Thêm 315 ca COVID-19, Thái Lan không đóng cửa kinh tế toàn quốc
Chính phủ Thái Lan đã ngừng chỉ đạo đóng cửa doanh nghiệp toàn quốc hôm 3-1, nhưng làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới khiến quốc gia này cho phép các tỉnh tự ban hành chính sách ngăn ngừa.
Người dân kiểm tra nhiệt độ tại một khu vực giải trí ở Bangkok, Thái Lan trước lúc xuống đường đón năm mới 2021 – Ảnh: REUTERS
Giữa năm 2020, Thái Lan kiểm soát tốt đại dịch do virus corona chủng mới (COVID-19). Nhưng đợt bùng phát dịch thứ hai đã xảy ra từ đầu tháng 12-2020.
Hôm 3-1, quốc gia Đông Nam Á này xác nhận có thêm 315 ca mắc COVID-19, với phần lớn là những ca lây nhiễm trong cộng đồng, theo Reuters.
Tổng số ca mắc COVID-19 ở Thái Lan hiện nay là 7.694, trong đó có 64 trường hợp tử vong.
Video đang HOT
Trong một bài đăng trên Facebook, nhà nghiên cứu virus tại ĐH Chulalongkorn (Bangkok, Thái Lan) Yong Poovorawan cho biết Thái Lan cũng ghi nhận trường hợp biến thể lây lan đầu tiên của virus corona, gọi là B.1.1.7.
Reuters dẫn lời nhà nghiên cứu này nói rằng biến thể nêu trên được tìm thấy trong một gia đình bốn người, vốn đã cách ly sau khi trở về Thái Lan từ nước Anh. Dù vậy, hiện nay chưa có nguy cơ biến thể ấy lan rộng ở Thái Lan.
Hiện nay, đợt bùng phát ở Thái được cho liên quan tới những người nhập cư trái phép từ Myanmar.
Lực lượng phụ trách COVID-19 của chính phủ trước đó đã xác định 28 tỉnh thành, bao gồm Bangkok, là những khu vực nguy cơ cao, đồng thời khuyến cáo tạm ngưng hoạt động đối với một số doanh nghiệp cũng như hoạt động đông người tại các khu vực này.
Cơ quan chức năng muốn cho phép lãnh đạo các tỉnh có quyền yêu cầu hủy sự kiện đông người hoặc tạm ngừng hoạt động đối với các doanh nghiệp nếu cần thiết, theo người phát ngôn của lực lượng phụ trách COVID-19 Taweesin Wisanuyothin. Các biện pháp nêu trên vẫn cần sự chấp thuận từ Thủ tướng Prayut Chan-o-cha.
“Chúng tôi trước mắt yêu cầu sự hợp tác từ mọi người. Chúng tôi hiểu cần có biện pháp cứng rắn, nhưng việc này cũng có thể dẫn tới thiệt hại cho các ngành khác, vì vậy chúng tôi cần sự thỏa hiệp cũng như đưa ra các biện pháp hợp lý”, ông Taweesin nói.
Thực tế một số bộ ngành ở Thái Lan đã ra chỉ đạo hạn chế lây lan COVID-19 để ngăn dịch bùng phát. Bộ Giáo dục Thái Lan quyết định đóng cửa toàn bộ các trường công và tư thục kể từ đầu tuần này, kéo dài đến hết tháng 1 năm nay.
Hiệp hội Bán lẻ Thái Lan trong khi đó cũng tuyên bố toàn bộ cửa hàng cả nước nên đóng cửa từ 9h tối mỗi ngày, sớm hơn một tiếng đồng hồ so với quy định đóng cửa hiện hành.
Ở Bangkok, trước đó chính quyền cũng đóng cửa các tụ điểm giải trí, phòng tập thể hình cũng như cửa hiệu massage, nhưng các cửa hàng, nhà hàng và công viên vẫn được mở.
Hơn 10.000 người Thái Lan biểu tình
Hơn 10.000 người Thái Lan tập trung tại thủ đô Bangkok trong cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc đảo chính năm 2014.
Những người tham gia biểu tình tập trung ở thủ đô Bangkok hôm 16/8, hô khẩu hiệu "đất nước thuộc về nhân dân", kêu gọi kiềm chế quyền lực của chế độ quân chủ, một chủ đề từng bị cấm kỵ tại Thái Lan, đồng thời yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, lập hiến pháp mới.
Các cuộc biểu tình do sinh viên Thái Lan dẫn đầu diễn ra gần như hàng ngày trong tháng qua, tuy nhiên, cuộc biểu tình hôm 16/8 thu hút số lượng lớn tham gia ở quốc gia Đông Nam Á này, nơi trải qua nhiều thập niên biểu tình và kết thúc bằng các cuộc đảo chính quân sự.
Người tham gia biểu tình ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, hôm 16/8. Ảnh: Reuters.
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Traisulee Traisoranakul cho hay "Thủ tướng đã bày tỏ quan ngại với các quan chức và những người biểu tình nhằm tránh bạo lực". Ông Prayuth cũng lệnh cho nội các thực hiện các bước để xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thế hệ. Cung điện hoàng gia Thái Lan hiện chưa bình luận thông tin.
Thủ tướng Prayut, 66 tuổi, lên nắm quyền từ năm 2014 sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Yingluck Shinawatra. Sau cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, đảng Palang Pracharat thân quân đội của ông Prayut thành lập liên minh cầm quyền với các đảng khác để lãnh đạo Thái Lan.
Bất bình của người Thái Lan ngày càng tăng, liên quan các cáo buộc tham nhũng, các vụ bắt một số thủ lĩnh sinh viên vì biểu tình trước đó và suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19.
Một số nhóm sinh viên còn ra yêu sách 10 điểm, đòi cải cách chế độ quân chủ do Vua Maha Vajiralongkorn đứng đầu, gồm hạn chế quyền lực của vua với hiến pháp, tài sản hoàng gia và lực lượng vũ trang.
Động thái được xem là phá vỡ điều cấm kỵ hàng thập kỷ qua ở Thái Lan khi thách thức vai trò và quyền lực của hoàng gia. Thái Lan ban hành luật khi quân, cấm xúc phạm hoặc nói xấu nhà vua, hoàng gia và người vi phạm có thể bị phạt tù tới 15 năm. Tuy nhiên, Vua Vajiralongkorn đã yêu cầu Thủ tướng Prayuth không thi hành luật khi quân ở thời điểm này.
Biểu tình lớn chưa từng có tại Bangkok kể từ đảo chính 2014 Hàng nghìn người biểu tình hôm nay (16/8) đã tập trung ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, chứng minh rằng phong trào của họ đã vượt ra ngoài khu trường sở. Theo AP, người biểu tình tập trung tại Tượng đài Dân chủ - địa điểm truyền thống của các hoạt động chính trị. Hàng trăm cảnh sát và một nhóm nhỏ...