Thêm 3 cây sưa trăm tỷ bị chặt hạ: Sự thật hay lâm tặc tung tin?
Dư luận hơn một tháng qua chưa hết xôn xao về 3 cây sưa cổ thụ ở rừng di sản VQG Phong Nha – Kẻ Bàng bị lâm tặc chặt hạ thì nay lại bị khuấy động bởi thông tin lâm tặc đốn hạ 3 cây sưa ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.
Lần theo thông tin trên, PV Dân trí ngược lên xã vùng biên Trường Sơn để tìm hiểu thực hư. Có mặt ở trung tâm xã lúc đã quá trưa, chúng tôi bắt gặp một nhóm thanh niên đang xúm lại bàn chuyện. Hỏi chuyện sưa bị chặt hạ, một thanh niên kể lại rành mạch: “Khoảng một tháng trước có nghe thông tin một nhóm người đi rừng ở Roòn (huyện Quảng Trạch) tìm thấy một cây sưa ở trong rừng thuộc xã Trường Sơn to lắm. Nghe đâu bán được hàng trăm tỷ đồng. Còn tin người đi rừng mới trúng hai cây tiếp thì có nghe đồn nhưng không biết thực hư như răng cả”.
Trung tâm xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình – nơi lại rộ thông tin lâm tặc vừa triệt hạ cây sưa lớn
Để hiểu rõ hơn về vụ việc, chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn. Ông Sỹ cho biết: “Cách đây hơn một tháng, tôi có nghe thông tin một người ở Roòn (huyện Quảng Trạch) đi bẫy thú trong rừng đã phát hiện một cây sưa đã chết trong rừng Ban quản lý rừng phòng hộ Long Đại. Cụ thể thế nào thì tôi không rõ lắm nhưng nghe dân đi rừng nói thì cây sưa đó to lắm, xẻ ra đến tận mấy chục phách gỗ. Sau khi xác nhận thông tin trên, các cơ quan chức năng đã vào kiểm tra nhưng chỉ phát hiện một hố đất vừa xới tung và mụn cưa gỗ sưa”. Theo ông Sỹ nói thì cây sưa trên cũng có giá hàng trăm tỷ đồng.
Bàn về tin đồn lâm tặc mới chặt hạ hai cây sưa (một cây sống, một cây chết) ở rừng thuộc địa phận xã Trường Sơn, ông Sỹ cho hay, cách đây khoảng 5 ngày xã cũng có nghe thông tin một nhóm người đi rừng tìm thấy hai cây sưa ở khu vực rừng Tam Lu (giáp biên giới Việt – Lào). Họ chặt một miếng gỗ vai ra hỏi người dân, nghe người dân bảo là gỗ sưa thì họ quay vào rừng ngay. Những ngày sau đó ở địa phương xuất hiện tin đồn lâm tặc lại tiếp tục tìm thấy hai cây sưa.
Video đang HOT
Trạm kiểm lâm xã Trường Sơn chiều ngày 25/5 vắng hoe
“Cách đây hơn một tháng, việc người đi rừng tìm thấy một cây sưa đã chết ở rừng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Long Đại là có thật. Còn thông tin lâm tặc vừa tìm thấy hai cây sưa ở khu vực rừng Tam Lu tôi nghĩ là lâm tặc tung tin như thế để lực lượng chức năng đang làm nghiêm ngặt ở rừng Phong Nha – Kẻ Bàng phân tán lực lượng chuyển sang rừng huyện Quảng Ninh, tạo cơ hội cho các đầu nậu ở đây đưa gỗ sưa ra khỏi rừng”, một lãnh đạo xã Trường Sơn nói.
Trao đổi với PV Dân trí về tin đồn trên, Trung tá Trần Văn Quyền, Đồn trưởng Đồn Biên phòng 597 – Làng Mô, cho biết, sau khi nghe tin đồn về chuyện lâm tặc vừa chặt hạ hai cây sưa trên địa bàn, một tổ liên ngành gồm đồn biên phòng, trạm kiểm lâm Trường Sơn, Ban quản lý rừng phòng hộ Long Đại đã vào rừng kiểm tra, làm rõ nguồn tin. Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện một hố hẹp nằm trên một lèn đá cao. Xung quanh hố không phát hiện thấy dấu tích của vai vỏ và mạt cưa. Vì vậy đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định đươc đây là gốc của cây gỗ sưa hay không (?!).
Có hay không việc lâm tặc tiếp tục đốn hạ hai cây sưa ở rừng Tam Lu, thuộc xã Trường Sơn là câu hỏi mà các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình cần điều tra, làm rõ trước dư luận. Và một câu hỏi lớn hơn cũng đang cần được giải đáp là tại sao chỉ trong vòng một tháng, tại Quảng Bình, nhiều cây gỗ quý trăm tỷ “lũ lượt” bị chặt hạ và dễ dàng lọt khỏi rừng?
Theo Dân Trí
Kiểm lâm phủ nhận tiếp tay cho lâm tặc chặt sưa
Trong bản tường tình, ông Trí phủ nhận hoàn toàn việc nhận gỗ sưa từ lâm tặc, mặc dù trước đó, có nói nhận một miếng rất nhỏ
Ngày 18/5, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, lãnh đạo Vườn đã nhận được 3 bản tường trình của 3 cán bộ kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm Phong Nha - Kẻ Bàng có nghi vấn tiếp tay cho lâm tặc trong vụ cưa trộm ba cây gỗ huê.
Tuy nhiên, cả 3 cán bộ kiểm lâm là ông Hoàng Văn Quế, Nguyễn Hữu Trí (Hạt phó), ông Trần Đức Tiến (Trưởng trạm Trạm Trộ Mơợng) đều không thừa nhận đã tiếp tay cho lâm tặc. Mấy ngày gần đây, dư luận quan tâm nhiều đến thông tin ông Nguyễn Hữu Trí (Hạt phó) có nhận một khúc gỗ sưa của một nhóm lâm tặc. Trước đó, trả lời với phóng viên, ông Trí thừa nhận, mình chỉ nhận một miếng rất nhỏ. Còn trong tường trình, ông Trí phủ nhận hoàn toàn thông tin này. Lãnh đạo VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, sẽ xác minh lại 3 bản tường trình trên vì có những điểm chưa rõ ràng.
Trước đó, ngày 17/5, ông Lương Ngọc Bính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đã có buổi làm việc với lãnh đạo VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Tại buổi làm việc này, ông Bính đề nghị làm rõ việc dư luận cho rằng, có một số cán bộ, nhân viên Kiểm lâm thuộc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã có hành vi tiếp tay cho lâm tặc trong vụ khai thác, vận chuyễn gỗ sưa. Người đứng đầu Tỉnh ủy Quảng Bình cũng yêu cầu, VQG cần chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ Hạt và các Trạm Kiểm lâm, có biện pháp xử lý cán bộ tha hóa, tiếp tay cho lâm tặc.
Đại tá Từ Hồng Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình khẳng định, Công an tỉnh sẽ chỉ đạo CQĐT làm hết tinh thần trách nhiệm, đến nơi đến chốn và xử lý nghiêm minh những kẻ vi phạm đúng pháp luật. Ông Sơn cho biết, trong qua trình điều tra, phải làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể để xảy ra hậu quả nghiêm trọng xác minh tính chính xác của dư luận về việc một số cán bộ có biểu hiện móc nối, bắt tay với lâm tặc.
Có lẽ chưa khi nào người dân Quảng Bình được chứng kiến nhiều sự bất thường đến từ các cơ quan chức năng như trong việc xử lý vụ gỗ sưa ngàn tỷ. Sau tin đồn lâm tặc chặt 3 cây gỗ sưa, đích thân ông Chủ tịch UBND tỉnh rốt ráo vào cuộc, họp, chỉ đạo, định hướng (giao kiểm lâm điều tra thay cho công an). Rừng bị phá, kiểm lâm không bị quy kết trách nhiệm. Nhưng khi kiểm lâm bắt được 366kg gỗ sưa, ông chủ tịch tỉnh lại khen nhanh, thưởng nóng, trao quà rầm rô...
Đối với những vụ án phá rừng nghiêm trọng, trách nhiệm khởi tố thuộc về CQĐT của công an địa phương. Mà căn cứ để xác định đây là vụ án nghiêm trọng chính là dựa trên việc cơ quan kiểm lâm đã thu giữ 10 tấm gỗ sưa (có giá trị hàng trăm tỷ). Vậy tại sao khi sự việc rõ ràng như vậy, UBND tỉnh Quảng Bình vẫn nằng nặc để vụ án này cho kiểm lâm khởi tố. Nhiều người cho rằng, không phải UBND tỉnh không nắm rõ luật pháp mà đó chính là mấu chốt của mọi sự bất thường(!?).
Gần một tháng được giao nhiệm vụ nhưng cả ngành kiểm lâm vẫn cứ loay hoay không khởi tố được vụ án. Mà theo lý giải của ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm lý giải, đoàn chưa thể vào được hung Trí để giám định mức độ thiệt hại. Nhưng có một điều trái ngược đã xảy ra, chỉ cần nhận được bản báo cáo của VQG, Công an tỉnh Quảng Bình đã khởi tố ngay vụ án và được dư luận hoanh nghênh đồng tình.
Chỉ cần giá trị 1 triệu đồng là có thể khởi tố
Đại tá Nguyễn Thanh Thiệu, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46)-Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vụ án phá rừng Phong Nha Kẻ Bàng là rất nghiêm trọng. Theo quy định hiện hành, nếu vận chuyển, khai thác các loại gỗ thuộc nhóm A1 từ rừng đặc dụng thì chỉ cần giá trị 1 triệu đồng trở lên là có thể khởi tố. Căn cứ để xác định đây là vụ án nghiêm trọng chính là dựa trên việc cơ quan kiểm lâm đã thu giữ 10 tấm gỗ sưa (có giá trị hàng trăm tỷ) và bản báo cáo của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng gửi cho cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) ngày 15/5.
Có 2 tấm gỗ mặt đẹp được lấy làm quà tặng? Một nguồn tin riêng của Người đưa tin tiết lộ, có hơn 1/3 số gỗ sưa bị khai thác đã được chuyển về TP Đồng Hới (Quảng Bình). Trong số gỗ đó, có ít nhất 2 tấm gỗ mặt đẹp, có giá trị, được lâm tặc lấy làm quà tặng. Nguồn tin này còn cho biết thêm, nhóm người nhận gỗ sưa của lâm tặc đã vượt ra khỏi phạm vi của lực lượng kiểm lâm
Theo NDT
Săn... người ở rừng Phong Nha Rừng Phong Nha ngày càng hỗn loạn. Các băng nhóm bắt đầu chuyển qua săn... người! Người bị săn chính là 11 nhân vật được cho là đã trúng đậm nhờ khai thác ba cây gỗ sưa. PV Tuổi Trẻ đã theo sát các băng nhóm săn người. Rừng Phong Nha náo loạn bởi những băng nhóm ngày thì săn sưa, đêm thì...