Thêm 10 tỷ đồng cho xe buýt nhanh
Sở GTVT Hà Nội khẳng định, việc gia cố để tăng tải trọng của cầu vượt nhẹ nút Láng Hạ – Huỳnh Thúc Kháng với 10 tỷ đồng là hợp lý. Hơn nữa, đây cũng là đề xuất của Ngân hàng thế giới (WB) để tuyến buýt nhanh số 1 (BRT1) được đi lên cầu vượt.
Cầu vượt Láng Hạ – Huỳnh Thúc Kháng sẽ được thêm 10 tỷ để gia cường cho xe buýt nhanh chạy qua
Xe buýt chạy trên cầu vượt nhẹ
Những ngày qua, dư luận không khỏi bàn tán về việc, cầu vượt nút giao Láng Hạ – Huỳnh Thúc Kháng vừa đưa vào sử dụng được 1 năm đã phải gia cường tải trọng. Lý do, khi thiết kế cầu vượt qua đây, các Sở, ngành không tính toán đến lộ trình của tuyến BRT 1 chạy qua nút giao này. Do vậy, mới có việc chi 10 tỷ đồng để gia cố tải trọng cầu cho xe buýt BRT 1 chạy qua.
Dự án xây dựng BRT 1 có tổng mức đầu tư 49 triệu USD là một trong những hợp phần của Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội do WB tài trợ. Tuyến BRT này có chiều dài 14,7km, điểm đầu từ Yên Nghĩa (Hà Đông), điểm cuối tại bến xe Kim Mã. Lộ trình tuyến từ bến xe Kim Mã – Giảng Võ – Láng Hạ – Lê Văn Lương – Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Quốc lộ 6 – bến xe Yên Nghĩa và ngược lại. Tuyến BRT 1 chạy qua nút giao Láng Hạ – Huỳnh Thúc Kháng, trong khi ở đây đang tồn tại cầu vượt nhẹ được khánh thành, đưa vào sử dụng hồi tháng 4-2012. Tuy nhiên, cầu vượt nút giao này chỉ dành cho xe máy và ô tô có tải trọng nhẹ dưới 3,5 tấn, xe buýt không đi qua được, bao gồm cả xe buýt BRT.
Theo Ban Quản lý Dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội), tuyến BRT 1 dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2015 với năng lực vận chuyển khoảng 2.000 hành khách/giờ/chiều, góp phần giảm ùn tắc giao thông.
WB không tài trợ thêm kinh phí gia cường
Đại diện Sở GTVT Hà Nội khẳng định: “Dự án BRT 1 được phê duyệt năm 2007, lúc này chưa có ý tưởng xây cầu vượt nhẹ, nên xe buýt BRT sẽ chạy chung đường với các phương tiện, chỉ có ưu tiên về tín hiệu đèn tại các nút giao”. Năm 2009-2010, trước tình trạng giao thông ùn tắc ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Chính phủ đã chỉ đạo 2 TP này phải nghiên cứu, xây cầu vượt lắp ghép tại các nút giao để giải quyết ùn tắc. 9 cầu vượt tại 9 nút giao ban đầu đưa ra phương án dành cho tất cả các loại phương tiện. Song, khi bàn bạc thì không được chấp thuận vì một số lý do như phá vỡ cảnh quan, quy hoạch, kinh phí lớn và đặc biệt, tiến độ sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến đi lại. “Năm 2011, Chính phủ chỉ đạo xây dựng cầu vượt lắp ghép dành cho xe tải trọng nhẹ, dưới 3,5 tấn. Các bên thống nhất, lấy nút giao Láng Hạ – Huỳnh Thúc Kháng xây dựng thí điểm, rút kinh nghiệm triển khai tại các nút giao khác. Như vậy, có thể khẳng định, khi xây cầu vượt nhẹ qua đây, các Bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương đã bàn bạc phương án rất kỹ”, đại diện Sở GTVT nói.
Khi tính toán xây cầu vượt tại nút giao này, tất cả các cơ quan quản lý, chuyên gia giao thông đều thống nhất, làm cầu vượt nhẹ, xe buýt BRT 1 đi bên dưới như phê duyệt ban đầu năm 2007. Lý giải về việc tại sao đến giờ lại điều chỉnh để xe buýt BRT 1 đi qua cầu, đại diện Sở GTVT cho biết, WB cho rằng, cần tạo mọi điều kiện tối ưu, ưu tiên cho loại hình phương tiện công cộng này. WB cũng đã đặt vấn đề chính thức với UBND TP Hà Nội và TP đã đồng ý. Việc gia cường tải trọng cho cầu vượt Láng Hạ- Huỳnh Thúc Kháng cũng được WB thông qua về chủ trương. Thời gian tiến hành gia cường từ 1-1,5 tháng, không ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của các phương tiện qua đây. Kinh phí gần 10 tỷ đồng chi cho việc gia cường nằm trong gói hỗ trợ 49 triệu USD mà WB tài trợ cho toàn dự án BRT 1.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, người có nhiều năm nghiên cứu về giao thông Hà Nội cho rằng, việc chi 10 tỷ đồng để gia cố tải trọng cho cầu vượt nhẹ Láng Hạ – Huỳnh Thúc Kháng là hợp lý. Điều này cũng chứng tỏ tính linh hoạt của loại cầu vượt lắp ghép. Trong khi, BRT là giải pháp hữu hiệu cho giao thông Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, mà lý ra phải làm từ 5-7 năm trước.
Nhìn nhận dưới góc độ quy hoạch, ông Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, điều này thể hiện sự hạn chế trong tầm nhìn quy hoạch giao thông của Thủ đô. “Quy hoạch giao thông đã có, nhưng cứ vài ba năm lại phát sinh, lại điều chỉnh, bổ sung, uốn nắn. Quy hoạch mà chắp vá, nay sửa một tí, mai điều chỉnh một ít thì rất đáng lo”.
Video đang HOT
Theo ANTD
Hạ lãi suất, nửa mừng nửa lo...
Với việc NHNN lần thứ 7 yêu cầu hạ lãi suất chính sách kể từ năm ngoái, doanh nghiệp chưa kịp mừng thì đã lo "liệu lãi suất vay có hạ như mong muốn?" còn quốc tế phần nào quan ngại, nguy cơ lạm phát có trở lại?
Quên bẵng luật Dân sự về lãi suất cho vay
Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ hôm nay, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 9%/năm xuống còn 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 7%/năm xuống 6%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 10%/năm xuống 9%/năm.
Trần lãi suất tiền kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm.
Trao đổi với Dân trí sáng nay, chuyên gia kinh tế - tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng, những bất cập khi hạ lãi suất huy động nhưng lãi suất cho vay vẫn không giảm đó là do NHNN không quy định về trần lãi suất cho vay mà để cho bên đi vay và cho vay thỏa thuận.
Mặt khác, quan trọng hơn là "NHNN cũng như các ngân hàng thương mại đã quên bẵng mất quy định tại Khoản 1 và 2, Điều 476 về lãi suất: "Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng".
Vì vậy, kể cả khi giảm lãi suất chính sách, song không có gì để chắc chắn rằng các ngân hàng sẽ cho vay ở một mức thấp hơn so với trước.
"Điều luật này đã được Quốc hội đưa ra thảo luận nhiều lần, song vẫn chưa đi đến một quyết định hủy bỏ. Khi chưa hủy bỏ thì luật vẫn còn hiệu lực, nếu không tuân thủ nghĩa là phạm pháp" - ông nói.
"Ở Việt Nam, quản lý nhà nước là rất quan trọng, không thể nói phó mặc cho thị trường và sự đồng thuận của các bên một cách nửa vời như vậy".
Theo ông, trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Nhà nước cần lắng nghe hơn nữa nguyện vọng của doanh nghiệp, để xem doanh nghiệp muốn gì. Doanh nghiệp cần một bằng lãi suất hợp lý hơn, để sống sót cũng như để có sức cạnh tranh với bên ngoài.
"Nguyên lý cơ bản đó là doanh nghiệp có sống được thì Nhà nước mới thu được thuế, doanh nghiệp sống mới tạo ra GDP. Doanh nghiệp lỗ triền miên thì lấy ai đóng tiền mà phát triển!" - chuyên gia Bùi Kiến Thành nhắc lại.
Đánh giá của quốc tế
Ngay sau khi NHNN tuyên bố việc điều chỉnh giảm một loạt lãi suất chính sách vào ngày hôm qua, hàng loạt tờ báo uy tín của quốc tế lập tức đã thông tin cũng như bình luận về sự kiện này.
Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng ANZ cho rằng, động thái này không nằm ngoài dự đoán khi Việt Nam đã rơi vào giảm phát trong tháng 3, dự báo lạm phát trung bình cả năm đã được tổ chức này hạ xuống 6-8% từ mức dự báo trước đó là 8-10%.
Theo ANZ, nền kinh tế của Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi các phản hồi tiêu cực về tăng trưởng trong nước chậm, thiếu nguồn cung cho vay bởi tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống ngân hàng, nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp và hộ gia đình yếu. Việc cắt giảm lãi suất phần nhiều hướng đến giải quyết nhu cầu tín dụng yếu này.
"Chúng tôi dự đoán, đây sẽ là lần cắt giảm cuối cùng trong năm, nhưng cũng không loại trừ khả năng sẽ có lần cắt giảm nữa nếu dữ liệu kinh tế xấu hơn" - ANZ dự đoán.
Tốc độ tăng GDP Việt Nam trong năm 2012 đã xuống thấp nhất 13 năm (ảnh: Bloomberg).
Còn trên tờ tài chính Anh Financial Times (FT), các tác giả cho rằng, đây là quyết định gần như không tránh khỏi.
FT dẫn tuyên bố của NHNN, cho rằng động thái này thể hiện mối quan ngại của cơ quan điều hành đối với việc khôi phục lại nền kinh tế. "Hoạt động sản xuất - kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, do sức mua của thị trường vẫn ở mức thấp, khả năng hấp thụ vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp còn hạn chế".
Lãi suất cho vay cao là một trong những nguyên nhân khiến khoảng 100.000 doanh nghiệp Việt nam đã phải tạm dừng hoạt động hoặc phá sản trong 2 năm 2011-2012, bằng phân nửa tổng số doanh nghiệp phải đóng cửa trong suốt 2 thập kỷ qua.
Thế nhưng, FT đưa ra lưu ý rằng, không có gì đảm bảo trên thực tế các doanh nghiệp sẽ có thể vay được vốn với mức lãi suất thấp như chính sách mà nhà nước mong muốn.
Trả lời phỏng vấn FT, Giám đốc một doanh nghiệp đồ nội thất ở Bình Dương giãi bày, "Năm ngoái tôi đã nộp hồ sơ vay vốn tới 4 ngân hàng song tất cả đều bị từ chối. Mỗi lần nghe tin tức báo đài về việc giảm lãi suất, tôi đều đã thử đến ngân hàng song chưa bao giờ nhận được mức lãi suất nào như họ đưa ra. Hơn một nửa số lao động tại công ty tôi đã bị mất việc trong vòng 2 năm qua. Liệu lần này tôi có thể hy vọng nhiều hơn?"
Theo ghi nhận của FT, lãi suất huy động đã giảm đáng kể từ 14% trong năm ngoái song ảnh hưởng tới hoạt động vay vốn của doanh nghiệp là không đáng kể. Tờ báo cũng chỉ ra một vấn đề tạo nên khoảng cách giữa chính sách và thực tế đó là do một phần khoản vay trước đây ứ đọng lại, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao - trong lúc vay ngân hàng lại là nguồn huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp. Để đưa kinh tế phục hồi, phải thúc đẩy sự luân chuyển của dòng tín dụng.
Hãng tin Bloomberg của Mỹ lại nhắc lại, trong lần cắt giảm lãi suất huy động lần thứ 6 trong năm ngoái, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã cảnh báo, nếu hoạt động nới lỏng chính sách của Việt Nam diễn ra sớm thì nguy cơ lạm phát sẽ quay trở lại.
Tuy nhiên, dẫn lời ông Hoàng Thạch Lân, giám đốc môi giới công ty chứng khoán MHB, Bloomberg cho biết, việc hạ lãi suất huy động sẽ là cơ sở để ngân hàng giảm lãi suất cho vay và cho vay nhiều hơn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Tất nhiên, điều này sẽ có thể là nguy cơ cho lạm phát, và vì vậy, cần cẩn trọng hơn.
Hãng tin Mỹ cũng dẫn lại mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho tăng trưởng tín dụng năm nay là 12% - tăng 7% so thực hiện năm 2012. Tuy nhiên, sau 2 tháng đầu năm, mức tăng trưởng lại âm 0,28% so cuối năm ngoái.
Nhìn chung, dưới quan sát của quốc tế, động thái hạ lãi suất chính sách lần này của NHNN không nằm ngoài mục tiêu nhằm kích thích tín dụng tăng trở lại, hỗ trợ doanh nghiệp cũng như tạo tiền đề phục hồi nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần lưu ý hơn về yếu tố lạm phát cũng như thực tiễn vay vốn của doanh nghiệp, liệu có đạt kết quả như kỳ vọng hay không.
Hạ lãi suất không phải là cách duy nhất để hỗ trợ doanh nghiệp. Đó chỉ là biện pháp đáp ứng nhu cầu tín dụng trong bối cảnh hiện tại.
Về lâu dài, Việt Nam vẫn phải tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và giải quyết vấn đề nợ xấu. Như đánh giá của chuyên gia ANZ, mặc dù những biện pháp này sẽ mất một thời gian để mang lại lợi ích cho nền kinh tế, điều quan trọng là những cải cách này phải được tiếp tục duy trì trong những năm tới.
Theo Dantri
Đổi mũ bảo hiểm trợ giá tại 12 điểm Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, thực hiện chủ trương đổi mũ bảo hiểm không đạt chuẩn lấy mũ đạt chuẩn có trợ giá, từ ngày 23-3 đến 25-3, tại Hà Nội, hai đơn vị đã đăng ký sẽ tổ chức đổi mũ có trợ giá tại 12 địa điểm. Cụ thể, việc tổ chức đổi mũ bảo hiểm...