Thêm 6 người biểu tình Myanmar chết
Ít nhất hai người bị cảnh sát bắn chết ở Myanmar đêm qua, khi các nhà hoạt động kêu gọi tổ chức thêm biểu tình để kỷ niệm ngày giỗ của sinh viên bị giết năm 1988.
Đám đông người biểu tình tập trung bên ngoài đồn cảnh sát Tharketa ở Yangon để yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt. Lực lượng an ninh nổ súng khiến hai người chết, trang tin địa phương DVB News đưa tin.
Vợ của một người biểu tình chết hôm 11/3 đau buồn tại đám tang ngày 13/3. Ảnh: AFP .
Trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ những hình ảnh kêu gọi mọi người xuống đường biểu tình phản đối chính quyền quân sự và kỷ niệm ngày giỗ của Phone Maw, người bị lực lượng an ninh bắn chết năm 1988 trong Viện Công nghệ Rangoon.
Video đang HOT
Cái chết của anh này và của một sinh viên khác vài tuần sau đó đã làm dấy lên các cuộc biểu tình rộng rãi chống lại chính quyền quân sự được gọi là chiến dịch 8-8-88, vì chúng đạt đỉnh điểm vào tháng 8 năm đó. Ước tính khoảng 3.000 người thiệt mạng khi quân đội trấn áp biểu tình.
Aung San Suu Kyi nổi lên như một biểu tượng dân chủ trong phong trào và bị quản thúc tại gia trong gần hai thập kỷ. Bà được trả tự do vào năm 2008 khi quân đội bắt đầu cải cách dân chủ. Đảng NLD của bà đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2015 và một lần nữa vào tháng 11/2020. Tuy nhiên, ngày 1/2, quân đội lật đổ chính phủ dân sự, bắt bà và một số thành viên nội các, tuyên bố có gian lận trong cuộc bầu cử.
Theo Liên Hợp Quốc, bạo lực quân đội và cảnh sát đã khiến hơn 80 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Mỹ đang nỗ lực liên lạc với Suu Kyi và các quan chức dân sự bị quân đội bắt, sau khi hai quan chức NLD chết bất thường.
Người Myanmar tiếp tục biểu tình sau 'ngày đẫm máu nhất'
Các nhà hoạt động Myanmar tuyên bố họ sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc biểu tình, sau khi 38 người chết trong ngày biểu tình trước đó.
"Chúng tôi biết có thể bị bắn chết bằng đạn thật, nhưng cũng chẳng nghĩa lý gì nếu sống sót dưới chính quyền quân sự, thế nên chúng tôi chọn con đường nguy hiểm này để giải thoát", người biểu tình Maung Saungkha hôm nay cho hay. "Chúng tôi sẽ chiến đấu bằng mọi cách có thể. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là xóa bỏ thể chế này".
Maung Saungkha nói thêm rằng Ủy ban Tổng đình công Các dân tộc của ông đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình trong hôm nay.
Các bài đăng trên mạng xã hội từ những người biểu tình khác cũng cho biết ít nhất hai cuộc biểu tình được lên kế hoạch ở thành phố Yangon.
Người biểu tình mang đồ bảo hộ, tập trung trên một con phố ở thành phố Yangon, Myanmar hôm 3/3. Ảnh: AFP .
Động thái diễn ra sau khi đại sứ Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener gọi 3/3 là "ngày đẫm máu nhất" từ sau đảo chính với 38 người chết, nâng tổng số người chết lên hơn 50. Schraner Burgener cho biết bà đã cảnh báo với Phó tổng tư lệnh Myanmar Soe Win rằng quân đội có khả năng phải đối mặt với các biện pháp mạnh từ một số quốc gia, đồng thời bị cô lập.
"Câu trả lời là: 'Chúng tôi đã quen với các lệnh trừng phạt, và chúng tôi vẫn vượt qua'", bà kể lại với phóng viên. "Khi tôi cảnh báo rằng họ sẽ bị cô lập, câu trả lời là: 'Chúng tôi phải học cách bước tiếp chỉ với vài người bạn'".
Nhóm nhân quyền và truyền thông đưa ra những con số khác nhau về số người bị thương và thiệt mạng sau các cuộc biểu tình trên toàn quốc hôm qua. Một cơ quan cứu trợ cho biết những người thiệt mạng gồm 4 trẻ em, trong khi truyền thông địa phương đưa tin hàng trăm người biểu tình đã bị bắt.
Phát ngôn viên của hội đồng quân sự cầm quyền không trả lời các yêu cầu bình luận.
Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ cho biết sẽ treo cờ rủ tại các văn phòng để tưởng nhớ những người đã mất.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ họp kín để thảo luận tình hình Myanmar trong ngày 5/3. Liên minh châu Âu (EU) cho rằng xả súng vào dân thường và nhân viên y tế không mang vũ khí là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời cáo buộc quân đội Myanmar đẩy mạnh "đàn áp" truyền thông khi ngày càng nhiều nhà báo bị bắt và buộc tội.
Tương lai cho khủng hoảng Myanmar Cộng đồng quốc tế có thể phối hợp hành động để tăng sức ép với chính quyền quân sự Myanmar, nhưng kỳ vọng thành công không lớn. Hơn một tháng sau đảo chính hôm 1/2, Myanmar vẫn chìm sâu trong bất ổn, khi làn sóng biểu tình không có dấu hiệu hạ nhiệt và lực lượng an ninh tăng cường các biện pháp...