Thêm 69 người chết ở Hồ Bắc vì virus corona, 2.447 ca nhiễm mới
Tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đã công bố 69 trường hợp tử vong mới do dịch virus corona hôm 6/2, ít hơn một trường hợp so với một ngày trước.
Ủy ban Y tế tỉnh cho biết tổng số người chết ở Hồ Bắc, tâm điểm của dịch bệnh, đã tăng lên 618. Cơ quan y tế cũng báo cáo 2.447 trường hợp mới được xác nhận trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 22.112.
Theo South China Morning Post, số trường hợp được xác nhận mới trong tỉnh đã giảm từ một ngày trước đó, khi 2.987 ca được báo cáo.
Tổ chức Y tế Thế giới hôm 6/2 cảnh báo không nên đọc quá nhiều dữ liệu cho thấy tỷ lệ nhiễm virus corona mới hàng ngày ở Trung Quốc sau khi con số đó tăng lên trong nhiều tuần.
Các y tá đang chuẩn bị giường trong bệnh viện dã chiến được cải tạo từ một trung tâm triển lãm ở Vũ Hán để điều trị bệnh nhân virus corona. Ảnh: AP.
Michael Ryan, người đứng đầu chương trình cấp cứu sức khỏe của WHO, cho biết còn quá sớm để đưa ra dự đoán về việc liệu dịch đã đạt đỉnh hay chưa.
Hôm 5/2, Ủy ban Y tế Quốc gia tại Bắc Kinh đã báo cáo sự sụt giảm nhẹ trong các trường hợp mới được xác nhận là 3.694 trên toàn quốc, từ 3.887 được báo cáo hôm 4/2.
Video đang HOT
Con số toàn quốc cho hôm 6/2 vẫn chưa được công bố.
Theo Zing.vn
4 kịch bản ứng phó với virus corona của Bộ Y tế
Nếu dịch bùng phát lên đến hàng nghìn ca nhiễm virus corona, các cơ sở y tế điều trị bệnh nhân vượt quá công suất, Bộ sẽ cho thành lập các bệnh viện dã chiến.
Theo ông Nguyễn Trọng khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona, Bộ lên kế hoạch cho 4 kịch bản đối phó tùy thuộc vào hoàn cảnh bệnh dịch.
Kch bản đầu tiên là khi phát hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam, cơ quan y tế lập tức khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, hạn chế tới mức thấp nhất việc lây lan trong cộng đồng.
Kịch bản thứ 2 là từ ca xâm nhập lây lan sang người đó ở Việt Nam tập trung phát hiện sớm bệnh nhân viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân trở về Việt Nam từ vùng đang có dịch.
Bộ Y tế chuẩn bị sẵn phương án trong trường hợp Việt Nam có hơn 1.000 ca nhiễm virus corona.
Kịch bản thứ 3 là bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng (dưới 1.000 ca). Lúc này, toàn bộ hệ thống y tế địa phương phải đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch để hạn chế thấp nhất việc lây lan. (Đây là kịch bản Việt Nam đang ứng phó).
Kịch bản thứ 4, Việt Nam ghi nhận có trên 1.000 ca bệnh. Theo ông Khoa, ở tình thế này Bộ Y tế cũng đã có phương án riêng trong công tác phòng, chống dịch. Qua đó nếu các cơ sở y tế điều trị bệnh nhân vượt quá công suất, Bộ sẽ cho thành lập các bệnh viện dã chiến.
Các địa phương chuẩn bị công tác xây dựng bệnh viện dã chiến
Tại Hà Nội, trước nguy cơ lây lan virus corona, Chủ tịch UBND Thành phố ông Nguyễn Đức Chung ký ban hành Chỉ thị về tăng cường biện pháp phòng chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV) gây ra.
Theo đó, Hà Nội giao các sở, ban, ngành chức năng tích cực phối hợp, chống dịch, hạn chế thấp nhất các ca thiệt mạng.
Hà Nội giao Bộ Tư lệnh Thủ đô chỉ đạo Quân y các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch; chỉ đạo các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận, sàng lọc và điều trị bệnh nhân; xây dựng phương án triển khai khu vực cách ly và bệnh viện dã chiến, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh này bùng phát; sẵn sàng chi viện cho ngành y tế trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng đáp ứng của ngành y tế.
Tại TP.HCM, ngày 3/2, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, thành phố đang khẩn trương lên kế hoạch xây dựng 2 bệnh viện dã chiến nhằm phòng chống dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra.
Hai bệnh viện này có quy mô 500 giường bệnh (trong đó khoảng 30 giường hồi sức tích cực. Bệnh viện thứ nhất đặt tại trường quân sự thành phố ở xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi) với 300 giường bệnh. Bệnh viện thứ hai có 200 giường, với 20 giường hồi sức tích cực, đặt tại xã Phú Xuân (huyện Nhà Bè).
Bệnh viện sẽ được trang bị các thiết bị như máy thở, monitor, X-quang, trang phục bảo hộ, 5 xe cứu thương. Đồng thời, hệ thống thu gom, xử lý nước thải được xây dựng cũng như đảm bảo suất ăn tại chỗ cho bệnh viên và nhân viên y tế.
Ngoài Hà Nội và TP.HCM, các địa phương khác như Đà Nẵng, Thái Bình... cũng đều lên kế hoạch cho tình huống dịch bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng để sẵn sàng có phương án đối phó, phòng chống dịch bệnh.
Trên thế giới, theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam (Bộ Y tế), tính đến 11h ngày 5/2, thế giới ghi nhận 24.552 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (nCoV) gây ra.
Trong đó 492 người chết (490 người Trung Quốc, 1 người chết tại Phillippines, 1 người ở Hồng Kông). Riêng Trung Quốc có 24.324 trường hợp nhiễm bệnh tại 30/31 tỉnh/thành phố.
Ngoài quốc gia này, thế giới cũng ghi nhận 229 trường hợp nhiễm virus corona tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm: Thái Lan (25 trường hợp), Nhật Bản (33), Hồng Kông (18), Singapore (24), Đài Loan (11), Ma Cao (10), Australia (13), Malaysia (10), Hoa Kỳ (11), Pháp (6), Việt Nam (10), Đức (12), Hàn Quốc (18), Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (5), Canada (5), Italia (2), Anh (2), Nga (2), Campuchia (1), Nepal (1), Sri Lanka (1), Phần Lan (1), Ấn Độ (3), Philippines (2), Tây Ban Nha (1), Thụy Điển (1), Bỉ (1).
Tính đến sáng 5/2 Việt Nam có tổng số ca dương tính với nCoV là 10 ca. Trong đó có: 2 cha con người Trung Quốc (1 người đã khỏi); 4 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 1 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi); 1 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc và 2 ca mới phát hiện ngày hôm qua 4/2.
PHẠM QUÝ
Theo VTC
Phòng, chống dịch nCov: Quyết liệt nhưng không gây hoang mang Chiều 4/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành về phòng, chống dịch do virus Corona (nCov) gây ra. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV). Ảnh: Thống...