Thêm 32 bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn
Chiều 29/8, Bộ Y tế đã tổ chức khai giảng khóa đào tạo bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn (thuộc Dự án 585 của Bộ Y tế) tại Trường Đai hoc Y Dược – Đai hoc Huế.
Theo đó, 32 bác sĩ trẻ đã được lựa chọn theo các tiêu chuẩn đầu vào khắt khe của khoá đào tạo bác sĩ chuyên khoa I, khoá 11 tại Trường Đại học Y Dược – Đai hoc Huế. Cac bac si se đươc đao tao trong 24 tháng trước khi được đưa về vùng khó khăn làm công tác tình nguyện.
Co 9 chuyên ngành khác nhau đôi vơi nhom bac si tre vê vung kho khăn lân nay la: Chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu, nội, ngoại, nhi, răng hàm mặt, sản, truyền nhiễm…
32 bác sĩ trẻ tình nguyện công tác tại vùng khó khăn tham dự buổi khai giảng
Sau khi hoàn thành thời gian đào tạo, các bác sĩ trẻ sẽ công tác tại các huyện nghèo như đã đăng ký. Thời gian tối thiểu làm việc tại vùng khó khăn đối với bác sĩ nam là 3 năm, bác sĩ nữ là 2 năm. Riêng đối với các bác sĩ được các huyện nghèo cử đi đào tạo sẽ công tác lâu dài tại Bệnh viện/Trung tâm Y tê huyện nghèo.
Video đang HOT
Đươc biêt trước khi trúng tuyển, các bác sĩ đã được tuyển dụng làm viên chức ở các bệnh viện tuyến Trung ương như Bệnh viện Trung ương Huế và 12 huyện khó khăn thuộc 6 tỉnh như: Nghệ An, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định.
Quang cảnh buổi khai giảng giảng khóa đào tạo bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn (thuộc Dự án 585 của Bộ Y tế)
Tại buổi khai giảng, Lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh: “Dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở địa phương còn khó khăn.
Qua đó tạo cơ hội cho đông đảo người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng và xã hội…”
Cho đên nay, dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện đã tổ chức đào tạo 10 khóa bác sĩ chuyên khoa cấp I theo hướng “cầm tay chỉ việc” cho 210 bác sĩ trẻ ơ 60 huyện nghèo thuôc 19 tỉnh vơi 11 chuyên khoa: Nội, ngoại, sản, nhi, hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, y học cổ truyền, truyền nhiễm và răng hàm mặt… Hiên dư an đã bàn giao 14 bác sĩ cho 12 huyện nghèo thuộc 8 tỉnh miền núi phía bắc.
Bach Châu – Đai Dương
Theo Dân trí
Sẽ có thêm 31 bác sĩ tình nguyện về huyện nghèo
Ngày 26.6, trường Đại học Y Hà Nội đã tổ chức Lễ khai giảng lớp bác sĩ chuyên khoa I khoá X cho 31 bác sĩ trẻ đã tốt nghiệp loại khá, giỏi tại các trường chuyên ngành y trên cả nước, tình nguyện về công tác vùng khó khăn.
Đây là hoạt động thuộc Dự án bác sĩ trẻ tình nguyện công tác tại vùng khó khăn, biên giới, hải đảo của Bộ Y tế (Dự án 585). TS. Phạm Văn Tác- Vụ trưởng Vụ Tổ chức-cán bộ (Bộ Y tế) - Giám đốc Dự án 585 cho biết, Dự án 585 nhằm thu hút bác sĩ trẻ mới ra trường tốt nghiệp loại khá, giỏi tình nguyện về công tác tại tuyến huyện ở một số địa phương, trong đó ưu tiên 62 huyện nghèo.
Dự án này nhằm đảm bảo nguồn phân bố nhân lực có chất lượng cao về vùng sâu vùng xa, đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Khi đó, người dân không cần phải di chuyển xa mà có thể được chăm sóc sức khỏe ngay tại chỗ.
Dự án này triển khai từ năm 2013, đến nay đã có 210 bác sĩ trẻ được đào tạo bác sĩ chuyên khoa I ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong đó, có 14 bác sĩ trẻ đã hoàn thành khoá đào tạo này và đã về các địa phương khó khăn công tác.
31 bác sĩ trẻ được lựa chọn lần này theo các tiêu chuẩn đầu vào khắt khe, để được đào tạo chuyên khoa cấp I ở 10 chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, Y học cổ truyền, Ngoại, Nhi, Nội, Răng hàm mặt, Hồi sức cấp cứu, Gây mê hồi sức, Truyền nhiễm và Sản, tại trường Đại học Y Hà Nội trong 24 tháng trước khi về vùng khó khăn làm công tác tình nguyện.
Trước khi trúng tuyển, các bác sĩ này đã được tuyển dụng làm viên chức ở các BV tuyến Trung ương như BV Việt Đức, BV Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội và 15 huyện khó khăn thuộc 7 tỉnh như: tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái... Sau thời gian đào tạo, các bác sỹ trẻ sẽ công tác tại các huyện nghèo như đăng ký. Thời gian tối thiểu làm việc tại vùng khó khăn đối với bác sĩ nam là 3 năm, bác sĩ nữ là 2 năm. Riêng đối với các bác sỹ được các huyện nghèo cử đi đào tạo sẽ công tác lâu dài tại huyện
Dịp khai giảng khoá học cũng là thời điểm một số tỉnh phía Bắc đang bị ảnh hưởng thiệt hại của mưa lũ nên TS. Phạm Văn Tác đã thay mặt Bộ Y tế tặng quà cho 9 bác sĩ trẻ tình nguyện ở các huyện đang bị ảnh hưởng thiệt hại mưa lũ nhằm chia sẻ phần nào khó khăn với các thầy thuốc, đồng thời, động viên họ tiếp tục học tập, nâng cao trình độ để về phục vụ người dân ở những nơi này.
Theo Dân Việt
Bác sĩ 30 năm 'tiên tri' bệnh bằng cách đọc các bức ảnh Là phẫu thuật viên ngực bụng, bác sĩ Võ Tấn Đức chuyển sang ngành chẩn đoán hình ảnh với khát khao giải mã bệnh dựa trên siêu âm chụp chiếu. "Giá như ngày xưa chẩn đoán hình ảnh phát triển thì nhiều bệnh nhân đã không phải chết", tiến sĩ Võ Tấn Đức không thôi trăn trở sau gần 30 năm chọn công...