Thềm băng ở Nam Cực có kích thước bằng thủ đô Rome sụp đổ hoàn toàn
Theo dữ liệu vệ tinh, thềm băng có kích thước bằng thủ đô Rome ( Italy) ở Đông Nam Cực đã hoàn toàn sụp đổ trong những ngày nhiệt độ đạt mức cao kỷ lục.
Dữ liệu vệ tinh cho thấy thềm băng Conger đã bị tách ra khỏi tảng băng trôi C-38 và sụp đổ. Ảnh: USNIC
Theo trang The Guardian (Anh), các nhà khoa học cho biết thềm băng Conger, có diện tích bề mặt khoảng 1.200 km2, đã sụp đổ vào khoảng ngày 15/3.
Vào tuần trước, Đông Nam Cực đã ghi nhận nhiệt độ cao bất thường. Ngày 18/3, trạm nghiên cứu Concordia báo cáo nhiệt độ kỷ lục -11,8 độ C, ấm hơn 40 độ C so với nhiệt độ thông thường theo mùa. Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ này là kết quả của hiện tượng “sông trong khí quyển” giữ nhiệt trên lục địa.
Thềm băng là phần mở rộng của các tảng băng trôi trên đại dương. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn dòng chảy của băng trên lục địa ra biển. Nếu không có chúng, băng trong đất liền sẽ chảy nhanh hơn tràn ra đại dương khiến mực nước biển dâng cao.
Tiến sĩ Catherine Colello Walker, nhà khoa học nghiên cứu Trái Đất tại NASA và Viện Hải dương học Woods Hole, cho biết mặc dù Conger tương đối nhỏ, nhưng sự sụp đổ của thềm băng này là một trong những sự kiện nghiêm trọng nhất ở Nam Cực kể từ đầu năm 2000, sau khi thềm băng Larsen B tan chảy. Ông Walker: “Rất có thể, nó sẽ không có tác động lớn, nhưng đây là dấu hiệu cho thấy những kịch bản có thể xảy ra trong tương lai”.
Thềm băng Conger đã bị thu hẹp từ giữa những năm 2000. Đến ngày 4/3 năm nay, thềm băng này đã mất hơn một nửa diện tích bề mặt so với các lần đo vào tháng 1.
Video đang HOT
Ông Peter Neff, nhà băng học và trợ lý giáo sư tại Đại học Minnesota, cho rằng việc một thềm băng nhỏ sụp đổ ở Đông Nam Cực là điều bất ngờ. Ông nói: “Chúng tôi vẫn coi Đông Nam Cực như một khối băng khổng lồ, cao, khô, lạnh và bất động. Sự sụp đổ này, đặc biệt do nhiệt độ cao kỷ lục có liên quan đến hiện tượng sông khí quyển vào giữa tháng 3, sẽ thúc đẩy các nghiên cứu bổ sung về quá trình này trong khu vực.”
Dữ liệu vệ tinh từ sứ mệnh Copernicus Sentinel-1 cho thấy thềm băng Conger bắt đầu tách khỏi Nam Cực từ ngày 5/3 đến ngày 7/3. Giáo sư Andrew Mackintosh tại Đại học Monash cho biết đại dương bên dưới thềm băng Conger đã tan chảy đáng kể, điều này có thể đã tạo điều kiện khiến nó sụp đổ nhanh hơn.
Song Giáo sư Matt King, Giám đốc Trung tâm Khoa học Nam Cực của Australia, cho biết sự sụp đổ của thềm băng Conger sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mực nước biển. Ông giải thích rằng sông băng phía sau thềm băng Conger khá nhỏ, vì vậy nó sẽ có tác động không lớn đến mực nước biển trong tương lai.
Trong khi đó, các nhà khoa học đặc biệt lo ngại về tương lai của sông băng Thwaites. Thwaites có kích thước bằng bang Florida – còn có biệt danh là “sông băng ngày tận thế” – lớn hơn Larsen B khoảng 100 lần và chứa đủ nước để nâng mực nước biển trên toàn cầu lên hơn nửa mét.
“Tốc độ tan chảy của thềm băng Conger nhắc nhở chúng ta rằng mọi thứ có thể thay đổi nhanh chóng. Lượng khí thải carbon sẽ có tác động đến Nam Cực và các thềm băng ở Nam Cực sẽ quay lại tấn công các đường bờ biển trên thế giới. Điều đó có thể xảy ra nhanh hơn chúng ta nghĩ”, Giáo sư King nhấn mạnh.
Sóng nhiệt kỷ lục xuất hiện ở cả hai cực của Trái Đất
Các vùng ở Nam Cực đã tăng lên 40 độ C so với mức bình thường và cùng lúc đó, ở Bắc Cực đã tăng hơn 30 độ C.
Băng tan chảy ở phía Tây Nam Greenland. Ảnh: AP
Các đợt sóng nhiệt đáng kinh ngạc xảy ra ở cả hai cực của Trái Đất đang khiến cộng đồng khoa học khí hậu phải lo lắng. Họ cảnh báo hiện tượng chưa từng có tiền lệ này có thể là dấu hiệu cho thấy tình biến đổi vỡ khí hậu đang diễn ra nhanh hơn và đột ngột hơn.
Tờ Guardian đưa tin nhiệt độ ở Nam Cực đã lập kỷ lục vào cuối tuần qua, cao hơn mức bình thường 40 độ C. Cùng lúc đó, các trạm thời tiết gần cực Bắc cũng nhận thấy dấu hiệu băng tan chảy, với một số nơi có nhiệt độ cao hơn bình thường đến 30 độ C.
Vào thời điểm này trong năm, Nam Cực thường nhanh chóng lạnh đi sau mùa hè, và Bắc Cực chỉ từ từ tăng nhiệt khi thời gian ban ngày dài ra sau mùa đông. Đối với cả hai cực, hiện tượng tăng nhiệt cùng lúc như vậy là chưa từng có.
Năm ngoái, trong chương đầu tiên của đánh giá toàn diện về khoa học khí hậu, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã lên tiếng báo động về những tín hiệu nóng lên chưa từng có đã xảy ra - dẫn đến một số thay đổi chẳng hạn như tan băng ở vùng cực Trái Đất - có thể nhanh chóng trở nên không thể đảo ngược.
Được đánh giá là mối nguy hiểm cao gấp đôi, sóng nhiệt ở các cực là một tín hiệu rõ ràng cho thấy những thiệt hại mà nhân loại đang phải gánh chịu đối với khí hậu. Và tình trạng băng tan chảy cũng có thể gây ra những thay đổi tiếp theo đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.
Khi băng tan chảy, đặc biệt là ở Bắc Cực, nó để lộ ra vùng biển tối hấp thụ nhiều nhiệt hơn và làm hành tinh ấm lên hơn nữa. Trong khi đó, phần lớn băng ở Nam Cực bao phủ lấy đất liền nên khi tan chảy sẽ làm tăng mực nước biển.
Ông Michael Mann, Giám đốc Trung tâm Khoa học Hệ thống Trái đất tại Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ), cho biết thời tiết khắc nghiệt đang vượt quá dự đoán đến mức đáng lo ngại. Ông nói: "Các mô hình đã hoàn thành tốt công việc dự báo về sự nóng lên tổng thể, nhưng chúng tôi lập luận rằng những sự kiện cực đoan đang vượt quá dự đoán của mô hình. Và chúng ta cần hành động cấp bách".
Những hình thái thời tiết chưa từng có tiền lệ gần đây đã xảy ra sau một loạt các đợt nắng nóng đáng báo động của năm 2021. Khi đó, nhiệt độ đã xấp xỉ ngưỡng 50 độ C tại khu vực phía Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ và Canada, khiến hàng trăm người tử vong.
ADVERTISING
X
Hãng tin AP cho biết một trạm thời tiết ở Nam Cực đã đánh bại kỷ lục trong lịch sử của nó khi ghi nhận nhiệt độ 15 độ C. Một trạm ven biển khác từng bị đóng băng sâu vào thời điểm này trong năm hiện 7 độ C trên mức đóng băng. Trong khi đó, ở Bắc Cực, một số nơi tăng lên 50 độ C.
Nhà khoa học Walt Meier tại Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia Mỹ cho hay: "Hai cực là nơi đối lập nhau. Bạn hiếm khi thấy cả hai cực Bắc và Nam tan chảy cùng một lúc. Đó chắc chắn là một sự cố bất thường".
Nhà khoa học băng Ted Scambos của Đại học Colorado, người vừa trở về sau chuyến thám hiểm địa cực, nói với hãng tin AP rằng: "Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì như thế này ở Nam Cực".
Băng ở Greenland tan từ dưới lên trên, nhanh chưa từng có Theo nghiên cứu mới đây, băng bao phủ Greenland đang tan chảy nhanh chóng ở đáy, khiến ngày càng nhiều nước và băng trôi vào đại dương. Theo kênh CNN, kết luận trên được rút ra từ nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences. Băng ở Greenland. Ảnh: CNN Các nhà nghiên cứu Cambridge đã hợp tác...