Thêm 4 đơn vị đủ năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2
Bộ Y tế thông tin từ ngày 3.4 có thêm 4 phòng xét nghiệm đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định ca bệnh Covid-19 do vi rút SARS-CoV-2.
Tại TP.HCM có thêm Khoa Vi sinh, Bệnh viện (BV) Thống Nhất; Khoa Xét nghiệm, BV Đại học Y Dược TP.HCM; Khoa Xét nghiệm, BV FV. Tại Hà Nội có thêm Khoa Vi sinh và labo chuẩn quốc gia, BV Phổi T.Ư.
TP.HCM có thêm 3 bệnh viện đủ năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2
Trước đó, đầu tháng 3, đã có 22 đơn vị đủ năng lực xét nghiệm khẳng định ca bệnh Covid-19, gồm: Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Pasteur Nha Trang; các trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, TP: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh. Phòng xét nghiệm các BV: Bệnh nhiệt đới T.Ư, Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Chợ Rẫy, T.Ư Thái Nguyên, T.Ư Huế, Nhi T.Ư, Phú Thọ, Bạch Mai, Nhi đồng 1, Viện Y học dự phòng quân đội, Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga, T.Ư Quân đội 108.
Tại Hà Nội, Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị xét nghiệm của đơn vị. Những đơn vị có đủ khả năng thực hiện xét nghiệm khẳng định vi rút SARS-CoV-2 (theo quy định của Bộ Y tế) gửi báo cáo về Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư để được Viện đánh giá xác nhận đủ năng lực.
Các kỹ thuật xét nghiệm khẳng định được thực hiện là: xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime RT-PCR) để phát hiện ARN của vi rút SARS-CoV-2 trong bệnh phẩm đường hô hấp; xét nghiệm nhanh đối với bệnh phẩm đường hô hấp, máu; xét nghiệm miễn dịch học (ELISA…) đối với bệnh phẩm đường hô hấp, máu.
Liên Châu
Bộ Y tế lên tiếng về chuyện Việt Nam có âm thầm giấu dịch Covid-19 hay không?
Nhiều người không tin Việt Nam đã không chế được dịch Covid-19 mà đang âm thầm dấu dịch. Đây là thực tế đang gây tâm lý hoang mang, bất an trong cộng đồng
Ca bệnh giả định trong buổi diễn tập tại Bệnh viện Dã chiến huyện Củ Chi, TPHCM. Ảnh: Dân trí
Trong cuộc họp cung cấp thông tin đến báo chí do Bộ Y tế tổ chức ngày 25/2, tại TP.HCM ông Vũ Mạnh Cường, Vụ phó Vụ truyền thông Thi đua Khen thưởng (Bộ Y tế) đã khẳng định Việt Nam đang nỗ lực đi trước một bước trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, không có việc giấu dịch.
Không giấu dịch là nguyên tắc cơ bản nhất của Việt Nam trong việc phòng chống Covid. Chúng ta đang tồn tại trong một thế giới mở, được liên kết chặt chẽ với nhau, việc công khai, minh bạch, không dấu dịch là điều kiện tiên quyết để đẩy lùi dịch bệnh bằng sức mạnh của cả cộng đồng, báo Dân trí đưa tin.
Nguyên tắc này trên thực tế có được thực hiện hay không là câu hỏi đang được nhiều người đặt ra. Ông Mạnh Cường cho biết: Cùng với 2 trung tâm tại Viện Pasteur TPHCM và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, khoảng 1 năm trước, 2 văn phòng đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng được mở thêm tại Viện Pasteur Nha Trang và tại Viện Vệ sinh dịch Dịch tễ Tây Nguyên. Các trung tâm trên được Bộ Y tế Việt Nam phối hợp với Cơ quan Kiểm soát Bệnh tật (CDC) của Hoa Kỳ để vận hành.
Theo đó, tất cả các thông tin về dịch bệnh đều được cập nhật, công khai với toàn cầu. Tất cả các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đều hợp tác chặt chẽ, chia sẻ thông tin và tham dự tất cả các cuộc họp liên quan đến dịch bệnh của các văn phòng đáp ứng sự kiện y tế công cộng (EOC). Dịch bệnh tại Việt Nam nhưng sẽ được toàn cầu giám sát, việc dấu dịch nếu muốn cũng không thể làm được.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã áp dụng các nguyên tắc chống dịch Covid -19 cao hơn một bước so với quốc tế.
Cụ thể là việc áp dụng các tờ khai y tế tại các sân bay; khoanh vùng theo dõi dịch; phát đi những cảnh báo về nguy cơ lây lan của Covid-19... Việt Nam đều thực hiện trước các khuyến cáo của WHO. Nhờ đó, Việt Nam đã chủ động kiểm soát được dịch, điều trị thành công các ca bị nhiễm, không để dịch lây lan trong cộng đồng, không để y bác sĩ nhiễm bệnh.
Ông T.K.H tươi cười vẫy tay chào khi xuất viện chiều 21/2.
Ở góc độ của người làm công tác chuyên môn, BS Trương Hữu Khanh, điều hành khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết: "Tôi bị rất nhiều người, trong đó có cả những đồng nghiệp hỏi về việc Covid-19, liệu ngành y tế hay cơ quan lớn hơn y tế có giấu giếm, che đậy thông tin hay không. Tôi khẳng định, không thể có chuyện giấu dịch được, khi có ca bệnh cần cách ly chỉ cần nhìn là biết bởi những người có liên quan đều phải mặc đồ phòng hộ".
Nhiều người cho rằng không thể theo dõi được bệnh nhân ở ngoài bệnh viện điều này là không đúng. Nếu ngoài cộng đồng có người nhiễm bệnh thì sẽ bị các triệu chứng về hô hấp, trong 100 người bệnh hô hấp sẽ phải có một số người bị nặng, một số người phải đến bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, trên thực tế tình hình bệnh hô hấp ở các bệnh viện đang ở mức rất thấp, giảm khoảng 50% việc giảm này có thể là nhờ các phương pháp phòng bệnh, rửa tay được thực hiện phổ biến trong cộng đồng hoặc chưa tới mùa bệnh hô hấp.
Trong bệnh viện không có ca bệnh, nếu nói rằng ngoài cộng đồng người mắc bệnh thì họ đã đi đâu? Chẳng lẽ người bệnh ở nhà tự chữa? Tôi đã cố gắng để giải thích cho mọi người rằng không ai đi giấu dịch và không thể giấu được, nhưng ngày càng nhiều người hỏi về việc chính quyền có giấu dịch hay không, ngành y tế có giấu hay không.
Trước đó, đánh giá cao công tác phòng chống dịch Covid-19 khi Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, kiên quyết, hai tổ chức WHO và CDC muốn Việt Nam chia sẻ bài học kinh nghiệm về tổ chức cách ly, ngăn ngừa, điều trị dịch bệnh.
Ông Kidong Park, trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho rằng việc kiểm soát Covid-19 lây lan trên toàn cầu là vô cùng khó khăn, nên bày tỏ cộng đồng quốc tế cũng mong Việt Nam chia sẻ các bài học kinh nghiệm
Ông chia sẻ thêm là WHO đã khuyến cáo các nước cần làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó tình trạng Covid-19 lây lan rộng trong cộng đồng. Đại diện WHO ghi nhận Việt Nam đã chuẩn bị tốt công tác này, các kịch bản ứng phó với mọi tình huống, nhưng vẫn cần tiếp tục phải rà soát lại bởi khả năng này đang tới gần.
"WHO đánh giá cao nỗ lực và các biện pháp mạnh của Chính phủ Việt Nam trong 2 tháng qua. Việt Nam đã chia sẻ thông tin một cách minh bạch, đặc biệt là công tác cách ly, khoanh vùng, điều trị, để phối hợp cùng với các nước trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên quy mô toàn cầu" - ông Park nói.
Trong khi đó đại diện US CDC, ông Mathew Moore, nhìn nhận: Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết, hiệu quả. Với sự vào cuộc đồng bộ từ trung ương tới địa phương nên đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có 16 ca nhiễm Covid-19 và đều đã được chữa khỏi.
Ông đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về bản đồ gen của virus gây bệnh ở Việt Nam; đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các biện pháp để kiểm soát rủi ro; đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục cộng tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh.
Liên Khải
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Dịch do virus corona: Việt Nam có bao nhiêu phòng xét nghiệm SARS-CoV-2? Ngày 25/2, thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Khoảng 30 phòng xét nghiệm có thể xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (virus corona) trong thời gian tới. Kĩ thuật viên Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà. Ảnh:...