Thêm 12.485 F0 được ghi nhận tại Hà Nội trong 24 giờ qua
Tối 24/3, Sở Y tế Hà Nội thông tin trên địa bàn đã phát hiện thêm 12.485 ca dương tính SARS-CoV-2.
Trong 24 giờ qua, Hà Nội ghi nhận 12.485 ca bệnh (4.769 ca cộng đồng; 7.716 ca đã cách ly).
Bệnh nhân phân bố tại 518 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.709); Đông Anh (1.153); Long Biên (712); Hoàng Mai (658); Sóc Sơn (641).
Video đang HOT
Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 1.230.764 ca.
Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, người dân trên địa bàn thành phố khi có một trong các biểu hiện như: Sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19, hoặc liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội qua số điện thoại (0969.082.115 hoặc 0949.396.115) để được tư vấn.
Bí thư Hà Nội: Dừng dịch vụ không thiết yếu vì an toàn người dân
Ông Đinh Tiến Dũng cho rằng thành phố đã "thực hiện hiệu quả, linh hoạt việc tạm dừng hoặc cho hoạt động trở lại một số hoạt động dịch vụ" để phòng, chống dịch.
Trao đổi với báo chí ngày 12/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói việc tạm dừng và điều chỉnh cách thức, thời gian hoạt động một số dịch vụ để ngăn chặn, kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn, vì an toàn của người dân.
"Đây là biện pháp quan trọng, cấp bách, yêu cầu các cấp, các ngành phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, triển khai thực hiện nghiêm", ông nêu rõ.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Tiến Tuấn.
Từ 0h ngày 13/7, Hà Nội các hoạt động nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), cửa hàng cắt tóc, gội đầu. Thành phố cũng dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Ông Dũng giải thích quyết định trên được đưa ra trước diễn biến phức tạp từ các vùng dịch, cũng như liên tiếp những ngày qua Hà Nội phát hiện các ca nhiễm mới từ vùng dịch về, nhiều ca liên quan đến hàng, quán dịch vụ.
Theo ông, mức độ và quy mô tạm dừng hoặc đóng các dịch vụ "có thể phải tăng lên cấp độ cao hơn nếu dịch tiếp tục diễn biến xấu". Ngược lại, khi nào tình hình được kiểm soát, bảo đảm các điều kiện an toàn cho người dân, thành phố sẽ lại nới lỏng trở lại. "Trong mọi tình huống, các biện pháp phải nhằm ưu tiên và bảo đảm hiệu quả chống dịch cao nhất và giảm thiểu thiệt hại cho người dân", Bí thư Hà Nội nói thêm.
Ngoài ra, ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng quan phải xác định trọng tâm hiện nay là yêu cầu người dân từ TP HCM hoặc các vùng dịch khác khai báo y tế đầy đủ, trung thực; có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 tối đa 3 ngày trước khi trở lại thành phố...
Chính quyền địa phương chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động của các tổ Covid cộng đồng, tăng cường giám sát, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", bảo đảm không để lọt ca nhiễm từ vùng dịch về".
"Tập trung mọi nguồn lực nhằm dập dịch nhanh nhất, sớm nhất có thể, sớm ổn định tình hình, đưa cuộc sống trở lại bình thường", ông Dũng nhấn mạnh.
Từ ngày 5/7 đến nay, Hà Nội ghi nhận 24 ca bệnh liên quan TP HCM. Ngoài ra, có 31 trường hợp liên quan đến Bắc Giang và 9 ca bệnh ở huyện Mỹ Đức. Tổng số ca nhiễm từ 5/7 đến nay là 64, tổng số ca nhiễm ghi nhận từ 29/4 (đợt dịch thứ tư) là 322.
Vì sao không xử phạt được ô tô đỗ tràn lan ở Khu đô thị Ngoại giao đoàn? Lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vừa lý giải việc chưa thể xử lý đối với ô tô đỗ tràn lan dọc các tuyến đường trong Khu đô thị Ngoại giao đoàn. Ông Lưu Ngọc Hà - Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) vừa ký báo cáo việc tiếp thu, trả lời các kiến nghị cử tri và...