Thêm 6 dấu hiệu đau tim chị em không nên bỏ qua
Các dấu hiệu của đau tim thường bị nhầm lẫn với những bệnh khác và đau ngực không phải là dấu hiệu duy nhất của đau tim.
Đau tim thường do sự tích tụ chất béo lắng đọng gọi là mảng bám trong động mạch vành. Khi mảng bám này dầy và cứng lên, bạn sẽ bị xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch có thể cản trở lưu thông máu do đó cản trở oxy tới cơ tim dẫn tới đau tim. Một số yếu tố nguy cơ của đau tim là tiền sử gia đình, huyết áp hoặc hàm lượng cholesterol cao, béo phì, hút thuốc, mức độ căng thẳng cao và có lối sống ít vận động, mặc dù bạn có thể có các cơn đau tim không do nguyên nhân nào.
Ước tính ở Mỹ mỗi năm có khoảng 38.000 phụ nữ dưới 50 tuổi bị đau tim. Các dấu hiệu của đau tim thường bị nhầm lẫn với những bệnh khác và đau ngực không phải là dấu hiệu duy nhất của đau tim. Dưới đây là 7 triệu chứng khác bạn cần phải biết:
Ngứa ran xuống một hoặc cả hai cánh tay hoặc chân
Trong khi điều này thường có nghĩa là bạn có một dây thần kinh bị chèn ép hoặc viêm khớp ở cổ tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng bạn bị bệnh tim. Hãy đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân thực sự khiến bạn ngứa râm ran ở các chi.
Khó thở/thở gấp
Có thể rất khó để phân biệt giữa cơn hoảng loạn và đau tim vì chúng có chung một số triệu chứng. Cơn hoảng loạn có thể xảy ra do sợ hãi, căng thẳng (dù không phải lúc nào cũng đúng) và các dấu hiệu khác có thể gồm run rẩy, sợ hãi tột cùng. Cơn hoảng loạn cũng thường xuất hiện đột ngột và sẽ trôi qua trong vòng 5 phút trong khi các triệu chứng đau tim ở phụ nữ thường có xu hướng bắt đầu từ từ và kéo dài. Tuy nhiên, cách duy nhất để chắc chắn về chuyện gì đang xảy ra là bạn hãy đến khám bác sĩ.
Video đang HOT
Các dấu hiệu của đau tim thường bị nhầm lẫn với những bệnh khác và đau ngực không phải là dấu hiệu duy nhất của đau tim. Ảnh minh họa
Đau hàm
Hàm của bạn có thể bị tổn thương nếu bạn bị đau tim vì các dây thần kinh gắn liền với hàm nằm gần với tim. Nếu đau đều đều, bạn có thể đang có vấn đề về răng, nếu đau nhói từng cơn và tăng dần, rất có thể cơn đau này liên quan tới tim.
Chóng mặt/choáng
Cảm giác chóng mặt không có lý do rõ ràng (giống như vừa tập luyện quá sức hoặc bị mất nước) có thể có nghĩa là không đủ máu cung cấp cho tim, đặc biệt nếu bạn kèm theo khó thở hoặc ra mồ hôi lạnh.
Khó chịu hay nóng rát trong ngực hoặc lưng
Phụ nữ thường mô tả một cơn đau tim như có áp lực nặng nề lên ngực. Cơn đau không nghiêm trọng hoặc đột ngột, nó có thể đến và đi sau vài tuần, vì vậy thường bị nhầm với triệu chứng khó tiêu hoặc ợ nóng. Nếu nó không đến ngay sau bữa ăn hoặc nếu bạn thường không bị chứng khó tiêu hoặc bạn cũng có triệu chứng buồn nôn, bạn cần kịp thời đến bác sĩ kiểm tra.
Mệt mỏi tột độ
Nếu bạn không thể đi bộ dù chỉ một đoạn hoặc nếu bạn cảm thấy cần phải dừng lại và nghỉ ngơi khi thực hiện các hoạt động thường ngày, đó có thể là dấu hiệu thiếu máu cung cấp tới tim.
Theo VNE
Đau tim, đột quỵ vì giận
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy sau cơn giận, nguy cơ bị cơn đau tim tăng gần 5 lần và đột quỵ tăng 3 lần.
Trong khảo sát được công bố trên tờ European Heart Journal nhóm nghiên cứu tại ĐH Y tế Cộng đồng Harvard đã phân tích số liệu của 9 cuộc khảo sát về nguy cơ gây cơn đau tim và đột quỵ bắt nguồn từ sự giận dữ. Những người có tiền sử bệnh tim là nhóm đối tượng chịu nhiều nguy cơ nhất.
Nguy cơ bị cơn đau tim hoặc đột quỵ tăng cao trong vòng 2 giờ sau cơn giận (Ảnh minh họa)
Kết quả cho thấy trong vòng 2 giờ sau cơn giận, nguy cơ bị cơn đau tim tăng gần 5 lần và nguy cơ đột quỵ tăng 3 lần so với bình thường.
Xét ở mức độ dân cư, cứ khoảng 10.000 người thì có thêm 1 ca bị đau tim do giận dữ mỗi tháng. Nhưng nếu xét ở bệnh nhân mạch vành thì số ca bị đau tim tăng lên gấp 4 lần mỗi tháng trên 10.000 dân do giận dữ.
Đối với người hay giận, số ca bị cơn đau tim tăng thêm 158 ca/10.000 dân/năm ở nhóm đối tượng có nguy cơ bệnh mạch vành thấp và tăng lên 657 ca/10.000 dân ở nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh mạch vành cao.
Các nhà khoa học không nêu lý do khiến cơn giận có thể gây đau tim, đột quỵ và kêu gọi nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, chuyên gia về chăm sóc tim thuộc Quỹ Tim Anh Doireann Maddock nhận xét: "Không rõ điều gì gây nên tác hại này. Có thể nó có liên quan đến những thay đổi sinh lý học mà cơn giận tác động lên cơ thể chúng ta"
Theo TNO
Thêm bí quyết giúp bạn chống lại những cơn đau tim Tiếng cười không chỉ giúp bạn vui vẻ mà còn chống lại những cơn đau tim. Vậy tại sao bạn không tận dụng những lợi ích của"liều thuốc' này! Cười xua tan những cơn đau tim Tiếng cười cùng với sự hài hước có thể giúp bạn bảo vệ và chống lại những cơn đau tim. Theo một nghiên cứu gần đây của...