Thêm 5 ca mắc COVID-19, Việt Nam có 401 người nhiễm virus corona
Sáng 22/7, Bộ Y tế công bố thêm 5 trường hợp mắc COVID-19, nâng tổng số người nhiễm virus corona tại Việt Nam lên 401.
Theo Bộ Y tế, cả 5 ca bệnh COVID-19 mới đều được cách ly ngay sau nhập cảnh, không có nguy cơ lây ra cộng đồng.
BN397 là nữ, 58 tuổi, trú tại phường Trương Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM. Báo cáo dịch tễ học cho thấy ngày 16/7, bệnh nhân từ Mỹ về Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN1, được cách ly sau nhập cảnh tại Trung đoàn 125, Cộng Hoà, Chí Linh, Hải Dương.
Bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh lấy mẫu xét nghiệm lần 1 ngày 17/7, kết quả nghi ngờ dương tính với virus corona. Ngày 20/7, người bệnh tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính. Mẫu xét nghiệm của bệnh nhân được gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 21/7 cũng cho kết quả dương tính. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Hải Dương.
BN398 là nam, 25 tuổi, trú tại Yên Đồng, Ý Yên, Nam Định.
BN399 là nam, 25 tuổi, trú tại Trung Dũng, Tiên Lữ, Hưng Yên.
BN400 là nam, 25 tuổi, trú tại Tiên Phong, Ba Vì, Hà Nội.
BN401 là nam, 24 tuổi, trú tại Điền Xá, Nam Trực, Nam Định.
Ngày 17/7, cả 4 trường hợp này từ Liên bang Nga (quá cảnh Belarus) về Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN5062 (trước đó đã có 12 ca dương tính trên chuyến bay này ghi nhận tại Ninh Bình: 8 ca, Nam Định: 4 ca), được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Trung đoàn 814, tỉnh Hoà Bình.
Video đang HOT
Các bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hoà Bình lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm ngày 18/7 nghi ngờ dương tính với virus corona. Mẫu lần 2 của các bệnh nhân được gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 21/7 cho kết quả dương tính. Hiện cả 4 trường hợp trên đều đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.
Cùng ngày, theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện có 12.484 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly tại nước ta.
Trong đó, 114 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 11.239 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 1.131 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Việt Nam có tổng cộng 261 ca nhiễm COVID-19 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Tiểu ban Điều trị – Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đến thời điểm này có 365/401bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh.
Trong số bệnh nhân còn lại, 1 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần với nCoV. Cả nước hiện còn 35 bệnh nhân dương tính với virus corona.
Trung Quốc nhập 1,72 triệu tấn thịt lợn, giá lợn hơi Việt Nam chưa thể giảm sâu
Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc nhập tới 1,72 triệu tấn thịt lợn, trị giá 5,04 tỷ USD. Trong bối cảnh nhu cầu thế giới còn tăng cao, giá lợn hơi sẽ khó giảm sâu trong ngắn hạn.
Giá lợn hơi cao gấp đôi, Trung Quốc tăng nhập khẩu thịt lợn
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong tháng 5/2020, Trung Quốc đã nhập khẩu 370.000 tấn thịt lợn, trị giá 1,06 tỷ USD, tăng 86,2% về lượng và tăng 165,7% về trị giá so với tháng 5/2019, do sản lượng trong nước sụt giảm.
Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,72 triệu tấn thịt lợn, trị giá 5,04 tỷ USD, tăng 161,4% về lượng và tăng 323,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Nếu tính cả nội tạng thì tổng nhập khẩu thịt lợn từ đầu năm 2020 đến hết tháng 5/2020 của Trung Quốc đạt 2,28 triệu tấn.
Nhập khẩu thịt vào Trung Quốc duy trì xu hướng tăng mạnh mặc dù các nhà cung cấp chính, trong đó có Hoa Kỳ và Brazil phải đóng cửa nhiều nhà máy thịt do công nhân bị nhiễm virus corona.
Bên cạnh đó, sản lượng thịt lợn Trung Quốc quý I/2020 đã giảm gần 1/3 do dịch tả lợn châu Phi, khiến giá thịt lợn trên thị trường này tiếp tục duy trì ở mức cao kỷ lục. Giá thịt lợn tại Trung Quốc hiện cao gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2019.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác tái đàn lợn ở Hải Phòng. Hiện, giá lợn hơi đã giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức khá cao.
Trong khi đó, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ trong tháng 6/2020 có xu hướng giảm mạnh so với tháng 5/2020. Ngày 30/6/2020 giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn tháng 7/2020 giao dịch ở mức 45,18 UScent/lb, giảm 20,8% so với cuối tháng 5/2020 và giảm 37,8% so với ngày 30/6/2019.
Tồn trữ thịt lợn đông lạnh của Hoa Kỳ giảm mạnh trong tháng 5/2020 khi dịch Covid-19 bùng phát ở một số cơ sở đóng gói thịt. Điều này khiến cho việc chế biến bị chậm lại và đẩy giá tăng lên.
Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), tổng sản lượng thịt thế giới được dự báo giảm 1,7% trong năm 2020, do các bệnh động vật, sự gián đoạn thị trường liên quan đến dịch Covid-19 và ảnh hưởng kéo dài của hạn hán.
Thương mại thịt quốc tế có khả năng tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với năm 2019, phần lớn được duy trì bởi nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc ở mức cao.
Ngoài ra, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục là vấn đề chi phối thị trường thịt lợn toàn cầu trong năm 2020. Dịch tả lợn tiếp tục lây lan theo chiều hướng chưa kiểm soát được.
Tại Philippines, dịch bệnh vẫn diễn biến khá phức tạp và lây lan nhanh ở các hộ chăn nuôi. Dịch bệnh này cũng đang lây lan tại Ấn Độ.
Giá lợn hơi trong nước khó giảm sâu
Những diễn biến của thị trường thịt lợn Trung Quốc cũng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam khi dịch tả lợn châu Phi âm ỉ khiến việc tái đàn của người dân bị ảnh hưởng, giá lợn hơi trong ngắn hạn sẽ khó có thể giảm sâu dù ngành chức năng đã cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan.
Theo ghi nhận, giá lợn hơi hôm nay 12/7 tại miền Bắc giảm nhẹ. Cụ thể, tại tỉnh Ninh Bình, Thái Bình giá lợn hơi hôm nay đồng loạt báo giảm 2.000 đồng/kg xuống 88.000 đồng/kg.
Các địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định giá heo hơi hôm nay không thay đổi, hiện được thu mua từ 90.000 - 92.000 đồng/kg.
Tương tự, giá heo hơi hôm nay 12/7 tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 81.000 - 93.000 đồng/kg. Còn giá heo hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng 84.000 - 92.000 đồng/kg.
Ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus khu vực châu Á nhận định, giá heo hơi tại Việt Nam đang thuộc top cao nhất nhì thế giới và khó có thể giảm sâu trong ngắn hạn do dịch tả lợn châu Phi chưa thể kiểm soát, đàn nái bị giảm mạnh sau khi dịch bệnh tấn công, ảnh hưởng đến tốc độ tái đàn.
"Phải đến năm 2021, giá heo hơi mới hạ nhiệt dần" - ông Gabor khẳng định.
Trong khi đó, việc nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan cũng không đơn giản khi giá lợn hơi tại Thái Lan đang tăng bởi yếu tố tâm lý.
Nhiều người chăn nuôi ở Thái Lan đã nâng giá bán khi Việt Nam tham gia nhập khẩu lợn từ quốc gia này. Do tăng giá lợn, tăng giá phí, nên giá lợn hơi Thái Lan khi nhập về Việt Nam được bán với giá 81.000- 82.000 đồng/kg, chênh rất ít với giá lợn nuôi trong nước.
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, hiện nay, Bộ NNPTNT đã và đang chỉ đạo thực hiện tổng hợp nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh nguồn cung để bình ổn thị trường thịt lợn, như nhập khẩu thịt lợn và gần đây là nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tình thế.
Về lâu dài vẫn phải phát triển đàn lợn trong nước. Điểm mấu chốt hạt nhân phục vụ công tác tái đàn là đến nay chúng ta vẫn giữ được đàn lợn giống gốc gồm 120.000 con lợn cụ kị ông bà và có khoảng 2,8 triệu con đàn lợn nái.
"Với số lượng này, theo tính toán vào quý IV/2020 sẽ đáp ứng 11 triệu lợn con phục vụ nuôi thương phẩm. Đây là điểm cốt lõi để khôi phục lại đàn lợn cả nước so với thời điểm trước khi dịch xảy ra" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.
69 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng Tính đến 6h ngày 24/6, Việt Nam bước sang ngày thứ 69 liên tiếp không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, số người nhiễm virus corona tại nước ta là 349. Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tổng số người tiếp xúc gần với các ca COVID-19 và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức...