Thêm bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 truyền từ dơi sang người
Các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu để tìm hiểu xem virus SARS-CoV-2 đến từ đâu và tiến hóa như thế nào.
Trong một bài viết trên tờ The Daily News (của bang Texas, Mỹ) số ra ngày 14/9, giáo sư Norbert Herzog và giáo sư David Niesel của Đại học Y Texas Medical Branch khẳng định rất có thể virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ loài dơi và đã lây nhiễm sang con người. Sau đó, chúng đã có một sự thích nghi di truyền và gây ra đại dịch COVID-19.
Có thể virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ loài dơi và đã lây nhiễm sang con người. Ảnh: Business Insider
Lần đầu tiên một chủng coronavirus có nguy cơ gây ra một đại dịch là vào năm 2002 và 2003, khi chủng virus SARS-CoV đã làm cho khoảng 8.000 người nhiễm. Chủng virus này có nguồn gốc từ loài dơi móng ngựa và lây nhiễm sang các vật chủ trung gian như gấu mèo và cầy hương, trước khi lây nhiễm vào con người.
Thông thường, khi virus chuyển từ một vật chủ này sang vật chủ khác, chúng phải thích nghi và biến đổi để lây nhiễm hiệu quả hơn và sinh sôi trong tế bào của vật chủ mới. Đôi khi, các vật chủ mới là vật chủ cuối cùng hoặc gây những ổ bùng phát nhỏ, nhưng thỉnh thoảng sự kết hợp giữa các biến thể có thể bắt đầu một đại dịch.
Video đang HOT
“Họ hàng” gần nhất của chủng virus SARS-CoV-2 được các nhà khoa học phát hiện chính là virus tìm thấy ở loài dơi móng ngựa và một họ hàng gần khác đã được phát hiện trên loài tê tê, một loài thú có vảy ăn kiến. Virus này thuộc một tập hợp con của coronavirus, mang tên sarbecovirus, có thể lây nhiễm sang động vật có vú rất dễ dàng. “Tổ tiên” của SARS-CoV-2 tồn tại trên loài dơi từ cách đây hàng trăm năm và đã phát triển khả năng nhiễm sang các loài động vật có vú. Điều này giải thích tại sao SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao như vậy.
Là một virus RNA (tức là có RNA là vật liệu di truyền), SARS-CoV-2 biến đổi theo thời gian. Vì khả năng sao chép bằng chứng đã đọc vào bộ gene của chúng diễn ra không thường xuyên, nên tỷ lệ biến đổi của chúng thấp hơn so với các virus khác, như virus cúm. Các đột biến xuất hiện ngẫu nhiên và những đột biến có tác động không có lợi cho sự phát triển của virus sẽ chết, trong khi các đột biến trung tính và có lợi cho virus sẽ sống sót và lây lan.
Hệ miễn dịch của con người phản ứng với sự lây nhiễm, vaccine, việc sử dụng thuốc kháng virus và các biện pháp trị liệu khác cũng như các nhân tố môi trường đều gây sức ép lên virus và khiến chúng phải thích nghi. Sự thay đổi ban đầu là ở protein gai, giúp virus bám vào tế bào dễ dàng hơn. Sự thay đổi này khiến virus có thể dễ lây lan hơn nhưng không hẳn là làm cho bệnh tình nặng hơn.
Các nhà khoa học đã lấy 130.000 mẫu bệnh từ người và so sánh với 69 mẫu bệnh từ loài dơi để xem virus đã biến đổi thế nào. Phân tích di truyền cho thấy có những đột biến nhỏ đã giúp virus lây lan sang con người. Hầu hết các đột biến mà các nhà khoa học phát hiện đều là đột biến trung tính, có thể vì không ai có miễn dịch sớm trong thời gian đầu đại dịch. Việc không có những thay đổi lớn trong giai đoạn đầu dịch có thể đồng nghĩa với việc các đột biến trong virus SARS-CoV-2 xảy ra trước khi virus này lây lan sang con người.
SARS-CoV-2 bắt đầu thay đổi từ cuối năm 2020, khi các biến thể đầu tiên xuất hiện. Virus này thích nghi với môi trường có miễn dịch nhiều hơn, chọn lọc các biến thể có thể thoát khỏi hệ miễn dịch, đặc biệt trong việc lây nhiễm mãn tính vào những người bị suy giảm miễn dịch. Một số biến thể có thể tiến hóa đến mức gây bệnh nghiêm trọng hơn.
Với các loại vaccine, con người có thể hạn chế những lây nhiễm có thể tạo cơ hội cho virus thích nghi. Tuy nhiên, vaccine cũng gây ra những sức ép có chọn lọc lên virus và chúng có thể biến đổi để nhiễm vào những người đã tiêm vaccine. Theo dõi liên tục trình tự gene đóng vai trò quan trọng để xác định các biến thể mới và giúp thiết kế các vaccine bổ sung nhằm bảo vệ con người trước biến thể mới.
Vaccine không ảnh hưởng đến chu kỳ hay khả năng sinh sản của phụ nữ
Cơ quan quản lý dược phẩm và sản phẩm Chăm sóc sức khỏe của Anh (MHRA) khẳng định không có mối liên hệ giữa vaccine ngừa COVID-19 với những vấn đề liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại London, MHRA đã nhận được hơn 30.000 báo cáo về các vấn đề liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Các tác dụng phụ này bao gồm kỳ kinh dài hơn bình thường, chậm kinh, hoặc chảy máu âm đạo. Số liều vaccine đã tiêm cho phụ nữ là 47 triệu liều.
MHRA cho rằng rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng rất phổ biến, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và số lượng phụ nữ bị ảnh hưởng rất ít. Một số phụ nữ cũng bị thay đổi kỳ kinh sau khi nhiễm COVID-19, hoặc nhiễm bệnh với những triệu chứng kéo dài. Cơ quan này khẳng định vaccine phòng COVID-19 không liên quan đến rối loạn chu kỳ của phụ nữ.
Trước thông tin này, giới khoa học Anh khuyến cáo cần nghiên cứu rõ những hiện tượng như thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và chảy máu âm đạo sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 để trấn an phụ nữ. Trong một bài viết trên tạp chí y khoa BMJ, Tiến sĩ Victoria Male từ Đại học Hoàng gia London, cho biết phản ứng miễn dịch của cơ thể có khả năng nguyên nhân gây ra những hiện tượng trên chứ không phải do vaccine. Hiện không có bằng chứng nào cho thấy vaccine ngừa COVID-19 ảnh hưởng tới việc mang thai hoặc khả năng sinh sản của phụ nữ.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Male cho rằng cần thực hiện các nghiên cứu về các trường hợp được báo cáo liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sau tiêm để chống lại các thông tin sai lệch về vaccine. Bà cho biết nhiều phụ nữ trẻ chần chừ không muốn tiêm vaccine phần lớn do những thông tin sai lầm rằng vaccine ngừa COVID-19 có thể ảnh hưởng tới khả năng mang thai của họ trong tương lai. Tiến sĩ Male cho rằng việc không điều tra kỹ lưỡng các trường hợp thay đổi chu kỳ kinh nguyệt sau tiêm có thể làm tăng thêm những lo ngại này.
Bà cho biết nếu các nghiên cứu xác nhận có mối liên hệ giữa tiêm chủng và sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sẽ được chuẩn bị về sự thay đổi này, đồng thời nhấn mạnh các thông tin "rõ ràng và đáng tin cậy" là rất quan trọng đối với những phụ nữ có khả năng tính được kỳ kinh của mình. Tiến sĩ Male cũng cho rằng các nghiên cứu trong tương lai cũng nên nghiên cứu rõ sự tác động của mọi sự can thiệp y tế đối với chu kỳ kinh nguyệt.
Các loại vaccine khác, như vaccine phòng HPV, cũng có liên quan đến những thay đổi tương tự trong chu kỳ kinh nguyệt, song có rất ít nghiên cứu về cách thức và nguyên nhân xảy ra hiện tượng này.
Các nhà khoa học nhất trí rằng vaccine không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Các thử nghiệm cho thấy tiêm chủng không làm thay đổi cơ hội mang thai tự nhiên hoặc trong quá trình điều trị sinh sản của phụ nữ. Nghiên cứu về khả năng sinh sản của nam giới sau khi tiêm vaccine cũng cho thấy không có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Tiến sĩ Jo Mountfield, Phó chủ tịch Đại học Sản khoa và Phụ khoa Hoàng gia (RCOG), cho biết vaccine có thể liên quan tới những thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, song nhìn chung chỉ kéo dài trong một hoặc hai chu kỳ. Bà khuyến nghị bất cứ ai bị chảy máu nhiều bất thường, đặc biệt sau khi đã mãn kinh, cần trao đổi với chuyên gia y tế để được tư vấn, song nhấn mạnh hiện tượng này không có nguy cơ gây hại lâu dài.
Tiến sĩ Mountfield cho biết không có bằng chứng cho thấy những thay đổi tạm thời này sẽ có bất kỳ tác động nào tới khả năng sinh sản trong tương lai của phụ nữ. Theo RCOG, tiêm chủng là "biện pháp bảo vệ tốt nhất" chống lại COVID-19, đặc biệt đối với phụ nữ có kế hoạch mang thai, bởi phụ nữ mang thai chưa được tiêm phòng có nguy cơ bị mắc bệnh nặng do COVID-19 cao hơn những phụ nữ khác trong cùng độ tuổi.
Campuchia lên kế hoạch đón du khách quốc tế Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, ngày 17/9, để nhanh chóng hồi phục ngành du lịch, tạo công việc làm cho hàng chục nghìn lao động, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã yêu cầu Bộ Du lịch nước này cân nhắc mở cửa trở lại cho du khách quốc tế đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 nhập cảnh vào Campuchia...