Thêm bệnh do… uống thuốc
Có hàng trăm tên biệt dược có paracetamol đơn độc hoặc phối hợp với nhiều dược chất khác dễ nhầm lẫn dẫn đến sử dụng quá liều gây hoại tử gan không hồi phục rồi tử vong.
Tại bệnh viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia (Hà Nội) vào tháng 9-10/2009, bệnh nhân suy gan ở các nơi chuyển đến, nằm la liệt cả ra hành lang bệnh viện. Hỏi thăm được biết đa số là do uống thuốc hạ sốt có paracetamol, mới thấy cái lợi và hại của paracetamol.
Paracetamol còn có tên là acetami nophen là một loại thuốc hạ sốt giảm đau giống aspirin, nhưng có nhiều ưu điểm hơn aspirin là: dùng được cho nhiều người, kể cả phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh, người sốt do virus, người bệnh dạ dày… Do đó, nó được sử dụng rất rộng rãi trong gia đình cũng như trong bệnh viện. Có các dạng thuốc: uống, tiêm, đặt hậu môn.
Hiểm họa tiềm ẩn của các loại thuốc uống có paracetamol
Mê trận đồ
Có hàng trăm tên biệt dược có paracetamol đơn độc hoặc phối hợp với nhiều dược chất khác (bác sĩ, dược sĩ nếu không được xem hộp thuốc thì nhiều khi cũng không đoán ra được).
Video đang HOT
Có 2 tên thuốc gốc (trong đơn hướng dẫn dùng thuốc, biệt dược này thì dùng tên paracetamol, biệt dược kia thì dùng tên acetaminophen) người không có chuyên môn sẽ tưởng là 2 loại thuốc khác nhau, dễ bị trùng lắp gây quá liều paracetamol.
Điều trị một trẻ ngộ độc do quá liều paracetamol.
Thuốc uống có nhiều dạng bào chế khác nhau gồm có: thuốc viên có các loại như: viên nén thường, viên nén bao phim, viên nén giải phóng chậm, viên nén sủi, viên nang cứng (nhộng). Thuốc bột thường gói, thuốc bột sủi gói. Thuốc cốm gói. Thuốc nước có các loại như: si-rô, dung dịch, nhũ dịch. Với các hàm lượng thuốc khác nhau. Với các dược chất phối hợp khác nhau (từ 1 – 6 dược chất phối hợp).
Độc tính của paracetamol khi dùng đường uống
Khi vào ruột có khoảng 4% lượng paracetamol biến thành chất độc hại gan (N-acetyl-benzoquinonimin). Gan phải huy động glutathion (chất tạo sức đề kháng của cơ thể) để hóa giải thành chất không độc, đào thải ra ngoài. Khi lượng paracetamol uống vào nhiều, sẽ làm cạn kiệt glutathion của gan. Lượng chất độc do paracetamol sinh ra sẽ tích lại, phân hủy tế bào gan, dẫn đến hoại tử gan không hồi phục rồi tử vong (điều này: các nhà sản xuất thuốc chưa cảnh báo trong đơn hướng dẫn dùng thuốc, nhiều sách tra cứu thuốc cũng chưa ghi).
An toàn cho người dùng thuốc
Không đau nhức, không sốt cao trên 38,50C không uống thuốc có paracetamol.
Khi uống thuốc có paracetamol liều cao hoặc kéo dài nên uống thuốc bảo vệ gan (như silymarin, fortec).
Khi vào bệnh viện: phải báo cho bác sĩ biết lượng paracetamol đã uống (để bác sĩ tiên lượng, tránh ngộ độc).
Nếu không đau nhức, không sốt cao mà bác sĩ vẫn cho thuốc có paracetamol thì không được uống mà phải hỏi lại bác sĩ.
Khi dùng thuốc có paracetamol (uống, tiêm hoặc đặt hậu môn) không được dùng: bia, rượu hoặc các thức uống có cồn. Các loại thuốc như: isoniazit (chống lao), carbamazepin, phenobarbital, phenothiazin, thuốc chống tăng huyết áp.
Khi dùng paracetamol đường uống: nếu là viên nén thường nên đặt thuốc dưới lưỡi rồi ngậm một ít nước cho viên thuốc trương ra (sau đó nuốt hết nước), tiếp tục ngậm cho đến khi tan hết thuốc (thuốc ngấm vào máu như tiêm mạch vậy). Khi hết đau nhức, hết sốt cao mà miệng vẫn còn thuốc chưa tan hết thì cũng nhổ bỏ rồi súc miệng cho sạch thuốc.
Theo VNE
Thời điểm tốt nhất uống thuốc Đông y
Các thuốc bồi bổ nên uống vào sáng sớm khi chưa ăn sáng; các thuốc có tác dụng kiện vị, tả hạ, khu trùng (trừ giun) nên uống lúc bụng đói, trước khi ăn...
Thuốc có hiệu quả hay không ngoài việc dùng đúng bệnh và sắc đúng cách còn phụ thuộc vào thời gian uống thuốc có hợp lý hay không.
Để hấp thu tốt và phát huy tác dụng cao nhất, các thuốc bồi bổ nên uống vào sáng sớm khi chưa ăn sáng; các thuốc có tác dụng kiện vị, tả hạ, khu trùng (trừ giun) nên uống lúc bụng đói, trước khi ăn; các thuốc tiêu thực và có phản ứng kích thích dạ dày và ruột nên uống sau bữa ăn; các thuốc thăng đề (đưa lên trên) và ôn bổ dương khí nên uống vào khoảng thời gian từ sáng sớm đến giữa trưa; các thuốc bổ âm dưỡng huyết và thuốc thanh tả phục hỏa (giải nhiệt tích tụ bên trong) ở âm phận nên uống vào buổi tối; các thuốc trừ tà khí ở dương phận và khí phận nên uống vào sáng sớm.
Như vậy có thể thấy, vấn đề mà ngày nay chúng ta thường gọi là "dược lý thời khắc" (dùng thuốc theo giờ) đã được người xưa vận dụng một cách khá nhuần nhuyễn.
Theo VNE
5 thực phẩm cần tuyệt đối tránh khi uống thuốc Đó là những đồ ăn, thức uống dù chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng nếu được sử dụng khi các bạn đang dùng một loại thuốc nào đó thì nó sẽ làm giảm tác dụng, thậm chí gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Thuốc cảm cúm kị rơ với cà phê Nếu bạn nào đang "dính phải" những...