Thêm 25.000 cây xanh được trồng tại TP.Hội An
Sáng 25.11, tại TP. Hội An (Quảng Nam), chương trình Quỹ Một triệu cây xanh cho Việt Nam đã tiến hành trồng 25.500 cây xanh tại khu tái định cư Làng Chài, Phường Cẩm An.
Cây xanh được trồng tại khu tái định cư Làng Chài, Phường Cẩm An. Ảnh: Thanh Hải
Chương trình do Tổng cục Môi trường- Bộ TN&MT và Nhãn hàng nước giải khát Vfresh thuộc Cty CP Sữa Việt Nam Vinamilk phát động
Trước đó, chương trình này cũng đã triển khai trồng 200 cây tại xa lộ Hà Nội ở TP.Hồ Chí Minh, trồng 20.000 cây tại rừng ngập mặn ở Hạ Long, 300 cây tại khu vực Âu Thuyền và cảng cá Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng… Trong năm 2012, Vinamilk đóng góp cho Quỹ Một triệu cây xanh cho Việt Nam bằng việc trích 50 đồng trên mỗi sản phẩm nước giải khát Vfresh của Vinamilk bán ra, với tổng số tiền cam kết trích tối thiểu là 3 tỉ đồng.
Video đang HOT
Theo laodong
Làng quê ngập rác: Hành động trước khi quá muộn
Trả lời Thanh Niên, ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho rằng tình trạng làng quê ngập rác mà Thanh Niên phản ánh đã đến mức báo động, cơ quan hữu trách và các địa phương cần phải hành động ngay trước khi quá muộn.
Ông Tùng cho biết, trung bình mỗi ngày một người dân thải ra khoảng 0,7 kg chất thải, mỗi năm ở khu vực nông thôn phát sinh khoảng 6,6 triệu tấn rác thải sinh hoạt, nhưng tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt khoảng 40-55%.
Rác thải sinh hoạt nông thôn chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp nhưng trên toàn quốc hiện chỉ có 12/63 tỉnh, thành có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật ở nông thôn, hầu hết các bãi rác thải ở nông thôn là bãi rác hở và để phân hủy tự nhiên. Nhiều xã không có quy hoạch bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng, không quy định chỗ tập trung rác, không có người và phương tiện chuyên chở rác nên các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất nhiều nơi, khiến rác thải nông thôn trở thành vấn đề nan giải.
Rác ở nông thôn đã trở thành vấn đề khẩn cấp - Ảnh: Q.Duẩn
Ông nghĩ gì trước tình trạng người dân đổ rác khắp nơi, nhiều bãi rác tự phát mọc lên sát các khu dân cư... ở hầu hết các vùng nông thôn?
Đúng là hiện nay, ở nhiều làng xã có tình trạng rất nhiều bãi rác "mọc" lên một cách bừa bãi, không được dọn dẹp thường xuyên, gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan nông thôn. Khi đi về các làng quê, chúng ta dễ dàng nhận thấy, có thể đường làng, ngõ xóm thì sạch nhưng các bãi rác chất đống tại đầu làng, đầu xã hoặc tại một khu vực đất trống nào đó lại đang bốc mùi kinh khủng. Điều lo lắng hơn là tình trạng này trong mấy năm gần đây có xu hướng gia tăng trong khi các địa phương lại đang lúng túng, chưa có biện pháp giải quyết hiệu quả, triệt để.
Có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể tới việc chưa có quy hoạch quản lý chất thải rắn tại nhiều địa phương, mới chỉ loay hoay chọn vị trí bãi chôn lấp/xử lý mà chưa có được quy hoạch tổng thể. Một nguyên nhân mà chúng tôi nghĩ rằng cần phải nhìn nhận để giải quyết một cách thấu đáo, cặn kẽ và cương quyết là sự chồng chéo, không rõ ràng, thiếu thống nhất trong phân công phân nhiệm quản lý chất thải rắn nông thôn giữa các cấp các ngành, giữa các cơ quan ở trung ương, các cơ quan tại địa phương. Điều đó dẫn đến việc phân tán các nguồn lực, không có cơ quan chịu trách nhiệm chính. Ai cũng thấy đó là vấn nạn, ai cũng kêu là phải thế này thế nọ, nhưng chưa thực sự xắn tay áo vào làm, làm một cách nghiêm túc và bài bản.
Tình trạng này gây ra những ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe người dân thưa ông?
Ở nhiều nơi, đến đầu làng đã thấy bãi rác, các bãi rác tạm này (gọi là tạm nhưng thực ra nhiều bãi rác đã tồn tại cả chục năm) rất hôi thối, gây ô nhiễm môi trường nước mặt (ao, hồ sông suối) và nước ngầm tại chỗ. Nước rỉ rác mang nhiều chất độc hại sẽ lan tỏa, ảnh hưởng đến các nguồn nước mà hằng ngày người dân phải dùng, phải tiếp xúc. Việc đốt rác tự nhiên gây bụi bặm, phát sinh chất độc hại, gây ô nhiễm không khí. Những người dân tại địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên nhất. Người dân sống tại các bãi rác không hợp vệ sinh thường mắc phải các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp...
Tôi được biết, một nghiên cứu được tiến hành tại Lạng Sơn cho thấy, tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh tiêu chảy, da liễu, hô hấp... tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn nhiều lần so với khu vực không chịu ảnh hưởng.
Thưa ông, chúng ta cần phải làm những gì để từng bước chấm dứt tình cảnh "làng quê ngập rác"?
Ở nước ta, rõ ràng, rác thải sinh hoạt ở nông thôn đang là vấn nạn, thực sự báo động. Cần phải hành động ngay trước khi quá muộn. Phải xóa các bãi rác tự phát và các bãi rác tạm, không để phát sinh các bãi rác tạm, bãi rác tự phát tại làng quê. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện đồng bộ và có hiệu quả cả việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, xử lý, quy hoạch và xây dựng các bãi rác đạt chuẩn, xa khu dân cư, đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Khoa học - Công nghệ đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, quy hoạch và xây dựng các bãi rác đạt tiêu chuẩn, nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện của các địa phương.
Đặc điểm ở các địa phương khác nhau nên các giải pháp cũng sẽ khác nhau về cách thu gom, vận chuyển, quy mô, công nghệ. Việc xây dựng các mô hình để triển khai áp dụng thí điểm tại một số địa phương và sau đó rút kinh nghiệm để nhân rộng áp dụng rộng rãi đang được tiến hành khẩn trương. Tại một số tỉnh thành như Quảng Nam, Bình Định... đã áp dụng thành công mô hình xử lý rác thải với quy mô nhỏ. Tại đó chỉ với 4 - 6 người địa phương cùng một sàn xi măng có mái, diện tích khoảng 1.000 m2 đã giải quyết cơ bản, xử lý rác thải cho 3.000 - 4.000 người dân trong làng. Một số nơi khác có điều kiện hơn, các hợp tác xã đứng ra thu gom rác hằng ngày, vận chuyển đến bãi rác hoặc nơi xử lý rác tập trung.
Tôi cho rằng bên cạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, chúng ta cần công khai các hành vi xả rác vô tội vạ, những bãi rác ô nhiễm nghiêm trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng... để thúc đẩy người dân và chính quyền địa phương sớm có biện pháp cải thiện tình hình. Tuy nhiên, trước khi làm điều này, chúng ta phải bố trí đầy đủ thùng đựng rác và tiến hành thu gom thường xuyên, xây dựng những khu đổ rác ở nông thôn hợp chuẩn, hợp quy.
Theo TNO
Vinamilk trồng 17.000 cây xanh Ngày 30.9, chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam do Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) phối hợp cùng Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức trồng 17.000 cây xanh các loại tại vùng Đồng Tháp Mười (xã Thạnh Tân, H.Tân Phước, Tiền Giang) với sự tham gia của hàng ngàn đoàn viên, thanh niên địa phương....