Thêm 100.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 về Việt Nam
Lô hàng 100.000 lọ thuốc Remdesivir sản xuất bởi hãng dược Mylan (thuộc tập đoàn Pfizer, Mỹ) đã về Việt Nam, phục vụ điều trị Covid-19.
Trong hai tuần đầu tháng 9, số thuốc trên đã được chuyển đến hỗ trợ các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 như: TP HCM, Đồng Nai, Long An, Hà Nội, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Yên, Lâm Đồng, Nghệ An… Dự kiến, tiếp theo sẽ có thêm 100.000 lọ thuốc Remdesivir được vận chuyển về Việt Nam trong vài ngày tới.
Ước tính, 200.000 lọ thuốc Remdesivir này sẽ giúp các địa phương điều trị cho 20.000 – 30.000 bệnh nhân Covid-19. Đây là lô thuốc được nhập về theo đơn hàng tài trợ của Tập Đoàn DB – Cổ đông sáng lập Tập đoàn Ecopark.
Phần lớn trong lô 100.000 lọ thuốc đặc trị Covid -19 đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất ngày 29/8.
Thuốc Remdesivir được sản xuất bởi hãng dược Mylan, thuộc tập đoàn Pfizer của Mỹ, có trụ sở tại NewYork. Remdesivir là thuốc kháng virus được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt dùng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 từ tháng 10/2020. Các nghiên cứu cho thấy Remdesivir có khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 diễn tiến nặng thông qua ức chế hiệu quả sự nhân lên của virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Thuốc đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ… đưa vào phác đồ điều trị Covid-19.
Tại Việt Nam, theo hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế, thuốc Remdesivir được chỉ định điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nội trú tại bệnh viện có suy hô hấp phải thở oxy, thở HFNC hoặc thở máy không xâm nhập. Thời điểm dùng thuốc trong 10 ngày đầu từ khi phát bệnh và ưu tiên sử dụng cho nhóm có nguy cơ cao, bệnh nền, trên 65 tuổi.
Lô thuốc Remdesivir được Ecopark trao tặng TP HCM.
Theo CNBC , tại Mỹ thuốc Remdesivir được bán với giá 520 USD/lọ, hoặc 3.120 USD/liệu trình điều trị, cho bệnh viện điều trị bệnh nhân có bảo hiểm tư nhân. Ngoài ra, giá ở mức 390 USD/lọ, hoặc 2.340 USD/liệu trình điều trị với bệnh nhân được bảo hiểm do chính phủ tài trợ.
Hơn 14.000 cán bộ, nhân viên y tế hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại miền Nam
Tối 21-8, Bộ Y tế cho biết đã có hơn 14.000 cán bộ, nhân viên y tế được huy động hỗ trợ chống dịch tại miền Nam từ 1-7 đến 21-8.
UBND TP.HCM đề xuất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu xem xét tăng cường hơn 6.000 người giúp TP chống dịch.
Các nhân viên y tế bệnh viện dã chiến tại TP.HCM liên tục túc trực điều trị cho bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: THU HIẾN
Cụ thể tính đến 12h ngày 21-8, đã có 14.543 cán bộ, nhân viên y tế được huy động hỗ trợ chống dịch tại miền Nam.
Bộ Y tế có 195 người, bao gồm lãnh đạo bộ và lãnh đạo, chuyên viên các cục/vụ/viện; bộ phận thường trực Bộ Y tế tại TP.HCM, TP Thủ Đức và 21 quận, huyện của TP.HCM (48 người); tổ công tác đặc biệt hỗ trợ các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ (30 người); tổ công tác đặc biệt hỗ trợ 12 tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ (50 người); 7 tổ công tác hỗ trợ các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ (67 người).
Khối địa phương có 35 tỉnh, thành phố huy động 1.983 người tới TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Khối các trường y dược có 12 trường huy động với 7.573 người tới TP.HCM, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Khối các bệnh viện trung ương gồm 27 bệnh viện huy động 2.731 người tới TP.HCM, Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp.
Các bệnh viện trung ương thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực gồm 10 bệnh viện huy động 1.246 người tới các trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long.
Khối các viện trực thuộc Bộ Y tế gồm 8 viện huy động 815 người tới TP.HCM, Long An, Bình Dương, Tiền Giang, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, Đồng Nai, Cần Thơ.
Sáng 21-8, ông Huỳnh Thanh Nhân - giám đốc Sở Nội vụ, tổ trưởng Tổ điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM - vừa trình UBND TP đề xuất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu xem xét tăng cường hơn 6.000 người cho TP.HCM.
Trong đó có 4.000 cán bộ chiến sĩ chủ lực của Quân khu 7, 400 bác sĩ, 1.600 nhân viên y tế khác, 30 xe cứu thương kèm 30 tài xế và 30 nhân viên y tế theo xe cứu thương, cấp cứu.
Trước đó, TP.HCM đã huy động nhiều nguồn lực từ lực lượng y tế ở TP, sinh viên, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành trên địa bàn TP và các tỉnh
Lâm Đồng tặng 350 tấn rau củ quả cho TP.HCM và các tỉnh Sáng 31-7, 50 tấn rau củ quả từ Lâm Đồng đã đến TP.HCM và được phân bố cho TP Thủ Đức. Cùng ngày, các chuyến rau củ quả từ Lâm Đồng cũng đến hỗ trợ hai tỉnh khác là Bà Rịa - Vũng Tàu và Phú Yên. Dân TP.HCM đặt mua rau củ nhiều, bưu cục giao hàng không kịp Thiếu 1.500 tấn...