Thêm 2 bé sơ sinh có ngực dính nhau
Giữa hai xương ức dính nhau có một lỗ lớn khiến một phần tim của bé thứ nhất chui vào lồng ngực của bé thứ hai và ngược lại.
Trao đổi với VnExpress ngày 25/2, gia đình sản phụ ở An Giang cho biết, quá trình mang thai, mẹ của bé vẫn đi khám thai định kỳ nhưng chỉ phát hiện song thai chứ không biết hai bé dính nhau. Đến ngày lâm bồn, sản phụ bất ngờ được bác sĩ thông báo hai cậu con trai của chị bị dính nhau ở phần ngực.
Hai bé dính nhau ở phần ngực và bụng. Ảnh: B.S.B
Chào đời ngày 23/2, mội bé nặng 2 kg, một ngày sau, hai bé được chuyển về Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM với mong muốn được mổ tách rời.
Video đang HOT
Thạc sĩ – bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp cho biết, các xét nghiệm, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh cho thấy, phần xương ức của hai bé dính nhau, giữa hai xương ức có một lỗ lớn chứ không có vách ngan riêng biệt. Lỗ này khiến một phần tim của bé thứ nhất chui vào lồng ngực của bé thứ hai và ngược lại, một phần tim của bé thứ hai cũng chui sang ngực bé thứ nhất.
Cũng qua chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ còn phát hiện cả hai bé mắc bệnh tim bẩm sinh. Riêng bé thứ nhất có mạch máu từ tim bị hẹp, chỉ có một thận, không có hậu môn và cột sống bất thường ở cổ và xương cụt. Bé thứ hai thận bị ứ nước, bất thường niệu quản.
“Sau khi làm tất cả các xét nghiệm và chẩn đoán, chúng tôi nghĩ nhiều đến việc phẫu thuật tách rời hai cơ thể, bởi bé thứ nhất không có hậu môn, nếu không mổ dễ dẫn đến tình trạng ùn ứ phân gây nhiễm trùng”, bác sĩ Hiếu nói.
Thiên Chương
Theo VNE
Tập trung cấp bách chống cúm gia cầm, tiêm bù vắc xin sởi
Chỉ đạo tiêm bù vắc xin ngừa sởi và tập trung chống cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp, khó lường là hai nội dung được nhấn mạnh tại buổi họp giao ban của Sở Y tế TP.HCM với các quận, huyện sáng 19.2.
Trẻ điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - Ảnh: Hà Minh
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết trên địa bàn TP bệnh sởi chưa có dấu hiệu trở thành dịch.
Tuy nhiên, bệnh đã từ phía tây thành phố lan ra các quận, huyện khác. Số trẻ mắc và nằm điều trị tại các bệnh viện (BV) vẫn đông. Do đó, việc tiêm bù vắc xin sởi là biện pháp có thể kiểm soát bệnh trong vòng 2 tháng tới.
Việc tiêm bù sởi sẽ được triển khai tại các trạm y tế phường, xã vào thứ sáu và thứ bảy hàng tuần - nhưng tùy điều kiện mỗi địa bàn quận huyện có thể linh động thay bằng 2 ngày thứ bảy và chủ nhật - bắt đầu từ ngày 7.3 tới.
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm hiện nay, Trung tâm Y tế dự phòng TP cũng đề nghị các biện pháp cấp bách phòng chống cúm gia cầm mà tập trung vào 2 loại cúm là H5N1 và H7N9.
Theo đó, "người dân nếu phát hiện những điểm tập kết gia cầm trái phép, gia cầm chết không rõ nguyên nhân, buôn bán gia cầm trái phép trên địa bàn thì báo ngay cho cơ quan chức năng xử lý; Đội chống dịch và phương tiện vật tư tại các Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện cần chuẩn bị kỹ càng; Việc giám sát phát hiện sớm dịch cúm gia cầm và bệnh cúm trên gia cầm lây qua người phải làm chặt chẽ" - lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo.
Tham dự buổi giao ban sáng nay, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng cho biết Sở đã chỉ đạo các bệnh viện Nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và các BV đa khoa chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, giường bệnh, dịch truyền... để tiếp nhận và cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân; Giao các BV kiểm tra khả năng sẵn sàng của khu vực cách ly điều trị, thực hiện nghiêm các biện pháp xử lý chất thải y tế và các biện pháp phòng bệnh trong bệnh viện.
Ngoài ra, Sở cũng đã giao BV Nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Trung tâm Y tế dự phòng TP phối hợp tổ chức tập huấn công tác khám, điều trị và xử lý môi trường phòng ngừa lây lan trong BV về bệnh sởi và cúm đến các BV đa khoa thành phố và BV quận, huyện.
Theo TNO
Bệnh sởi quay lại sau nhiều năm vắng bóng Sau hơn 3 năm không có ca bệnh, hiện mỗi ngày Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM tiếp nhận 5-6 trẻ mắc bệnh sởi bị biến chứng. Chiều 5/1, phòng lưu bệnh khoa Nhiễm - Thần kinh có 15 trường hợp mắc bệnh sởi nằm điều trị nội trú, hầu hết bệnh nhi đều biến chứng hô hấp, viêm phổi hoặc chảy...