Thêm bị cáo dính líu đến vụ tham nhũng chấn động Hải quân Mỹ
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 27/5 thông báo 3 sĩ quan hải quân đương chức và đã nghỉ hưu đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng liên quan đến một nhà thầu quốc phòng ở Singapore.
Theo báo Washington Post, các bị cáo là cựu đại úy hải quân Michael Brooks (57 tuổi), cựu trung tá Bobby Pitts (47 tuổi) và thiếu tá Gentry Debord (47 tuổi). Họ bị cáo buộc dính líu đến vụ tham nhũng mà nhân vật chính là công ty Glenn Defense Marine Asia (GDMA). Đây là công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ.
Vụ tham nhũng liên quan đến GDMA bị phanh phui vào tháng 9/2013. Đây là một trong những bê bối nghiêm trọng của Hải quân Mỹ. Các công tố viên cho biết, số người bị điều tra đã lên đến gần 200 người. Thậm chí, khoảng 30 đô đốc đang bị xem xét liệu có vi phạm đạo đức hoặc trót “nhúng chàm” hay không.
Đến nay, 13 người đã bị buộc tội và 9 người đã nhận tội, bao gồm cựu tổng giám đốc của GDMA là Leonard Francis. Francis là doanh nhân người Myanmar và còn có biệt danh “Fat Leonard”.
Leonard Francis, nhân vật tâm điểm trong bê bối tham nhũng nghiêm trọng ở Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ. Ảnh: NBC
Trong vụ mới nhất, Bộ Tư pháp Mỹ nói Brooks và Debord bị buộc tội nhận hối lộ, trong khi các tội dành đối với Pitts là âm mưu lừa gạt chính phủ và 2 tội danh về cản trở thực thi công lý.
Cụ thể, theo cáo trạng, Brooks khi còn là tùy viên hải quân tại Đại sứ quán Mỹ ở Manila khoảng năm 2006 đến 2008 đã tận dụng chức vụ này để mang lại các hợp đồng có lợi cho Francis.
Ông cũng giúp GDMA hoàn thiện các thủ tục ngoại giao để công ty này được đưa binh sĩ vũ trang vào Philippines mà không cần qua kiểm tra, cũng như không phải thực hiện các nghĩa vụ hải quan khác.
Đổi lại, Brooks được cung cấp các dịch vụ du lịch và giải trí cao cấp, nghỉ dưỡng ở những khách sạn sang trọng và gái mại dâm.
Trong khi đó, Pitts bị buộc tội can thiệp vào quá trình điều tra của thanh tra hải quân đối với công ty GDMA, qua đó công ty có thể lên kế hoạch đối phó. Để bù đắp, Francis cũng cung cấp cho Pitts những dịch vụ giải trí cao cấp, tiệc tùng và các lần hoan lạc cùng gái mại dâm.
Cáo buộc đối với Debord, sĩ quan phụ trách hậu cần và tiếp tế, là cung cấp thông tin cho Francis về những cuộc điều tra của thanh tra hải quân nhằm vào những mánh khóe lập hóa đơn của GDMA, cũng như thông tin của các đối thủ khi đấu thầu. Debord cũng nhận lại các “dịch vụ” từ Francis tương tự như Brooks và Pitts.
Ngày 27/5, Brooks và Pitts đều đã ra hầu tòa lần đầu ở tòa án tại bang Virginia, Debord ra tòa tại Nam California.
Công ty GDMA của Francis đã nắm giữ các hợp đồng trị giá hơn 200 triệu USD để tiếp tế và tiếp nhiên liệu cho các tàu của Hải quân Mỹ hoạt động khắp châu Á.
Hồi năm 2015, Francis đã thừa nhận các hành vi nhằm qua mặt lãnh đạo hải quân như làm giả hóa đơn trị giá ít nhất 35 triệu USD, âm mưu hối lộ “hàng loạt” quan chức như tặng tiền mặt, tặng phẩm, các bữa tiệc đắt tiền, môi giới gái mại dâm và nhiều dịch vụ khác trong hơn một thập kỷ.
Video đang HOT
Theo Minh Anh
news.zing.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Những vụ hủy hoại môi trường chấn động của Formosa
Những nơi hiện diện, Formosa đều từng đối mặt với những cáo buộc thải hóa chất độc hại trái phép ra môi trường.
Formosa từng gây ra một loạt các vấn đề về môi trường ở Campuchia, Mỹ và thậm chí ngay cả quê hương Đài Loan.
Vận chuyển trái phép gần 3000 tấn chất thải độc hại vào Campuchia
Theo BBC ngày 25/4, Formosa Plastics từng gây chấn động dư luận Campuchia trong năm 1999 sau khi tập đoàn này gửi hàng ngàn tấn chất thải độc hại đến cảng Sihanoukville của nước này.
Theo các báo cáo của truyền thông quốc tế và tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW), Formosa đã tìm cách xuất khẩu trái phép các chất thải công nghiệp độc hại sang Campuchia từ Formosa.
BBC đưa tin về vụ bê bối của Formosa tại Campuchia năm 1999.
Theo báo cáo của truyền thông quốc tế và tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) năm 1999, từ cuối năm 1998 Formosa đã tìm cách "xuất cảng" chất thải công nghiêp đôc hại sang Campuchia.
Tháng 12/1998, hơn 2799 tấn chất thải độc hại chứa hàm lượng thủy ngân cao của Formosa cập cảng và được chuyển tới đổ xuống một khu đất trống không có rào chắn gần khu nghỉ mát ven biển nổi tiếng của Sihanoukville, mặc dù chính Cơ quan Bảo vê Môi trường Đài Loan (EPA) đã bác đơn xin phép xuất 5000 tấn chất thải độc hại này sang Campuchia.
Vụ việc được biết tới rộng rãi sau khi một người dân Campuchia là công nhân khuân vác chất thải ở cảng tử vong. Sự cố này đã kích động một làn sóng hoảng loạn tại Sihanoukville. Bốn người khác được cho là đã thiệt mạng trong tai nạn giao thông khi người dân bỏ chạy khỏi địa phương. Cái chết thứ 6 được cho là của một người đàn ông trước đó bới đống rác chứa chất thải do Formosa đổ ra.
Theo Phnom Penh Post, kết quả điều tra và phân tích cho thấy chất thải của Formosa có nồng độ thủy ngân vượt quá mức giới hạn an toàn tới 20.000 lần. Các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm. Formosa vẫn khăng khăng không nhận trách nhiệm và trì hoãn việc đưa các chất thải độc hại này ra khỏi Campuchia bằng cách lấy mẫu xét nghiệm độc lập.
Trước áp lực của dư luận và chính phủ Campuchia, Formosa thay đổi kế hoạch và dự định đưa số chất thải độc hại trên từ Campuchia tới một công ty xử lý có trụ sở tại Westmoreland, California (Mỹ) xử lý.
Hàng nghìn tấn hóa chất độc hại được đổ vào cảng của Campuchia.
Tuy nhiên, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã rút lại quyết định cho nhập chất thải độc hại này với lý do độc tính của nó vượt quá tiêu chuẩn an toàn của Mỹ. Công ty xử lý chất thải Safety-Kleen Corp của Mỹ, ban đầu nói với EPA rằng hàm lượng thủy ngân trong chất thải đạt tiêu chuẩn an toàn, sau đó lại nói rằng chất thải này "phức tạp hơn so với đánh giá ban đầu" của họ.
Trước sức ép cực lớn từ dư luận, Formosa buộc phải lên tiếng xin lỗi chính thức và đưa lô hàng trở lại nơi xuất phát là Đài Loan vào tháng 4/1999 để phân tách và xử lý. Formosa Plastics cũng từ chối bồi thường vì cho rằng, không có bằng chứng cho thấy sự liên quan trực tiếp giữa cái chết của người dân Campuchia với chất thải của họ.
Trong khi đó, chính quyền thành phố Cao Hùng, Đài Loan cũng đã phạt công ty Formosa 48.000 USD vì vân chuyển chất thải ra nước ngoài trái phép. Đài Loan cũng mở cuôc điều tra về hành đông của Formosa Plastics.
Có thông tin cho rằng một số quan chức Campuchia đã nhận khoản tiền lót tay lên tới 3 triệu USD để "đưa" những chất thải độc hại vào Campuchia. Hơn 100 quan chức chính phủ Campuchia đã bị đình chỉ, nhưng chỉ có ba người trong số này bị buộc tội gây nguy hiểm cho tính mạng con người, tài sản và môi trường. Giám đốc một công ty nhập khẩu của Campuchia và 2 người đàn ông Đài Loan, một phiên dịch của họ cũng đã bị xét xử.
Mặc dù Formosa từ chối trả bồi thường cho các nạn nhân, nhưng các nhà hoạt động môi trường vẫn xem đây là một chiến thắng. Họ hoan nghênh quyết định kịp thời của EPA không cho phép nhập khẩu lô hàng trên vào Mỹ.
Formosa bị phạt vì xả khí độc hại tại Mỹ
Sự cố ở Campuchia không phải là vụ đầu tiên hay cuối cùng mà Formosa gặp phải vì gây hại cho môi trường của các quốc gia khác.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Hồi tháng 9/2009, chính quyền bang Texas và Louisiana đã buôc Formosa Plastics chi hơn 10 triêu USD để khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm thải chất đôc ra không khí và nguồn nước.
Công ty Đài Loan cũng phải đồng ý trả tiền phạt 2,8 triêu USD vì các vi phạm luât về nước sạch, không khí sạch và luât về kế hoạch công nghiêp của Hoa Kỳ.
Theo tờ Pr News Wire, sự viêc xảy ra tại hai nhà máy của Formosa tại Point Comfort, Texas, và Baton Rouge, Louisiana.
Trong quá trình vận hành, hai nhà máy này đã làm rò rỉ một lượng lớn chất độc hại xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform... vào đất, nước ngầm và sông Mississippi, trong đó bao gồm cả các chất ô nhiễm độc hại như vinyl clorua.
Theo EPA, VOC có thể làm rối loạn hô hấp như hen suyễn, giảm dung tích phổi. Nó có thể gây thiệt hại cho hệ sinh thái và làm giảm tầm nhìn. Vinyl clorua là một chất khí không mùi được cho là có thể gây bệnh ung thư cũng như các chứng rối loạn thần kinh ở người.
Chính quyền Texas và Louisiana đã tiến hành một cuộc điều tra toàn diện và giám sát nghiêm ngặt hệ thống khí thải của các nhà máy Formosa, giám sát thường xuyên các thiết bị sản xuất hóa chất bổ sung của nhà máy, tăng cường kiểm tra định kỳ các biện pháp chống rò rỉ khí thải độc hại để đảm bảo Formosa luôn tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường.
Để ngăn chặn các hành vi xả thải trái phép của Formosa trong tương lai, chính quyền Texas cũng tiến hành một cuộc kiểm tra đánh giá toàn diện.
Trong quá trình điều tra, các thanh tra phát hiện ra rằng Formosa đã vi phạm giới hạn xả thải theo giấy phép tại nhà máy ở Texas.
Môi trường xung quanh nhà máy ở Đài Loan ô nhiễm
Vào tháng Tư năm 2012, Formosa Plastic đệ đơn kiện và đòi bồi thường 1,3 triệu USD chống lại những cáo buộc "sai lầm và phỉ báng" của Giáo sư Ben-Jei Tsuang, một kỹ sư môi trường thuộc Đại học quốc gia Chung Hsing, thành phố Đài Trung, Đài Loan.
Giáo sư Ben-Jei Tsuang (phải).
Giáo sư Ben-Jei Tsuang là người trước đó đã tổ chức một hội nghị khoa học và viết nhiều bài báo trong đó dẫn ra các bằng chứng từ nghiên cứu của ông cho thấy sự tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đối với người dân sống gần các nhà máy của Formosa ở Mailao, Văn Lâm.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Ben-Jei Tsuang, 66 nhà máy ở Đài Trung và Cao Hùng thải ra kim loại nặng và dioxin, một chất được biết tới là có khả năng gây ung thư.
Trước đó, các nhà khoa học Đại học Quốc Gia Đài Loan cũng công bố các báo cáo cho thấy có mối liên quan giữa hoạt động hóa dầu của Formosa ở Vân Lâm với bệnh ung thư, nhất là ung thư gan.
Tuy nhiên, Formosa do rằng nghiên cứu của Giáo sư Ben-Jei Tsuang trích dẫn các số liệu sai, kích động sự hoảng loạn trong khu vực và đâm đơn kiện vị Giáo sự này.
Hơn 1.100 học giả sau đó đã ký vào đơn kiến nghị, bao gồm cả nhà hóa học đoạt giải Nobel Lee Yuan-tseh, kêu gọi Formosa tôn trọng sự khách quan của các nghiên cứu khoa học và rút đơn kiện.
Tháng Chín năm 2013, thẩm phán tại tòa án quận Đài Bắc phán quyết bác bỏ đơn kiện củaTập đoàn Formosa Plastic.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc kỷ luật gần 400 quan chức liên quan đến bê bối vaccine Trung Quốc ngày 13/4 cho biết, 357 quan chức nước này sẽ phải đối mặt với các hình thức kỉ luật trong vụ bê bối buôn lậu vaccine số lượng lớn tại TP Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Nhân viên y tế Trung Quốc tiêm vaccine cho một em nhỏ. (Ảnh: ChinaMorning Post) Theo hãng tin Tân Hoa Xã, cho đến nay, nhóm...