Thêm 10 bản đồ ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Những bản đồ này đã bổ sung vào bộ sưu tập ghi nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam lên con số 100.
Ngày 23/10, TS Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa Giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Mỹ đã cho biết thông tin trên.
Trần Thắng với bộ sưu tập bản đồ cổ (ảnh nhỏ)
Video đang HOT
Dự kiến tháng 11 tới những tấm bản đồ này sẽ được bàn giao lại cho Viện Phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng.
Trước đó, ông Trần Thắng cũng đã quyết định tặng bộ sưu tập 80 bản đồ liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Viện này.
Những tấm bản đồ trên là của phương Tây được xuất bản trong khoảng thời gian từ năm 1626 – 1980 do các nhà xuất bản tại Anh, Ðức, Pháp, Mỹ phát hành.
Các bản đồ trong bộ sưu tập của ông Thắng có kích thước từ 20cm x 25cm đến 60cm x 75cm.
Có 70 trong số 80 bản đồ được quyết định bàn giao trước đó xác định miền Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam và 10 bản đồ xác định một cách rõ ràng Hoàng Sa thuộc về lãnh thổ của Việt Nam.
Số bản đồ này được ông Trần Thắng sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.
Chi phí thực hiện bộ sưu tập chủ yếu từ nguồn đóng góp của một số bạn bè trong và ngoài nước.
Hội Văn hóa giáo dục Việt Nam tại Mỹ cũng là nơi đang có chương trình nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo Tinngan
Giới trí thức góp ý đề án đổi mới giáo dục Việt Nam
Quang cảnh hội thảo "Trí thức Thủ đô với đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020." (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Ngày 29/9, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội thảo "Trí thức Thủ đô với đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020."
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, những người tâm huyết với sự nghiệp trồng người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung như nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, các giáo sư: Phan Huy Lê, Hồ Ngọc Đại, Phạm Minh Hạc, Hoàng Xuân Sính, Chu Hảo, Nguyễn Đình Chú, Lê Hải Châu...
Với gần 20 báo cáo, kiến nghị của các nhà giáo, các nhà khoa học, giới trí thức Thủ đô đem đến hội thảo nhằm làm sáng tỏ 4 vấn đề lớn: Chương trình, sách, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp Hệ thống giáo dục quốc dân và cơ cấu nguồn nhân lực Chế độ đối với đội ngũ giáo viên hiện nay Đầu tư và hiệu quả.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã chỉ rõ những yếu kém tồn tại lâu nay chưa được khắc phục đồng thời cũng đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, với mong muốn chấn hưng lại sự nghiệp giáo dục mà lâu nay xã hội cho rằng đã lạc hậu cần phải đổi mới.
Giáo sư Hoàng Tụy cho rằng nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải dạy làm người. Muốn dạy làm người hiệu quả cần phải có nội dung và cách dạy phù hợp. Hiện nay, nền giáo dục của chúng ta không chỉ lạc hậu mà còn nhiều hạn chế thiên về dạy kiến thức, nhẹ về giáo dục bồi dưỡng nhân cách...
Theo Giáo sư Chu Hảo để "Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam" cần phải có cuộc Tổng điều tra giáo dục ở quy mô quốc gia. Có như vậy, mới biết được hiện chúng ta đang yếu kém nhất khâu nào và yếu kém đến mức độ nào từ đó có những giải pháp và lộ trình, cách thức đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phù hợp,...
Phát biểu tại hội thảo, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, chúng ta cần một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và tiên tiến. Do vậy bà đưa ra 5 nhóm giải pháp: Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục và nâng cao chất lượng tuyển sinh vào ngành sư phạm. Sắp xếp lại hệ thống các trường đại học sư phạm.
Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông sửa đổi chính sách về tiền lương và phụ cấp cho giáo viên. Cuối cùng là xây dựng và ban hành Luật nhà giáo và nghề dạy học, đặc biệt là xác lập chuẩn mực pháp lý về phẩm chất, năng lực của nhà giáo và người quản lý nhà trường./.
Theo VNN
"Người dân ở các khu tái định cư rất phẫn nộ" Sáng 19-9, huyện Bắc Trà My họp khẩn với Ban quản lý dự án thủy điện 3 (BQLDATĐ3;). Tại cuộc họp, ông Hồ Văn Lợi - Chủ tịch UBND xã Trà Đốc cho biết: Người dân ở các khu TĐC rất phẫn nộ về việc thiệt hại do động đất. Sáng 19-9, H. Bắc Trà My họp khẩn với Ban quản lý dự...