Thêm 5 người về từ nước ngoài được cách ly, theo dõi
Sáng 18-3, TS.BS. Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế cho biết, Trung tâm Y tế TP. Biên Hòa đã tiến hành cách ly, theo dõi 5 trường hợp vừa từ nước ngoài về.
Xe cấp cứu đưa những người dân vào cách ly tại Bệnh viện Phổi tỉnh (Ảnh: TL)
Điều đáng quan tâm là 5 trường hợp này lại đi cùng chuyến bay với nữ bệnh nhân số 66 (21 tuổi, ngụ tại chung cư Park View, Nguyễn Đức Cảnh, phường Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.Hồ Chí Minh).
Ngày 14-3, bệnh nhân số 66 đi từ Mỹ đến Canada, quá cảnh Đài Loan và về tới Việt Nam ngày 16-3 trên chuyến bay BR395, số ghế 6G của hãng hàng không Eva Air. Khi nhập cảnh vào Việt Nam, bệnh nhân không có triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm cùng ngày và Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh khẳng định cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
5 người có tiếp xúc với bệnh nhân số 66 thuộc 2 gia đình ở 2 phường Thống Nhất và Hố Nai. Trong đó, trường hợp gia đình 3 người thuộc nhóm F1 (tiếp xúc với người bệnh) gồm: N.T.B.T (33 tuổi), H.N.M.Đ. (6 tuổi), H.N.M.N (3 tuổi); 2 người khác thuộc nhóm F2 (có tiếp xúc với F1) là H.N.T.A (33 tuổi) và chồng của N.T.B.T (thuộc diện F1) ở phường Thống Nhất (TP.Biên Hòa).
Video đang HOT
Cả 5 trường hợp nói trên đã được đưa vào cách ly tập trung tại Bệnh viện Phổi tỉnh vào tối 17-3. Trung tâm Y tế TP.Biên Hòa cũng đã phun thuốc khử trùng xe, người, nhà của 5 trường hợp nói trên, kể cả khu vực tiếp đón tại Bệnh viện Phổi tỉnh.
Đến nay, cả 5 người này sức khỏe đều đang bình thường, chưa có biểu hiện ho, sốt.
Bích Nhàn (baodongnai.com.vn)
771 người mắc, 56 người tử vong, bệnh cúm ở Đài Loan nguy hiểm như thế nào?
Trong khi dịch Corona đang làm cả thế giới chao đảo, Đài Loan đang gồng mình vì dịch cúm A/H1N1. Các chuyên gia cảnh báo cúm A/H1N1 còn nguy hiểm hơn nhiều Corona.
Bệnh Cúm A/H1N1 cũng lây qua đường hô hấp
Quan chức Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan (CDC) cho biết cúm A/H1N1 là loại virus phổ biến trong mùa cúm ở Đài Loan trong ba tháng qua. CDC đã ghi nhận 771 trường hợp nhiễm H1N1 với các biến chứng nghiêm trọng kể từ ngày 1/10, trong đó có 56 ca tử vong.
CDC trong tuần qua dừng công bố số người chết vì cúm mùa, nhưng truyền thông địa phương cho biết có thêm ít nhất 13 người chết. Những người này trong độ tuổi 47-97, gồm một cụ bà 80 tuổi bị sốt cao từ cuối tháng 12.
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, dịch cúm A/H1N1 hay còn gọi cúm mùa cũng thường xuyên xuất hiện ở nước ta nhất là vào mùa đông xuân. Tỷ lệ lây nhiễm cúm mùa cũng tăng gấp nhiều lần, so với Corona còn mới thì cúm mùa cũng nguy hiểm chẳng kém gì.
Cúm mùa từng làm nên đại dịch cúm trên toàn thế giới vào năm 2009 và đến nay nó được xem là cúm thông thường và có miễn dịch thì tỷ lệ mắc nhẹ hơn. Tuy nhiên, so với cúm khác, cúm H1N1 cũng nguy hiểm, biến chứng có thể gây tử vong.
Bác sĩ Khanh cho biết cúm mùa cũng nguy hiểm không kém gì virus Corona. Virus Corona mới nên người ta còn chưa hiểu nhiều về nó nhưng ông liên tục khẳng định người dân nên thực hiện phòng bệnh cúm A/H1N1.
Giống các bệnh lây qua đường hô hấp khác, virus cúm này lây qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
Virus cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang...; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Loại virus này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 220C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 00C.
Người mang virus cúm A/H1N1 có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...
Cúm A/H1N1 thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Cách phòng bệnh tốt nhất, bác sĩ Khanh khuyến cáo là tiêm phòng cúm hàng năm. Cúm khi mắc có miễn dịch thì nguy cơ mắc chủng khác cũng thấp hơn. Ngoài ra, hạn chế nơi đông người. Khi có triệu chứng ho, sốt cần đến các cơ sở y tế để thăm khám rõ ràng.
Theo infonet
Đà Nẵng ghi nhận thêm 15 trường hợp nghi ngờ bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCov Thông tin từ Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, từ 13 giờ 30 phút chiều 5-2 đến 8 giờ sáng 6-2, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận thêm 15 trường hợp (trong đó có 2 người Ukraina và 1 người Đài Loan, Trung Quốc) nghi ngờ bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona...