Thêm 3 ứng viên muốn dẫn dắt tuyển Việt Nam
Mới đây, xuất hiện thêm 3 ứng viên (trong đó một người từ Đông Nam Á) và 1 ứng viên đến từ Brazil muốn dẫn dắt tuyển Việt Nam.
HLV Park Hang Seo sẽ chia tay bóng đá Việt Nam hậu AFF Cup 2022.
Sau khi HLV Park Hang Seo quyết định chia tay ĐT Việt Nam sau AFF Cup 2022, đã xuất hiện rất nhiều lời đồn đoán về người sẽ thay thế ông dẫn dắt tuyển Việt Nam.
Trong vòng một tháng qua, có 10 ứng viên muốn trở thành HLV đội tuyển Việt Nam, trong đó đáng kể nhất là Marc Wilmots (cựu HLV trưởng đội tuyển Bỉ) và Javier Clemente (cựu HLV trưởng đội tuyển Tây Ban Nha), hay Robert Prosinecki (cựu trợ lý đội tuyển Croatia, cựu HLV đội Bosnia, cựu cầu thủ Barcelona và Real Madrid).
Bên cạnh đó, còn có ông Dragan Skocic (cựu HLV trưởng đội tuyển Iran), Slaven Skelezic (HLV U17 Bayern Munich), Bozidar Bandovic (cựu HLV trưởng Olympiakos và Buriram United),…
Theo nguồn tin uy tín, mới đây đã xuất hiện thêm 3 ứng viên đến từ châu Á (trong đó một người từ Đông Nam Á) và 1 ứng viên đến từ Brazil. VFF đã nhận được hồ sơ ứng cử của chính một số ứng viên hoặc qua nhà môi giới (không có nhà môi giới của Hàn Quốc). Các ứng viên nói trên đều không đề cập đến việc dẫn dắt đội U23 Việt Nam.
Một lãnh đạo VFF cho biết, đang tập hợp các hồ sơ để nghiên cứu, tiềm và người phù hợp nhất với tuyển Việt Nam về chiến lược, định hướng và cả mức lương.
Liên đoàn bóng đá Việt Nam cũng cho biết, sẽ cố gắng tìm cho đội tuyển Việt Nam một HLV ngoại tài giỏi giúp đoàn quân áo đỏ tiếp tục chinh phục các thành công trong tương lai.
Về phía HLV Park Hang Seo, nguồn tin uy tín cho hay, ông thầy Hàn Quốc có thể sẽ làm đào tạo trẻ ở Việt Nam và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình nhỏ của mình.
Cũng theo HLV này, ông có thể nhận lời dẫn dắt một đội tuyển bóng đá nào đó trong tương lai, tuy nhiên ông chỉ chấp nhận các lời mời ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và Hàn Quốc, vì nhiều lý do khác nhau.
"VFF có nhiệm kỳ thành công, nhưng sắp tới có thể là chu kỳ suy thoái, khiến BĐVN hỗn độn"
Ghế lãnh đạo cao nhất của VFF vừa đổi chủ. Người tạm lên thay ông Lê Khánh Hải được đánh giá là xứng đáng, nhưng bóng đá Việt Nam liệu có tiếp tục duy trì được những thành công?
Video đang HOT
NHIỆM KỲ THÀNH CÔNG CỦA CHỦ TỊCH LÊ KHÁNH HẢI
Sáng qua (9/1), Đại hội thường niên VFF thông qua quyết định đưa phó chủ tịch thường trực Trần Quốc Tuấn lên giữ vị trí quyền chủ tịch, sau khi ông Lê Khánh Hải gửi đơn xin thôi chức chủ tịch VFF trước một năm. Được biết, ông Hải rút lui do bận nhiều công việc khác dưới cương vị là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
Đánh giá những dấu ấn mà bóng đá Việt Nam đạt được trong nhiệm kỳ của ông Lê Khánh Hải (2018 - 2021), chuyên gia Vũ Mạnh Hải bình luận:
"Tôi nghĩ giai đoạn vừa rồi là một nhiệm kỳ rất thành công của bóng đá Việt Nam, trong đó nhất định phải có vai trò của VFF. Điều then chốt đầu tiên là việc chúng ta đã chọn được một HLV rất phù hợp với bóng đá Việt Nam. Ông Park đến đúng lúc có lứa cầu thủ đang vào độ chín nên đã giành được thắng lợi liên tiếp.
Lúc mới sang, ông ấy từng hứa sẽ đưa đội tuyển Việt Nam lọt vào top 100 thế giới và điều này đã trở thành sự thực. Có thời điểm chúng ta còn xếp hạng 92. Đó là điều thành công nhất về hình ảnh của bóng đá Việt Nam trên trường quốc tế".
Ông Lê Khánh Hải (phải) rời ghế chủ tịch VFF sau 4 năm đảm nhận. Người tạm thay thế ông Hải giữ chức quyền chủ tịch sẽ là ông Trần Quốc Tuấn (trái). (Ảnh: VFF)
Ông nói thêm: "Tiếp nữa, tôi nghĩ công tác điều hành V.League cũng đã diễn ra tương đối tốt đẹp. Không còn quá nhiều cãi vã, tranh luận, mâu thuẫn với nhau nhiều như giai đoạn trước. Tôi cho rằng đây là cũng là điều tốt. Dường như bóng đá Việt Nam rất êm ái, không có những vấn đề nổi cộm lên để người ta thắc mắc, rồi chuyện nọ chuyện kia.
Với V.League, do dịch bệnh nên ban tổ chức cũng có sự điều chỉnh cách tổ chức sao cho phù hợp, tạo ra được sự ganh đua, hấp dẫn không kém. Đó cũng là một sự đổi mới rất đáng kể. Phải nói rằng 3,4 năm của nhiệm kỳ qua đã rất tốt đẹp và dứt khoát không thể phủ nhận vai trò của VFF. Lãnh đạo đã có được sự nhất trí để có những cách làm rất tốt", cựu danh thủ Thể Công trao đổi với chúng tôi.
Bóng đá Việt Nam vừa có một giai đoạn thành công rực rỡ.
BÓNG ĐÁ VIỆT NAM SẮP BƯỚC VÀO CHU KỲ SUY THOÁI?
Theo điều lệ của VFF, ông Trần Quốc Tuấn giữ chức quyền chủ tịch VFF đến hết nhiệm kỳ 8. Nhiệm kỳ này chỉ 11 tháng nữa sẽ kết thúc nên cuối năm nay, đại hội nhiệm kỳ VFF khóa 9 sẽ bầu tân chủ tịch VFF theo đúng điều lệ.
Đánh giá về những thách thức cho VFF cũng như bóng đá Việt Nam ở nhiệm kỳ sắp tới, chuyên gia Vũ Mạnh Hải bày tỏ quan điểm:
"Bóng đá Việt Nam thời gian qua đã thu về rất nhiều cái được. Sự yêu mến của người hâm mộ tăng lên, kéo theo nguồn thu của VFF thông qua công tác tài trợ cũng rất tốt.
Nhà tài trợ gắn bó lâu dài chứ không bỏ ngang. Hình ảnh của ĐTQG và giải VĐQG của chúng ta rất tốt. Nhưng có một điều cần tích cực làm hơn và cũng là điều tôi cảm thấy rất lo lắng. Đó là công tác đào tạo trẻ.
Trong nhiệm kỳ vừa qua của VFF, có trung tâm đã đổi chủ như PVF, lò đào tạo của HAGL cũng sự thay đổi, rút gọn quy mô tuyển chọn hơn; các CLB khác tuy vẫn đào tạo trẻ nhưng về chất lượng nhìn từ các giải U19, U21 có thể thấy chúng ta cũng chưa phát hiện thêm được nhiều nhân tài. Lứa cầu thủ trẻ hiện tại khó để so được với lứa của Quang Hải và điều đó dự báo một kỳ SEA Games 31 không dễ dàng.
Có cảm giác khi đội tuyển Việt Nam thua liên tục ở vòng loại World Cup và thất bại ở AFF Cup 2020, bắt đầu có ý kiến này kia rồi. Vì thế để tạo nên được sự đoàn kết, nhất trí thì còn nhiều vấn đề phải chú ý".
Bảo vệ huy chương vàng SEA Games sẽ là mục tiêu không đơn giản với U23 Việt Nam.
Ông nói tiếp: "Điểm then chốt nhất vẫn là công tác đào tạo trẻ của các CLB trên khắp cả nước, làm sao để có được những cầu thủ giỏi thì mới đổi mới đội hình, thay đổi để tiến bộ được. Đó là điều mà VFF cũng phải quan tâm. Tất nhiên điều này cũng song song với sự phát triển của đất nước nữa, bởi để làm được thì cần phải có kinh tế.
Nếu không có lực lượng kế thừa tốt khó mà giữ vững được thành tích. Thậm chí tôi nghĩ nếu không cẩn thận, có thể chúng ta sẽ phải bước vào một chu kỳ suy thoái và điều đó lại đưa bóng đá Việt Nam đi vào chỗ hỗn độn, mất đoàn kết. Đó là điều tôi cảm thấy lo lắng. Còn đến thời điểm này tôi thấy mọi thứ như vậy là ổn. Đại hội thường niên vừa rồi thành công và ghi nhận công lao của các đồng chí lãnh đạo liên đoàn".
Bóng đá Việt Nam đang đứng trước mối lo về thế hệ kế cận.
Chuyên gia Vũ Mạnh Hải đồng thời cũng đưa ra một giải pháp để cải thiện công tác đào tạo trẻ. Ông nói:
"Những thành quả bóng đá đem lại có hiệu ứng rất tích cực với xã hội. Vì thế nhiệm kỳ qua của VFF phải nói là đại thành công. Còn nhiệm kỳ này tôi nghĩ chúng ta cần cố gắng xây dựng lại và mọi thứ sẽ rất khó khăn. Ông Park có thể chỉ gắn bó thêm một thời gian, trong khi lo lắng về lực lượng kế cận không phải chuyện đơn giản."
"Tôi cũng đặt thêm một vấn đề trong công tác đào tạo trẻ. Cầu thủ trẻ bây giờ được đào tạo từ sớm, đến khoảng 15 tuổi là đã xong cơ bản rồi. Khi được trang bị đầy đủ hành trang rồi thì cần được bước vào thực chiến, cọ sát, thi đấu nhiều thì mới phát triển được.
Nên chăng VFF cũng nên cân nhắc, xem xét sao cho phù hợp. Đã có U15, U19, U21 thì giải U17 cũng rất quan trọng. Trước đây chúng ta có giải U17 Quốc gia nhưng thời gian qua không còn tổ chức nữa.
Theo tôi biết, ngày xưa CLB Viettel từng có ý định loại Hoàng Đức lúc 15,16 tuổi. Nhưng rồi HLV Nguyễn Thành Công về làm đã nhìn nhận lại và tiếp tục cho Hoàng Đức có cơ hội tập luyện, phát triển. Nhắc đến câu chuyện này để nói rằng công tác đào tạo trẻ cần có sự quan tâm thích đáng để mang lại hiệu quả. Mọi thứ phải lớp lang, có sân chơi hợp lý cho từng lứa tuổi để cầu thủ tiến bộ.
Tôi nghĩ bóng đá Việt Nam nên hướng tới điều đó để phát triển lâu dài. 4 năm vừa qua chúng ta có được một lớp cầu thủ tốt, nhưng lớp sau thì tôi chưa thấy ai được như Quang Hải, Công Phượng...
Đào tạo trẻ luôn luôn phải được quan tâm một cách thích đáng và đó sẽ là nhiệm vụ quan trọng của bóng đá Việt Nam trong những năm tới. Nhiệm kỳ tới sẽ khó khăn và có thể liên đoàn sẽ lại bước vào thời kỳ sóng gió nhưng có lẽ phải chấp nhận chuyện đó thôi".
Chuyên gia Vũ Mạnh Hải.
ÔNG TRẦN QUỐC TUẤN XỨNG ĐÁNG GIỮ GHẾ CHỦ TỊCH VFF
Trao đổi thêm về ứng viên cho vị trí chủ tịch VFF, chuyên gia Vũ Mạnh Hải đánh giá cao ứng viên Trần Quốc Tuấn. Ông nói:
"Tôi nghĩ nếu ông Tuấn lên làm chủ tịch VFF thì cũng hoàn toàn xứng đáng thôi. Bóng đá Việt Nam xưa nay vẫn có những nhà chính trị hay doanh nhân yêu bóng đá làm việc. Nhưng thực ra mà nói họ chỉ đứng sau thôi, còn nhiệm vụ bóng đá chủ yếu vẫn là những người làm chuyên môn.
Thời gian qua ông Lê Khánh Hải cầm trịch, còn ông Trần Quốc Tuấn đảm nhiệm các vấn đề chuyên môn rồi quan hệ quốc tế. Đó cũng là điều thuận lợi để ông Tuấn phát triển. Vì thế tôi nghĩ nếu ông Trần Quốc Tuấn giữ vai trò chủ tịch VFF thì đó cũng là chuyện dễ hiểu và tốt thôi. Ông Trần Quốc Tuấn có kinh nghiệm làm việc lâu năm, lại có mối quan hệ tốt với AFF, AFC".
Sân Mỹ Đình sẵn sàng đón 2 vạn CĐV trận tuyển Việt Nam- Trung Quốc SVĐ Mỹ Đình chuẩn bị phương án mở cửa cho 50% khán giả vào sân trong trận tuyển Việt Nam tái đấu Trung Quốc ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần (1/2). Ngày 10/1, Bộ VH, TT&DL có công văn gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, TP Hà Nội, các Bộ, Ban ngành liên quan, về việc hỗ trợ...