Thêm bước chuyển mình quốc phòng mới của Nhật
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe dự kiến sẽ đề cập đến lịch sử hậu chiến của Nhật trong tuyên bố cho 2015, một động thái chuyển mình tiếp theo của nước này.
Theo Đài NHK ngày 3/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ soạn thảo tuyên bố cho năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Theo ông Abe, tuyên bố mới sẽ hướng tương lai và phù hợp hơn với Thế kỷ 21.
Trong tuyên bố, Thủ tướng Abe dự kiến sẽ đề cập tới vấn đề liên quan đến lịch sử hậu chiến của Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh giá trị của tự do và dân chủ.
Năm 2014, nội các của Thủ tướng Abe đã khẳng định việc tiếp tục duy trì lập trường của các chính phủ tiền nhiệm, đồng thời muốn ra tuyên bố mới vào thời điểm phù hợp.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Dốc lực đối phó Bắc Kinh
Video đang HOT
Trước đó, sau khi tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đã có nhiều bước đi mới khiến cho Trung Quốc lo lắng.
Trả lời họp báo sau khi tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe cho biết, tại cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Bắc Kinh nhân sự kiện APEC 2014, lãnh đạo Nga, Nhật đã có cuộc đối thoại mang tính xây dựng và đề cập hàng loạt vấn đề khác nhau. Hiện đang xúc tiến các bước chuẩn bị cho chuyến thăm của lãnh đạo Nga tới Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật cho rằng bản thân ông dự định tiếp tục làm việc với mục tiêu giải quyết các vấn đề lãnh thổ phía Bắc và ký hiệp ước hòa bình với Mátxcơva, trong đó sẽ cân nhắc lợi ích quốc gia của cả hai nước.
Tỏ thiện chí với Mátxcơva, Tokyo đã cho thấy quyết tâm tìm kiếm giải pháp hòa bình trong tranh chấp chủ quyền với Nga của nước này. Nhật Bản có thể tiếp cận nguồn năng lượng dồi dào cả khu vực Viễn Đông của Nga, gần hơn so với Trung Đông. Nó cũng nói lên một thực trạng là Nhật coi Trung Quốc là đối thủ chính trong chiến lược an ninh quốc gia của mình.
Nếu Nga – Nhật thống nhất được hiệp ước hòa bình thì điều này cơ bản đã làm Tokyo an tâm hơn về những quan ngại có thể xuất hiện từ phía Bắc, cho phép quân đội Nhật Bản di chuyển phần lớn tài sản quân sự xuống khu vực phía Nam, dốc toàn lực để sẵn sàng đối phó với mối đe dọa chủ quyền biển đảo đang ngày càng gia căng từ phía Bắc Kinh.
Một hành động khiến Trung Quốc bận tâm nhiều là việc bổ nhiệm Bộ trưởng quốc phòng mới. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Gen Nakatani, từng phục vụ trong quân đội, đã giữ chức người đứng đầu cơ quan quốc phòng Nhật giai đoạn 2001-2002.
Ông Nakatani được cho là một nhân vật có chung quan điểm với Thủ tướng Abe là cổ suý cho một vai trò an ninh lớn hơn của Nhật Bản. Ông ủng hộ việc Nhât Ban có thể tấn công phủ đầu kẻ thù trong trường hợp sắp bị tấn công.
“Nếu các bạn nghĩ về những gì sẽ xảy ra một khi Mỹ rút đi thì chúng ta phải tính đến khả năng đáp trả. Đó là vì chúng tôi không thể ngồi nhìn và chờ chết” – ông Nakatani từng nói với hãng tin Reuters hồi đầu năm 2014.
Ông Abe đã chọn tân bộ trưởng quốc phòng có lập trường cứng rắn giống mình.
Lựa chọn chuyên gia an ninh Nakatani cho vị trí bộ trưởng quốc phòng được xem là giải pháp của ông Abe cho những quan ngại về nguy cơ đến từ hai quốc gia hạt nhân là Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, theo Reuters.
Ngoài ra, lựa chọn trên cũng phù hợp với đường lối an ninh quốc phòng của ông Abe từ trước tới nay, trong đó có việc thay đổi một điều khoản hiến pháp vốn hạn chế khả năng quân đội Nhật từ sau thế chiến thứ hai. Thay đổi này sẽ cho phép quân đội Nhật trợ giúp đồng minh và chiến đấu ở nước ngoài.
Bởi vậy, thông tin ông Nakatani được bổ nhiệm nắm giữ chức bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản khiến Trung Quốc rất bận tâm. Trong vỏn vẹn 2 ngày sau khi Nhật Bản có bộ trưởng quốc phòng mới, Trung Quốc đã ít nhất 3 lần lên tiếng về sự kiện này, khi mềm mỏng khi cứng rắn.
Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng ông hy vọng Nhật Bản “nhớ những bài học trong lịch sử, phù hợp với xu thế thời đại, phát triển hòa bình và hợp tác cùng thắng, tôn trọng những mối quan tâm an ninh hợp pháp và hợp lý của láng giềng”.
Trước đó, tờ Chuyên gia của Nga dẫn nguồn Tân Hoa Xã nói rằng: “Abe và Bộ trưởng quốc phòng mới của mình nên cẩn thận. Cả hai đang ủng hộ việc tăng cường vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cộng đồng quốc tế cần giám sát chặt chẽ và nhắc nhở họ đừng đi quá xa”.Trong diễn biến mới nhất, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh phát biểu trong cuộc họp báo ngày 25/12: “Quan điểm của chúng tôi là bất kỳ ai giữ chức bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản thì phía Nhật cũng nên theo đuổi con đường phát triển hòa bình”.
Theo NTD
Tỷ lệ đi bầu Hạ viện Nhật Bản thấp nhất từ trước tới nay
Thống kê ban đầu cho thấy tỷ lệ đi bỏ phiếu tính đến 4 giờ chiều nay theo giờ địa phương chỉ đạt 29,11%, thấp nhất từ trước đến nay
Người dân Nhật Bản bỏ phiếu bầu lại Hạ viện tại điểm bỏ phiếu ở Tokyo. Ảnh:Reuters. Các điểm bỏ phiếu của cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản đóng cửa vào lúc 8 giờ tối nay theo giờ địa phương (tức 6 giờ tối theo giờ Việt Nam).
Tỷ lệ đi bỏ phiếu thấp là điều đã được dự báo từ trước khi cử tri tỏ ra khá thờ ơ do liên minh cầm quyền nắm chắc phần thắng. Cùng với đó là tuyết lớn ở một số vùng của Nhật Bản có thể tác động đến quyết định đi bỏ phiếu của không ít cử tri.
Để lôi kéo cử tri, đặc biệt là cử tri trẻ đi bỏ phiếu, chính quyền các địa phương của Nhật Bản đã có một loạt nỗ lực. Trong đó có thể kể đến việc mở nhiều điểm bỏ phiếu dành cho những người không thể đi bỏ phiếu đúng ngày 14/12.
Trường Đại học Matsuyama ở tỉnh Ehime, miền trung Nhật Bản đã được chọn là một điểm bỏ phiếu dành cho những sinh viên muốn đi bỏ phiếu trước ngày 14/12. Đây là lần đầu tiên một điểm bỏ phiếu trước ngày bỏ phiếu chính thức được mở ở một trường đại học ở Nhật Bản. Một sinh viên cho biết: "Phải đi đến Tòa thị chính để bỏ phiếu khá vất vả. Cho nên một phòng bỏ phiếu được mở ngay trong trường quả thật rất tiện lợi."
Nhờ những nỗ lực đó, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trước ngày bỏ phiếu chính thức lên đến hơn 12% tổng số cử tri.
Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy nhiều khả năng chỉ có hơn một nửa tổng số cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần này. Đây sẽ là tỷ lệ đi bỏ phiếu thấp trong trong lịch sử Nhật Bản kể từ sau chiến tranh. Điều này đồng nghĩa với việc cho dù chiến thắng Thủ tướng Abe cũng sẽ khó có được tỷ lệ ủng hộ cao từ người dân./.
Theo_VOV
Trung Quốc lo ngại Nhật-Mỹ sửa đổi hợp tác phòng thủ Đại diện của Trung Quốc đã cảnh báo Nhật Bản và Mỹ không nên làm tổn hại các lợi ích của Trung Quốc. Lần đầu tiên trong gần 2 thập kỷ, Nhật Bản và Mỹ đang chỉnh sửa lại các nguyên tắc hướng dẫn hợp tác quốc phòng song phương nhằm đối phó với sự mở rộng quân sự của Trung Quốc và...