Thêm 1 ca mắc COVID-19 từ Pháp về, Việt Nam có 326 người nhiễm virus corona
Tính tới 18h ngày 25/5, Bộ Y tế công bố thêm 1 ca mắc COVID-19, nâng tổng số người nhiễm virus corona tại Việt Nam lên 326.
Theo đó, BN326: nữ, 20 tuổi, là du học sinh Pháp, có địa chỉ tại Phường 19, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.
Ngày 24/5, bệnh nhân từ Pháp về Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN008, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Sư đoàn 317 huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Cùng ngày bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm ngày 25/5 cho kết quả dương tính với virus corona. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ chi.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tổng số người tiếp xúc gần với các ca nhiễm COVID-19 và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 15.412.
Trong đó, số cách ly tập trung tại bệnh viện là 58; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 8.523; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 6.831. Cả nước có tổng cộng 186 ca nhiễm COVID-19 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, đến thời điểm này, 267 trong số 326 bệnh nhân COVID-19 ở Việt Nam được công bố khỏi bệnh, chiếm 82%.
Cả nước hiện có 7 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần 1 và 4 bệnh nhân âm tính 2 lần trở lên với virus corona.
Cùng ngày, có thêm 5 ca mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Các bệnh nhân mang mã số: BN277, BN282, BN285, BN286, BN312.
Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi cho 272 trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 trên tổng số 326 ca nhiễm virus corona.
Video: Việt Nam thử nghiệm thành công vaccine COVID-19 trên chuột
Hà Nội, TP.HCM đừng làm nửa vời kẻo công lao của toàn xã hội thành công cốc
Đến lúc Hà Nội và TP.HCM phải cứng rắn, không thể làm nửa vời trong việc cách ly xã hội chứ không chỉ dừng lại ở tuyên truyền và trông chờ vào ý thức của người dân.
Ngày thứ 9 cách ly toàn xã hội, đường phố tại Hà Nội và TP.HCM đông đúc, thậm chí, có nơi xảy ra tắc đường. Nhiều người tụ tập cho trẻ con vui chơi, đi bộ, tập thể dục dưới sân chung cư hay vỉa hè rộng mà chẳng buồn đeo khẩu trang. Các cửa hàng không thiết yếu mở cửa lấp lửng đón khách hòng qua mắt lực lượng chức năng.
Đó là thực tế đang diễn ra trong tuần lễ thứ 2 thực hiện cách ly toàn xã hội, trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu cách ly khi đường phố vắng vẻ không bóng người, hàng quán, khu vui chơi nghiêm túc chấp hành đóng cửa.
Đại dịch COVID-19 đang làm chao đảo cả thế giới, thậm chí những nước lớn như Anh, Mỹ, Pháp, Italy...với năng lực kinh tế mạnh mẽ còn sợ hãi trước sự lây lan không dập kịp của virus này thì chúng ta chỉ cần sơ hở một phút, để lọt một bệnh nhân dương tính cũng có thể khiến bao công sức của cả một hệ thống trở thành công cốc.
Đường phố TP.HCM đông đúc trong những ngày cách ly xã hội. (Ảnh: Zing)
Chính phủ đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt hơn 2 tháng nay, cả bộ máy, hệ thống chính trị căng mình đưa ra những biện pháp để phòng tránh dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Chỉ thị cách ly toàn xã hội của Thủ tướng lần đầu tiên được áp dụng thể hiện sự mạnh mẽ, quyết tâm phòng chống dịch bệnh của Chính phủ.
Người dân được yêu cầu ở trong nhà, chỉ ra ngoài khi có việc cần thiết và giữ khoảng cách tiếp xúc giữa người với người là 2 mét. Trong suốt một tuần đầu thực hiện cách ly xã hội, chúng ta đã làm rất tốt.
Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cách đây 3 hôm có gửi lời cảm ơn tới nhân dân sau 1 tuần ở nhà chống dịch, trong đó có những câu khiến tôi nhớ mãi: "Tôi xin chân thành cảm ơn nhân dân đã đồng sức, đồng lòng chung tay chống dịch dù phải chịu rất nhiều bất tiện, thậm chí là thiệt thòi về lợi ích kinh tế..."
Tuy nhiên, chỉ ngay sau đó, người dân bắt đầu có hiện tượng chủ quan và thờ ơ với dịch bệnh. Dòng người đổ ra đường ở những thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM ngày càng đông và nhiều hơn. Những tuyến phố, con đường đông nghẹt, xe cộ chen chúc trong giờ cao điểm. Người già, trẻ nhỏ, thanh niên tụ tập nơi đông người như hề có dịch bệnh xảy ra. Một số cửa hàng kinh doanh dịch vụ không thiết yếu vẫn mở cửa đón khách và chỉ đóng khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng.
Chính phủ đã hy vọng vào ý thức cũng như sự đồng hành của người dân mà không đưa ra những quyết định quá khắt khe để vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh và lưu thông.
Về mặt tuyên truyền nâng cao nhận thức về dịch bệnh, Chính phủ cũng như các bộ, ban, ngành đã thực hiện rất tốt, thậm chí tốt hơn nhiều so với các nước phát triển trên thế giới. Chúng ta nhận được tin nhắn của Thủ tướng, của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo...cảnh báo về dịch bệnh hàng ngày.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin về dịch bệnh được cập nhật từng phút, từng giờ. Ngoài việc phát thanh theo khung giờ ở địa phương nhắc nhở người dân về ý thức phòng tránh dịch bệnh, các các bộ phường, xã còn lập chốt, bắc loa tuyên truyền, nhắc nhở người dân không đi tập thể dục và hạn chế ra đường phòng COVID-19.
Tuy nhiên, quy chế phạt những người không chấp hành cách ly xã hội dường như vẫn còn lỏng lẻo nên những ngày gần đây, người dân chủ quan và đổ xô ra đường. Nhiều người lấy lý do cá nhân là mưu sinh, là vì công việc, là rèn luyện thể thao, sức khỏe...
Ai cũng có cuộc sống riêng, nếu mỗi người không tự ý thức mà đều đưa ra lý do của mình để ra ngoài, thỏa mãn những nhu cầu cá nhân, giải quyết những công việc cá nhân thì nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng là rất lớn, công sức phòng chống dịch bệnh suốt từ đầu mùa dịch đến giờ của toàn xã hội cũng theo đó mà đổ sông, đổ bể.
Chúng ta đang ở trong "hai tuần vàng" để ngăn chặn đại dịch COVID-19 và tránh những hệ lụy khôn lường, những đau thương mất mát như nhiều thành phố khác trên thế giới. Chính phủ đã hy vọng vào ý thức và sự đồng lòng của người dân để chung tay đẩy lùi dịch bệnh nhưng vẫn còn đó, những con người vô ý thức, không chấp hành những quy định cách ly xã hội.
Nếu không mạnh tay, chúng ta cứ mãi đuổi theo các ổ dịch để dập, dập xong sẽ lại đuổi theo ổ dịch khác vì sự vô ý thức của một số cá nhân. Cuộc chiến với đại dịch khi đó sẽ dai dẳng, không hồi kết, gây tổn hại lớn lao về kinh tế.
So sánh với các nền kinh tế lớn, Việt Nam chỉ ở nhóm đang phát triển, máy móc, thiết bị, nguồn nhân lực để ứng phó với bệnh dịch vốn dĩ khiêm tốn hơn rất nhiều, chúng ta kém các nước phát triển về mọi mặt nhưng tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta lại đang là một trong những nước dẫn đầu về công tác phòng chống dịch bệnh.
Khi mọi thứ còn trong tầm kiểm soát, sự chung tay đóng góp ý thức của người dân là quan trọng nhất nhưng nếu sự ý thức đó không có, chúng ta buộc phải thực hiện những biện pháp mạnh mẽ hơn. Có lẽ, đã đến lúc Hà Nội và TP.HCM hay các thành phố lớn cần phải cứng rắn hơn nữa trong việc thực hiện cách ly toàn xã hội chứ không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền và trông chờ vào ý thức của người dân.
Đừng để chúng ta là những người dẫn đầu rồi lại về đích cuối cùng chỉ vì sự thiếu quyết liệt!
Độc giả có đồng tình với quan điểm trên? Hãy gửi ý kiến của bạn ở box bình luận bên dưới.
Video: Dân Hà Nội lại đổ ra đường dù vẫn trong những ngày cách ly xã hội
NHẬT VŨ
TP.HCM: 3 bệnh nhân liên quan bar Buddha và 6 người khác xuất viện Tính đến nay trên địa bàn TP.HCM đã có 31/53 bệnh nhân COVID-19 được xuất viện. Bốn bệnh nhân được Bệnh viện Điều trị COVID-19 Cần Giờ cho xuất viện vào ngày 7-4 - Ảnh: Bệnh viện cung cấp Theo Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 7-4 tại TP.HCM đã có 9 ca nhiễm COVID-19 xuất viện. Cụ thể, Bệnh viện Dã chiến...