Thêm 1 ca mắc Covid-19, Việt Nam ghi nhận 2.572 trường hợp
Tối 20/3 Bộ Y tế thông tin ghi nhận thêm 1 ca mắc Covid-19, được cách ly ngay khi nhập cảnh. Đến nay, Việt Nam ghi nhận 2.572 ca mắc, trong đó 1.601 ca do lây nhiễm trong nước.
1 ca mắc mới (BN2572) được cách ly ngay sau nhạp cảnh tại Bà Rịa – Vũng Tàu là bệnh nhân nữ, 56 tuổi, công dân Viẹt Nam, có địa chỉ tại xã Thanh Cao, huyẹn Thanh Oai, TP. Hà Nội. Bẹnh nhân từ Đức nhạp cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 11/03/2021 và được cách ly ngay sau khi nhạp cảnh tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết quả xét nghiẹm ngày 19/03/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiẹn bẹnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyẹn Long Điền.
Tính đến 18h ngày 20/3: Viẹt Nam có tổng cộng 1601 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 908 ca.
Đến nay, tổng số người tiếp xúc gần và nhạp cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 37.599, trong đó:
- Cách ly tạp trung tại bẹnh viẹn: 492
Video đang HOT
- Cách ly tạp trung tại cơ sở khác: 18.379
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 18.728.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, đến nay Việt Nam điều trị khỏi 2.198 ca Covid-19, 35 trường hợp tử vong.
Hiện trong các bệnh nhân đang điều trị, có 118 trường hợp đã âm tính từ 1-3 lần với SARS-CoV-2.
Công dân đầu tiên có 'hộ chiếu vắc xin' về nước
Người Việt Nam đầu tiên tiêm đủ 2 liều vắc xin tại Mỹ đã về nước tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Đó là bác sĩ Việt kiều Calvin Q Trịnh. Tuy nhiên, bác sĩ này vẫn phải cách ly theo quy định của Việt Nam.
Bác sĩ Calvin Q Trịnh nhập cảnh về nước từ Mỹ tại sân bay Tân Sơn Nhất sáng 10-3 - Ảnh: NVCC
Bác sĩ Việt kiều Calvin Q Trịnh cho biết rạng sáng 10-3, ông đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất từ Mỹ. Theo bác sĩ này, trước khi về nước, ông đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và trên passport của ông có đính kèm thẻ tiêm chủng CDC.
Tuy nhiên, do Việt Nam chưa có cơ chế riêng cho công dân có "hộ chiếu vắc xin" nên bác sĩ này vẫn phải cách ly theo quy định. Do đó, ngay sau khi nhập cảnh, ông đã về cách ly theo quy định của Việt Nam tại một khách sạn ở Q.3, TP.HCM.
Hộ chiếu của bác sĩ Calvin Q Trịnh kèm theo phiếu tiêm chủng CDC - Ảnh: NVCC
"Sau khi chích xong mũi thứ nhất, không cảm thấy đau nhưng cùng ngày có cảm giác ớn lạnh hay sốt nhẹ. Ngày hôm sau thì vùng chích và cánh tay đau ê ẩm.
Mũi thứ hai cũng tương tự, nhưng một số người lại có phản ứng mạnh hơn mũi thứ nhất. Tác dụng phụ phổ biến vẫn là cảm giác ớn lạnh, đau và sốt nhẹ, các tác dụng phụ này nếu gây khó chịu có thể điều trị bằng tylenol hay paracetamol", bác sĩ kể lại.
Được biết, Calvin Q Trịnh tốt nghiệp thạc sĩ tại Mỹ, chuyên khoa y học thể thao và phục hồi chức năng sau sinh. Ông về nước đợt này để liên hệ công tác.
Bác sĩ Calvin Q Trịnh cho biết trong tương lai, Chính phủ Mỹ đang cân nhắc việc phát hành hộ chiếu "vắc xin điện tử".
Tuy nhiên trở ngại ở đây là có thể tạo ra sự phân biệt và quan trọng hơn là quốc gia điểm đến không có cơ sở dữ liệu.
Hiện tại công dân có thể sử dụng "hộ chiếu vắc xin" thông thường gồm thẻ tiêm chủng CDC để check in các điểm đến hay quốc gia chấp nhận người đã hoàn tất quá trình tiêm chủng mà không chịu sự cách ly.
COVID-19 tại ASEAN hết 27/2: Trên 52.700 ca tử vong; Tâm dịch Indonesia 'hạ nhiệt' Đến hết ngày 27/2, các nước ASEAN đã ghi nhận trên 52.700 ca tử vong và trên 2,43 triệu người bệnh. Campuchia đã cử Tướng Tư lệnh lục quân phụ trách giám sát các trung tâm cách ly, trong khi Myanmar kéo dài hạn chế nhập cảnh để phòng dịch. Người dân sau khi được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia,...