Thêm 5 người biểu tình Myanmar thiệt mạng
Quân đội nã súng vào người biểu tình ở tây bắc Myanmar, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, một số người bị thương.
Một người dân thị trấn Kale, tây bắc đất nước, cho hay đụng độ xảy ra hôm nay khi lực lượng an ninh nổ súng trấn áp đoàn người biểu tình yêu cầu khôi phục chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi.
Người này nói thêm một nhân chứng đã chụp ảnh 5 người thiệt mạng. Hai hãng tin Mizzima và Irrawaddy của Myanmar cũng đưa tin có 5 người chết, vài người bị thương.
Người biểu tình ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar, hôm 6/4. Ảnh: AFP
Chính quyền quân sự Myanmar cũng siết chặt kiểm soát Internet và dịch vụ dữ liệu di động, khiến những người tổ chức biểu tình bị hạn chế khả năng kêu gọi và chia sẻ thông tin qua mạng xã hội.
Báo in cũng ngừng hoạt động. Người biểu tình tìm cách truyền thông điệp bằng cách tự in tờ rơi khổ A4, chia sẻ qua các phương tiện kỹ thuật số và bản in, tới công chúng.
Bác sĩ Sasa, đại diện cho các nghị sĩ được bầu trong quốc hội bị lật đổ, tuyên bố cố vấn pháp lý của họ sẽ gửi bằng chứng về các hành động tàn bạo của quân đội cho Liên Hợp Quốc.
Video đang HOT
Ông cho hay các luật sư của Ủy ban Đại diện cho Pyidaungsu Hluttaw (Quốc hội liên bang Myanmar), đã nhận được 180.000 bằng chứng và sẽ họp với đại diện một tổ chức điều tra độc lập tại Myanmar hôm nay.
Ít nhất 581 người, bao gồm hàng chục trẻ em, thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar từ khi phong trào biểu tình phản đối đảo chính nổ ra hôm 1/2, theo Hiệp hội Tù nhân Chính trị (AAPP), một nhóm quan sát nhân quyền tại Myanmar. Lực lượng an ninh đã bắt gần 3.500 người, trong đó 2.750 người đang bị giam.
Ngoại trưởng Indonesia cho hay trong cuộc gặp với người đồng cấp Anh tại Jakarta, Ngoại trưởng Anh đã thảo luận phương án cùng cộng đồng quốc tế hỗ trợ Đông Nam Á giải quyết khủng hoảng ở Myanmar.
Các nước phương Tây như Mỹ, Anh và Australia đã áp đặt hoặc siết chặt các biện pháp trừng phạt với tướng lĩnh và quân đội Myanmar, nhằm phản đối cuộc đảo chính và sử dụng vũ lực sát thương với người biểu tình. Liên minh châu Âu dự kiến sẽ thực hiện động thái tương tự.
Nga bày tỏ nghi ngại phương Tây có thể đẩy Myanmar vào nội chiến nếu áp đặt lệnh trừng phạt lên quân đội Myanmar. Fitch Solutions, công ty nghiên cứu có trụ sở tại Anh, trong báo cáo hôm nay cho biết các biện pháp trừng phạt của phương Tây không thể khôi phục nền dân chủ thành công. Công ty dự đoán Myanmar sẽ lâm vào nội chiến giữa một bên là quân đội, một bên là các phe vũ trang đối lập bao gồm thành viên của phong trào chống đảo chính và các nhóm phiến quân.
44 trẻ em đã thiệt mạng hậu chính biến, quân đội Myanmar chịu sức ép lớn
Quân đội Myanmar tiếp tục chịu sức ép từ cộng đồng quốc tế khi phong trào biểu tình trong nước vẫn chưa hạ nhiệt và đã làm hơn 540 người thiệt mạng, trong đó có 44 trẻ em.
Người biểu tình phản đối đảo chính ở Mandalay, Myanmar tháng trước (Ảnh: AFP).
AFP dẫn thống kê của một tổ chức phi chính phủ theo dõi tình hình Myanmar cho hay, 2 tháng sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2, có 543 thường dân Myanmar đã thiệt mạng trong phong trào biểu tình phản đối động thái của quân đội, trong đó có 44 trẻ em.
Theo AFP , chính quyền quân sự Myanmar đang đối mặt với sức ép ngày càng dồn dập từ cộng đồng quốc tế vì số người chết và mất tích gia tăng mỗi ngày.
Từ tháng 2, hàng trăm nghìn người Myanmar đã xuống đường, kêu gọi quân đội bàn giao lại quyền lực cho chính quyền dân sự và công nhận kết quả cuộc bầu cử tháng 11/2020 - sự kiện mà quân đội viện dẫn có gian lận để thực hiện cuộc đảo chính. Ngoài ra, lực lượng an ninh cũng đã bắt khoảng 2.700 người.
Hoa đặt tại nơi tưởng niệm người biểu tình bị thiệt mạng (Ảnh: Reuters).
Tổ chức từ thiện Save The Children (Anh) cho biết, số trẻ em thiệt mạng trong 12 ngày qua ở Myanmar đã tăng gấp đôi khoảng thời gian trước.
"Chúng tôi sốc vì trẻ em tiếp tục trở thành mục tiêu của các vụ tấn công chết người, dù đã có nhiều lời kêu gọi phải bảo vệ trẻ em khỏi nguy hiểm. Thật đáng sợ khi một số trẻ em được cho đã thiệt mạng tại nhà, nơi chúng lẽ ra phải được an toàn", tổ chức trên cho hay.
Trước tình trạng căng thẳng chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, quân đội Myanmar đang chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 1/4 bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình xấu đi nhanh chóng" và chỉ trích hành động bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa.
Các nước phương Tây, Mỹ và Liên minh châu Âu EU trong những ngày qua đã áp lệnh trừng phạt lên các cá nhân và tổ chức liên quan tới quân đội Myanmar. Mỹ cũng tuyên bố đình chỉ tất cả các hoạt động thương mại với Myanmar từ ngày 29/3 cho đến khi nền dân chủ lập lại ở quốc gia Đông Nam Á này.
Trong khi đó, Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun kêu gọi cộng đồng quốc tế lập tức cắt đầu tư trực tiếp vào nước này cho tới khi chính phủ dân cử được khôi phục. Ông Kyaw là nhà ngoại giao do chính phủ dân sự Myanmar bổ nhiệm trước khi đảo chính diễn ra.
Australia yêu cầu Myanmar thả cố vấn của bà Aung San Suu Kyi
Ông Sean Turnell (Ảnh: Reuters).
Canberra ngày 2/4 kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar thả ngay lập tức cố vấn kinh tế người Australia Sean Turnell. Ông Turnell, giáo sư kinh tế tại đại học Macquarie, Sydney đã là cố vấn cho chính phủ dân sự và bà Suu Kyi trong nhiều năm qua.
Cùng với Cố vấn Nhà nước Suu Kyi, ông Turnell hồi tuần trước đã bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Bí mật Chính thức của Myanmar, theo Reuters. Australia cáo buộc việc quân đội Myanmar bắt ông Turnell là hành vi "tùy tiện".
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Australia cho biết trong một tuyên bố: "Australia kêu gọi trả tự do ngay lập tức ông Turnell và muốn biết lý do ông ấy bị giam giữ. Chúng tôi kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar cho phép Giáo sư Turnell trở về với gia đình ở Australia".
Ông Turnell là người nước ngoài đầu tiên bị quân đội Myanmar bắt giam sau cuộc đảo chính ngày 1/2.
Hỗn loạn hậu đảo chính Myanmar ngày một leo thang Tình hình hỗn loạn ở Myanmar sau cuộc đảo chính chưa có dấu hiệu chấm dứt, khi biểu tình vẫn sục sôi và ngày càng nhiều người thương vong. Gần hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, số người chết vẫn không ngừng tăng . Quân đội Myanmar bị cáo buộc dùng vũ lực để trấn áp người biểu tình...