Thêm 20 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 11 ca ở Đà Nẵng
Bộ Y tế ghi nhận thêm 20 ca mắc COVID-19 mới, trong đó Đà Nẵng 11 ca, Quảng Nam 4 ca, Hải Dương 1 ca và 4 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP.Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân 931 (BN931): Nam, 66 tuổi, Thành phố Hội An, Quảng Nam,
Bệnh nhân 932 (BN932): Nam, 14 tuổi, Thành phố Hội An, Quảng Nam, -
Bệnh nhân 933 (BN933): Nữ, 35 tuổi, Thành phố Hội An, Quảng Nam, BN931-933 được rà soát lấy mẫu tại khu phong tỏa thuộc phường Minh An, thành phố Hội An.
Bệnh nhân 934 (BN934): Nữ, 35 tuổi, Thành phố Hội An, Quảng Nam (con của BN774, mẹ của BN842).
Bệnh nhân 935 (BN935): Nam, 91 tuổi, Điện Bàn, Quảng Nam, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Bệnh nhân 936 (BN936): Nam, 56 tuổi, Hải Châu, Đà Nẵng, Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Bệnh nhân 937 (BN937): Nữ, 52 tuổi, Thanh Khê, Đà Nẵng, Người nhà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Bệnh nhân 938 (BN938): Nam, 34 tuổi, Thanh Khê, Đà Nẵng, Người nhà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Bệnh nhân 939 (BN939): Nữ, 66 tuổi, Thanh Khê, Đà Nẵng, Người nhà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Bệnh nhân 940 (BN940): Nữ, 50 tuổi, Hòa Vang, Đà Nẵng, tiếp xúc với BN872
Bệnh nhân 941 (BN941): Nữ, 28 tuổi, Hòa Vang, Đà Nẵng, tiếp xúc với BN872
Bệnh nhân 942 (BN942): Nữ, 62 tuổi, Hải Châu, Đà Nẵng, tiếp xúc với BN915.
Bệnh nhân 943 (BN943): Nam, 31 tuổi, Liên Chiểu, Đà Nẵng, tiếp xúc với BN430.
Bệnh nhân 944 (BN944): Nữ, 37 tuổi, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Bệnh nhân 945 (BN945): Nam, 19 tuổi, Hòa Vang, Đà Nẵng, được rà soát lấy mẫu tại khu phong tỏa thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Bệnh nhân 946 (BN946): Nam, 53, tuổi, được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
Bệnh nhân 947 (BN947): Nam, 57, tuổi, được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
Bệnh nhân 948 (BN948): Nam, 22, tuổi, được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
Bệnh nhân 949 (BN949): Nam, 42, tuổi, được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
BN946-949 từ đảo Guam (Hoa Kỳ) trên chuyến bay OAE423 về sân bay Tân Sơn Nhất ngày 04/08/2020, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Khu A – Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Bệnh nhân 950 (BN950): Nam, 15 tuổi, thành phố Hải Dương, tiếp xúc với BN906.
Bác sĩ tận tình cứu chưa cho bệnh nhân mắc COVID-19. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, có 172.093 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly tại nước ta. Trong đó, 5.222 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 25.799 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 141.072 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Cả nước có 328 ca mắc COVID-19 nhập cảnh được cách ly ngay.
Tiểu ban Điều trị – Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đến thời điểm này có 437/929 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh, chiếm 47,0%.
Trong số các bệnh nhân còn lại, 50 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần, 91 bệnh nhân âm tính lần 2 với nCoV. Cả nước hiện còn 330 người dương tính với virus corona, 23 bệnh nhân tử vong.
Video: Cách phá vỡ chuỗi lây truyền của COVID-19
Bỏ hết đồ chơi đi - bí quyết nghe có vẻ sai sai của mẹ Đà Nẵng nhưng khiến con nghỉ học ở nhà phòng dịch mà vẫn vui hết nấc
Mặc dù các con của chị Diệu Liên đã được nghỉ học 2 tháng để phòng dịch Covid-19, tuy nhiên các bé chưa một lần kêu chán. Bởi đơn giản, mẹ Đà Nẵng đã sắp xếp thời gian học, tổ chức trò chơi, đi ra ngoài và làm việc nhà hợp lý.
Là mẹ của 2 nhóc tì 9 tuổi và 4 tuổi, chị Nguyễn Hoàng Diệu Liên, (37 tuổi, Đà Nẵng) thời gian này cũng phải vắt óc ra nghĩ cách giúp con vui chơi, học hành hiệu quả vì các bé được nghỉ phòng dịch Covid-19.
Với các bậc phụ huynh khác, đây chẳng phải điều dễ dàng. Thậm chí, không ít người cảm thấy "điên đầu", mệt mỏi rã rời. Đã phải lo việc nước, làm việc nhà, giờ đây lại còn chăm sóc các con toàn thời gian, không nản sao được?
Cha mẹ thì như thế nhưng thực ra các con cũng chẳng vui vẻ gì hơn. Nghỉ học một vài ngày thì thích, nhưng thời gian quá dài, các con cũng dần thấy nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp. Chưa kể, nghỉ mà lại không được đi chơi, hạn chế tới nơi đông người, phần lớn thời gian chỉ ở trong nhà, các con cũng cuồng chân, buồn chán lắm đấy!
Tổ ấm nhỏ của chị Diệu Liên.
Để giải quyết các vấn đề bận rộn của cha mẹ, chán nản của các con, chị Liên đã áp dụng phương pháp học mà chơi, chơi mà học và đạt hiệu quả bất ngờ.
Không có đồ chơi, cho 2 con tự tạo món đồ mình thích
Cả hai bé Tào Minh Kha (9 tuổi) và Tào Minh Minh (4 tuổi) đều được chị Liên dạy cho tính tự lập từ nhỏ, vì thế các con có chủ động và sáng tạo trong hầu hết mọi việc. Chỉ cần mẹ chỉ bảo là răm rắp thực hiện theo, đó cũng là một lợi thế khiến chị Diệu Liên không cảm thấy bị quá tải trong thời gian các con nghỉ phòng dịch.
2 nhóc nhà chị Liên cùng các bạn tập nhóm lửa ở khoảng đất trống.
Nhưng quan trọng hơn cả, chị luôn nghĩ ra nhiều trò để các con vui chơi cùng nhau. Đầu tiên, chị Liên sẽ hướng dẫn các bé tự chơi, rồi khuyến khích các con tự sáng tạo, phát triển và chơi cùng các bạn khác.
Cùng nhau lao động dọn rác, dọn cỏ nữa đây này!
"Mình để con tự phát minh, sáng tạo theo ý muốn. Bố mẹ chỉ đóng vai trò hỗ trợ con về nguyên vật liệu. Ví dụ như nồi, chảo, tô, chén, băng keo, giấy, màu. Và con chơi xong con phải tự dọn hết thì mẹ mới cho chơi tiếp lần sau, như thế con thì vui mà mẹ đỡ mệt" - chị Diệu Liên cho hay.
Đây là 2 anh em Kha, Minh khi đang lắp ghép lego, cả căn phòng cũng bừa bộn.
Nhưng chơi xong 2 bé biết tự giác dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng.
Và điều độc đáo của bà mẹ 2 con này khiến ai cũng sửng sốt, đó là chị mang cho hết đồ chơi của Minh và Kha. Các con muốn chơi thì hãy tự tạo từ các nguyên liệu sẵn có trong nhà như thùng cotton, giấy các loại, kéo dao và tạo ra ngôi nhà. Bộ xếp logo chị Liên cũng chỉ mua cho một hộp lớn, sau đó con cứ xếp dần dần ra những hình thù khác.
Và suốt thời gian nghỉ, 2 nhóc tì luôn tự chơi, tạo đồ chơi cùng nhau. Không ít những món đồ được 2 anh em phát minh ra từ các nguyên liệu có sẵn và vô cùng thích thú . "Nôm na là con sẽ tự phát minh đồ chơi nên con chơi mãi không chán" - chị Liên tóm tắt lại phương pháp độc đáo nhưng hiệu quả của mình đã áp dụng cho các con.
2 anh em Minh, Kha có rất ít đồ chơi, thường tập vẽ, tự làm bìa
Tập làm bếp và chơi cờ tướng cũng là thú vui của 2 anh em trong đợt nghỉ phòng dịch.
Cho con tự bày, tự dọn và tăng cường làm việc nhà
Chị Liên hiểu trẻ nhỏ ưa chạy nhảy, vận động và thích tìm tòi, khám phá, nếu cứ nhốt con trong nhà mãi ắt sẽ chán nản mà đòi xem TV, iPad, điện thoại... Vậy nên, ngoài việc bày trò cho con chơi không biết chán, chị Liên còn tạo "công ăn việc làm" cho 2 nhóc tì.
Sau khi chơi xong, chị yêu cầu 2 con phải tự thu dọn lại mọi thứ sạch sẽ. Khi chơi thì bừa bộn sao cũng được nhưng đã kết thúc thì nhà cửa phải sạch bong, sáng bóng. Và đặc biệt, một số công việc nhà đơn giản như dọn cơm, rửa bát, lau nhà, lau bàn ghế... chị Liên đều yêu cầu 2 con thực hiện.
2 bé nhà chị Liên tự dọn cơm, xúc cơm và ăn ngon lành mà không cần mẹ hỗ trợ.
"Trong mùa dịch này, mình cũng không mệt lắm khi các con ở nhà mặc dù không cho xem TV, iPad, điện thoại. Các con tự hiểu là phải tự bày trò ra chơi thôi. Ngoài ra, các con cũng tích cực giúp đỡ bố mẹ việc nhà, tham gia vào quá trình nấu nướng nữa nên không có thời gian rảnh để chán đâu" - chị Liên chia sẻ.
Bà mẹ hai con cũng khuyến khích Minh và Kha chơi cùng nhau một cách hòa thuận. Thậm chí, đó còn là quy định của gia đình rằng anh trai, em gái phải biết yêu thương, hợp tác và chia sẻ cùng nhau. Đôi khi các bé cũng có những bất đồng, thế nhưng chị đã đứng ra can thiệp và hướng dẫn 2 con rồi mọi thứ cũng ổn.
Ngoài những lúc vui chơi, 2 anh em Minh, Kha còn phải phụ giúp mẹ làm việc nhà nữa.
Không chủ quan nhưng không lo lắng thái quá, vẫn cho con ra ngoài hít vận động
Theo chị Liên chia sẻ, gia đình chị vốn hay đi chính vì thế, khi dịch xảy ra mà phải ở trong nhà im ỉm thì không chỉ các con mà bố mẹ cũng cảm thấy bí bách, khó chịu.
Do đó, vợ chồng chị Liên cho rằng chỉ nên hạn chế chứ không phải ở trong nhà hoàn toàn. Và thay vì tới những hàng quán đông đúc, chị cho các con chạy nhảy công viên, khu vui chơi ngoài trời, bãi biển... những nơi nhiều nắng và gió.
Những địa điểm chị Liên lựa chọn cho các con tới đều là nơi vắng người, thoáng đãng.
May mắn nữa, gia đình chị Liên có khoảng sân rộng, chị cho các con ra trước nhà tự chơi với nhau. Dần dần các bạn hàng xóm đi qua lại và nhập hội. Cứ mỗi chiều là các bé xung quanh qua nhà chị réo rắt rủ nhau ra chơi cùng.
2 bé nhà chị Liên và các bạn hàng xóm.
"Vợ chồng mình cũng lo dịch bệnh chứ nhưng không thể cứ ở nhà mãi được. Lo lắng nhưng không nên thái quá, cũng không được chủ quan mà cần chủ động phòng chống.
Và cách mà vợ chồng mình áp dụng đó là chăm chỉ theo dõi tin tức, xem tình hình dịch đag như thế nào, có bao nhiêu ca và ở khu vực nào, đường nào... Sau đó, mình sẽ tránh tới các khu quanh đó".
Ngoài ra, chị Liên cho biết mình cũng tuân thủ tuyệt đối các khuyến cáo từ Bộ Y tế để phòng dịch. Mỗi khi đưa các con ra ngoài, chị luôn đem theo cồn để khử trùng quanh chỗ ngồi, rửa tay khô liên tục, đồ ăn nhà đem theo cho các con. Về nhà thì rửa tay, rửa mặt, súc họng. Uống các loại nước tăng đề kháng và bổ phổi. "Khi không lo lắng thái quá nữa thì bố mẹ và các con có rất nhiều nơi để vui chơi" - chị Liên chia sẻ.
Chị Liên cho 2 con ra ngoài câu cá, vận động.
Ngoài việc cha mẹ chủ động phòng chống, chị Diệu Liên cũng giáo dục các con kĩ năng cần thiết để bảo vệ bản thân: "Ngay từ khi dịch xảy ra, mình đã luôn nhắc con không được đưa tay lên mắt, mũi, miệng, nhắc liên tục ấy để các con tạo thói quen. Hiện giờ thì các con gần như không đưa tay lên 3 vùng đó nữa. Và đương nhiên, việc rửa tay với dung dịch, xà phòng sát khuẩn các bé cũng rất tự giác".
Những bãi biển vắng đầy nắng, gió là lựa chọn số 1 của gia đình chị Liên.
Không đặt nặng chuyện học hành, các con vui vẻ là được
Chị Diệu Liên cho biết, chị không ép con học, nhiều khi còn lơ là nhưng có lẽ vì thế các bé lại rất tự giác. Chỉ có bài tập cô giáo gửi thì chị yêu cầu các con phải thực hiện xong mới được đi chơi.
Dù không ép nhưng các bé nhà chị Liên rất tự giác học hành.
Hai tháng nghỉ phòng dịch ở nhà, chị Liên lại thấy các con lanh lợi và trưởng thành hơn dù không bị đặt nặng bài vở. Chị chia sẻ: "Trường học không phải nơi duy nhất để các con học, thậm chí những điều từ môi trường xung quanh còn giá trị hơn. Và quãng thời gian này các con trưởng thành lên rất nhiều nên mình rất mừng. Mình cho con thời gian tự chơi, tự trải nghiệm, tự tìm tòi, khám phá, đó cũng chính là 1 cách giáo dục của gia đình mình".
Ảnh: NVCC
M52
Nhói lòng hình ảnh người đàn ông lập bàn thờ chịu tang cha trong khu cách ly Trở về từ Malaysia và đang cách ly tại Đà Nẵng thì ông Sỹ đau buồn khi nghe tin người cha ở quê nhà qua đời. Không thể về chịu tang, ông Sỹ đã được tạo điều kiện lập bàn thờ vọng để thắp hương chịu tang người cha ngay tại khu cách ly. Ngày 18/3, ông Trần Đình Sỹ (51 tuổi, quê...