Thêm 3 trường hợp không còn là đại biểu, Quốc hội còn bao nhiêu?
Theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều qua (14.5), ông Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh bị mất quyền đại biểu khi nhận án phạt tù, còn bà Phan Thị Mỹ Thanh được cho thôi đại biểu Quốc hội. Vậy hiện tại Quốc hội còn bao nhiêu thành viên?
Quốc hội khóa XIV hiện còn 487 đại biểu (ảnh VPQH).
Tại kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV năm 2016, có 496 người trúng cử đại biểu Quốc hội (thiếu 4 đại biểu 4 ở 4 tỉnh Sóc Trăng, Sơn La, Lâm Đồng, Đồng Nai do các tỉnh này bầu thiếu một đại biểu so với con số được phân bổ).
Trước khi Quốc hội khóa XIV bước vào kỳ họp thứ nhất, Hội đồng bầu cử quốc gia đã thông qua Nghị quyết không công nhận tư cách đại biểu của Trịnh Xuân Thanh – nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang (ngày 15.7.2016). Đối tượng này sau đó đã bị cơ quan điều tra khởi tố và ra lệnh truy nã quốc tế vì những sai phạm khi còn là lãnh đạo Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam. Hiện Trịnh Xuân Thanh đã bị án tù chung thân trong hai vụ án được xử đầu năm 2018.
Hai ngày sau vụ việc của Trịnh Xuân Thanh, Hội đồng bầu cử quốc gia đã có phiên họp khẩn. Tại đây, các thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia đã thông qua Nghị quyết không công nhận tư cách đại biểu của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì bà này không đủ tiêu chuẩn là đại biểu Quốc hội, đồng thời có đơn xin rút. Bà Hường từng là đại biểu Quốc hội khóa XII và XIII.
Quốc hội khóa XIV bước vào kỳ họp thứ nhất còn 494 đại biểu. Tại kỳ họp thứ hai (tháng 11.2016), đại biểu Thích Chơn Thiện (SN 1942 -thuộc đoàn đại biểu Quốc hội Thừa – Thiên Huế) – người cao tuổi nhất của Quốc hội khóa XIV – đã qua đời do tuổi cao sức yếu.
Video đang HOT
Đến tháng 12.2016, đại biểu Ngô Văn Minh (sinh năm 1959) – Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội qua đời do bệnh hiểm nghèo.
Vào năm 2017, ông Võ Kim Cự lúc đó đang là đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh, ông này sau khi bị Ban Bí thư kỷ luật cũng đã có đơn xin thôi đại biểu Quốc hội. Đến tháng 5.2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết cho ông Võ Kim Cự thôi đại biểu Quốc hội.
Tháng 3.2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết cho ông Ngô Đức Mạnh, lúc đó là đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận thôi nhiệm vụ đại biểu. Việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu của ông Ngô Đức Mạnh do ông được phân công nhiệm vụ mới là làm Đại sứ tại Liên bang Nga.
Như vậy trong chiều qua có 3 trường hợp không còn là đại biểu Quốc hội: Trường hợp ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh mất quyền đại biểu biểu khi bị tòa phúc thẩm tuyên án (án có hiệu lực pháp luật – đương nhiên mất quyền đại biểu khi Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tuyên có tội); trường hợp bà Phan Thị Mỹ Thanh cho thôi đại biểu nhưng trước đó có liên quan đến kỷ luật.
Tính đến nay trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV chưa có đại biểu nào bị bãi nhiệm. Ở nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII có 2 trường hợp bị bãi nhiệm là bà Châu Thị Thu Nga (đã bị tù chung thân) và Đặng Thị Hoàng Yến.
Quốc hội hiện còn 487 đại biểu. Theo chương trình dự kiến, sáng 21.5, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc.
Theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân: Việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 2 năm và thiếu trên mười phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội đã được bầu ở đầu nhiệm kỳ.
Theo Danviet
Quốc hội có xem xét tư cách đại biểu của bà Phan Thị Mỹ Thanh?
Trả lời báo chí tại buổi họp báo trước Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV chiều 20.10, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - cho biết, ông đã được nghe một số cử tri ở Đồng Nai, TP.HCM có ý kiến về trường hợp của bà Phan Thị Mỹ Thanh, tuy nhiên ý kiến cử tri như vậy nhưng thực hiện bãi miễn đại biểu Quốc hội phải có quy trình, không thể tự nhiên bãi miễn.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. (Ảnh: Lương Kết)
Báo chí đặt câu hỏi: Khi Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai đi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, nhiều cử tri đã bày tỏ bức xúc cho rằng bà Phan Thị Mỹ Thanh - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai - không còn xứng đáng là Trưởng đoàn cũng như đại biểu của nhân dân, vì bà có những vi phạm đã bị Ủy ban Kiểm tra T.Ư chỉ rõ. Khi cử tri đã không tín nhiệm, Quốc hội có xem xét tư cách ĐBQH của bà Thanh?
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói: Bà Phan Thị Mỹ Thanh là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, vừa qua bị Ủy ban Kiểm tra T.Ư thi hành kỷ luật mức cảnh cáo. Bà Thanh là ĐBQH, đối với ý kiến của cử tri, các cơ quan chức năng đang tiến hành xem xét để thực hiện đúng quy trình sau đó báo cáo Quốc hội.
Bà Phan Thị Mỹ Thanh trong một phiên họp tổ của Quốc hội. (Ảnh: Tiền Phong)
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng nói thêm, ông đã được nghe một số cử tri ở Đồng Nai, TP.HCM có ý kiến về trường hợp của bà Thanh, tuy nhiên ý kiến cử tri như vậy nhưng thực hiện bãi miễn ĐBQH phải có quy trình, không thể tự nhiên bãi miễn.
Trước đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tiếp xúc cử tri tại phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa, một cử tri đã lên tiếng: "Sai phạm của bà Thanh đã rõ, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã ra quyết định kỷ luật, bà không còn đủ tư cách làm ĐBQH".
Còn tại buổi tiếp xúc cử tri của tổ ĐBQH số 3 ở thị xã Long Khánh, có cử tri đã thể hiện sự bất bình và cho rằng: "Bà Thanh vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng nhưng vẫn là Trưởng đoàn ĐBQH, là đại biểu của dân, thật không thể chấp nhận được!".
Có cử tri đã nói thẳng: Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã kết luận rõ ràng về sai phạm của bà Thanh, bà cũng đã phải chịu mức kỷ luật cảnh cáo, vậy không thể để bà làm đại biểu của nhân dân được.
Bà Phan Thị Mỹ Thanh bị thi hành kỷ luật cảnh cáoTừ ngày 27 đến ngày 30.6, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã họp kỳ thứ 15. Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư đã xem xét, thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, với những vi phạm sau:- Trong thời gian giữ các cương vị Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch, bà Phan Thị Mỹ Thanh tham gia điều hành Công ty TNHH Cường Hưng do chồng mình là cổ đông sáng lập, Chủ tịch HĐTV là vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng.- Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, bà Phan Thị Mỹ Thanh đã có các vi phạm, khuyết điểm sau: Ký các văn bản của UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cường Hưng đầu tư dự án Khu dân cư thương mại xã Phước Tân, vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng và quy định về những điều đảng viên không được làm. Ký các văn bản của UBND tỉnh không thuộc lĩnh vực bà phụ trách để cấp phép và gia hạn cho Công ty Cường Hưng kinh doanh bến thủy, mặt bằng, vật liệu xây dựng, vi phạm quy chế làm việc của UBND tỉnh. Ký văn bản chấp thuận hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án BOT đường chuyên dùng cho Hợp tác xã An Phát, nhưng không thông qua tập thể UBND tỉnh, chưa báo cáo Thường trực HĐND tỉnh, vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư.- Kê khai tài sản, thu nhập không đầy đủ, không đúng quy định của Đảng và Nhà nước là vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.Ủy ban Kiểm tra T.Ư nhận thấy những vi phạm nêu trên của bà Phan Thị Mỹ Thanh là nghiêm trọng. Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra T.Ư quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh bằng hình thức cảnh cáo.
Theo Danviet
Nếu đấu giá biển số đẹp, có quyền từ chối biển số xấu? "Nếu như đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nói, từ đầu năm đến nay có 400.000 xe bán ra và số tiền biển số thu được từ người dân lên đến 6.800 tỷ đồng. Làm thế nào mà có con số mấy nghìn tỷ như đại biểu nói?" - đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương (Ninh Bình) tranh luận về đề đấu giá...