. ngậm ngùi kể nhà anh có tới 3 người bị nhiễm HIV, gồm: anh, cha dượng và em trai. Mọi nghi ngờ tập trung vào ông y sĩ hành nghề y tế tư nhân không có giấy phép ở cùng ấp, bởi trước đó, họ thường đi tiêm thuốc trị bệnh đau nhức, cảm cúm tại nhà ông này. Tuy nhiên, mối hoài nghi ấy không đủ cơ sở để chứng minh...
Trước đó, nhóm các bệnh nhân nhiễm HIV đã gửi một lá đơn có 11 chữ ký, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng điều tra làm rõ nguồn lây bệnh, làm sáng tỏ mối hoài nghi về các thao tác tiêm chích của ông y sĩ ấp và giải tỏa những thông tin đồn thổi gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự cá nhân và gia đình của những người bệnh. Sau khi xã tổ chức hòa giải, những bệnh nhân này tiếp tục tập hợp chữ ký gửi về tỉnh lá đơn thứ hai, cũng với nội dung như trên.
Trước đó, trả lời báo chí, bác sĩ Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre, cho biết đã ngưng tập trung truy tìm nguyên nhân lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở xã Ngãi Đăng bởi khó xác định chính xác đường lây nhiễm (tiêm chích thuốc, cắt giác hơi, làm móng, hớt tóc, lấy ráy tai...). Hiện ngành y tế cùng chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền, ổn định tư tưởng để người dân không hoang mang và hiểu cách phòng ngừa, hạn chế nguy cơ lây lan rộng ra cộng đồng.
Từ khi thông tin rộ lên trên báo chí (tháng 6/2012), tại xã Ngãi Đăng phát hiện thêm 4 trường hợp nhiễm HIV. Đặc biệt, tất cả vợ của những bệnh nhân nhiễm HIV đều đã được xét nghiệm nhưng không phát hiện trường hợp nào dương tính với virus này.
Đã có 2 người tử vong vì AIDS Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre, hiện nay, tại xã Ngãi Đăng đang có tổng cộng 21 ca nhiễm bệnh, trong đó 2 trường hợp đã tử vong và 8 người đang chuyển sang giai đoạn AIDS. Các bệnh nhân AIDS tại xã này đã có quá trình nhiễm HIV khoảng 5 năm.
Theo Dantri
Làm thịt vịt ốm, cô gái trẻ nhiễm cúm A/H5N1 Ít ngày sau khi làm thịt và cùng gia đình ăn hai con vịt ốm, N.D. bắt đầu ho, sốt cao, đâu đầu, đau mỏi người. Bệnh diễn tiến nặng, cô được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy, kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur ghi nhận bệnh nhân dương tính với cúm A/H5N1. Trường hợp trên là nữ bệnh nhân N.T.N.D. (20...