Thêm 1 bé gái 4 tuổi tử vong ngay trong phòng ngủ, cảnh báo khẩn cấp về “sợi dây tử thần” hầu như nhà nào cũng có
Dù rất phổ biến và không ít cái chết thương tâm đã xảy ra với trẻ nhỏ nhưng các bậc cha mẹ vẫn chưa thực sự ý thức về mối nguy hiểm khôn lường mà các “sợi dây tử thần” có mặt trong nhiều gia đình gây ra.
Mới đây, một cảnh báo đã được khẩn cấp đưa ra cho các bậc cha mẹ ở Australia sau cái chết thương tâm của 1 bé gái 4 tuổi, nguyên nhân do sợi dây kéo rèm cửa gây ra.
Bé gái là đứa trẻ thứ 4 tử vong chỉ trong vòng một năm vì bị vướng vào dây kéo rèm cửa ở Australia. Giờ đây, các bậc cha mẹ đã được cảnh báo để cảnh giác hơn và có những lời kêu gọi đưa ra nhiều tiêu chuẩn an toàn hơn để tránh một thảm kịch khác.
Một bé gái bốn tuổi là đứa trẻ thứ tư tử vong chỉ trong vòng một năm vì bị vướng vào dây kéo rèm cửa (Ảnh minh họa).
Theo 1 báo cáo mới đây của nhân viên điều tra, trong đó gọi nạn nhân 4 tuổi là bé A, tai nạn đau lòng khiến cô bé mất mạng vào tháng 10 năm ngoái.
Mẹ của bé A đang nấu bữa sáng cho cô bé và em gái trong khi hai chị em bắt đầu chơi với nhau. ” Trò chơi của bọn trẻ di chuyển đến hành lang gần cửa trước và sau đó đến phòng ngủ của bé A, nơi hai chị em ban đầu chơi với các khối gỗ, trước khi mẹ của hai bé cùng xây tháp với chúng và sau đó đọc sách cho chúng trong phòng ngủ của bé A “, báo cáo nêu.
Mẹ của cô bé quay lại bếp trong khi hai chị em vẫn đang chơi đùa và cô vẫn có thể nhìn thấy cô em gái từ nhà bếp. Tuy nhiên, khi nhận thấy ngôi nhà có vẻ yên tĩnh, cô quay trở lại phòng ngủ để kiểm tra các con của mình thì chứng kiến thảm kịch xảy ra.
” Khi quay lại, cô ấy nhìn thấy dây kéo rèm quấn quanh cổ bé A. Cô ấy ngay lập tức nhấc và tháo dây ra khỏi cổ của bé và đặt con lên giường “, báo cáo cho biết.
Video đang HOT
Trẻ thường rất tò mò và chơi với các loại dây kèo và đây là một mối nguy hiểm khôn lường mà bố mẹ cần cảnh giác (Ảnh minh họa).
Cô bé không phản ứng, vì vậy mẹ bé đã gọi cấp cứu và bắt đầu hô hấp nhân tạo cho đến khi nhân viên y tế đến.
Các cuộc điều tra cho thấy cô bé đã bị thiếu oxy lên não, được gọi là chấn thương não do thiếu oxy nghiêm trọng và cực kỳ khó để có thể hồi phục. Điều đó có nghĩa là cha mẹ bé phải đưa ra quyết định đau lòng là ngắt máy thở của con
Cảnh sát tin rằng cô bé đã trèo lên bàn cạnh giường và vướng vào sợi dây rèm trước khi mất thăng bằng, dẫn đến vụ tai nạn thương tâm.
Rèm đã được lắp sẵn trong nhà trước khi gia đình này mua nó vào năm 2014.
Sau khi gửi lời chia buồn chân thành đến gia đình, nhân viên điều tra John Olle kết luận rằng cần phải thực hiện nhiều hành động hơn nữa để các cha mẹ nhận thức được mối nguy hiểm này: ” Việc các cơ quan chức trách tiếp tục cung cấp thông tin, tuyên truyền và thực hiện những chiến dịch cảnh báo để các gia đình có con nhỏ nhận thức được những mối nguy hiểm và nguy cơ đến từ những chiếc rèm cửa và dây kèo rèm là vô cùng quan trọng “.
Các bậc cha mẹ nên lưu một số vấn đề sau để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra:
- Hiệp hội rèm cửa sổ của Anh quốc khuyến cáo các gia đình chỉ nên lắp đặt loại rèm cửa sổ không có dây, đặc biệt là trong phòng trẻ nhỏ. Nếu rèm cửa sổ nhà bạn có dây, hãy tìm cách quấn chúng lên cao hơn tầm tay với của trẻ.
- Cha mẹ hãy kiểm tra tất cả các sợi dây ở phía trước, bên trong và phía sau của rèm cửa, đồng thời di chuyển giường và cũi, ghế cách xa cửa sổ.
- Cha mẹ cũng có thể lựa chọn những nhãn hàng nội thất an toàn cho trẻ em để đề phòng trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Bị sặc sữa khi đang ngủ, bé trai 1 tuổi tử vong ngay bên cạnh bố mẹ
4 giờ 30 phút sáng ngày 4/12, ông bố đang ngủ thấy nghe thấy tiếng con ho nên giật mình tỉnh dậy.
Sáng ngày 4/12 vừa qua, một bé trai tên là Zulkarnain (1 tuổi) đã bị xác nhận tử vong trong khi ngủ do sặc sữa. Theo lời bố của bé, anh Md Zarif kể vào khoảng 4 giờ 30 phút sáng ngày 4/12, anh cùng vợ, chị Zurriyati Ishak có nghe thấy tiếng Zulkarnain ho. Khi đó, vợ chồng anh cùng cậu con trai út đang ngủ cùng trên 1 chiếc giường.
Anh Md Zarif nhớ lại: "Tôi tỉnh dậy và thấy con mình bị nôn ra sữa, nhưng môi lại xanh tái. Tôi cố gắng vỗ vào lưng con nhưng Zulkarnain không phản ứng. Tôi và vợ liền ngay lập tức đưa con vào bệnh viện Tuanku Jaafar. Các nhân viên y tế đã cố gắng hô hấp nhân tạo và hồi sức cấp cứu nhưng rồi họ cũng xác nhận rằng Zulkarnain đã đi rồi".
Các nhân viên y tế đã cố gắng hồi sức cấp cứu nhưng Zulkarnain đã đi rồi (Ảnh minh họa).
Ông bố 6 con cũng cho biết thêm rằng Zulkarnain vừa mới được xuất viện vào chiều ngày 3/12 sau một tuần nằm viện do sốt và chán ăn. Trước khi cho bệnh nhân về, bác sĩ nói rằng bé trai đã khỏe rồi. "Chúng tôi vừa tổ chức sinh nhật đầu tiên cho con vào tuần trước, vậy mà tuần này chúng tôi đã mất con rồi".
Theo trợ lý cảnh sát trưởng quận Seremban, ông Mohd Said Ibrahim xác nhận đây là một vụ tai nạn ngoài ý muốn. Zulkarnain tử vong do sặc sữa trong khi ngủ.
Những điều mẹ cần lưu ý khi cho con bú để tránh tình trạng trẻ bị sặc sữa
Thật sự, cảm giác con bị sặc sữa và không thể thở trong khi bú mẹ là một loại cảm giác đau đớn đến khó tả. Trong khi đó, việc trẻ bị sặc sữa là một tai nạn rất thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Và nếu như không được cấp cứu kịp thời, sữa sẽ làm tắc đường thở khiến trẻ bị ngạt dẫn đến tử vong.
Do đó, Tiến sĩ Gina Posner, bác sĩ nhi khoa tại Trung tâm Y tế MemorialCare Orange Coast (Mỹ), cho biết nếu trẻ bắt đầu bị sặc, hãy để con ngừng bú một chút và vỗ nhẹ vào lưng. "Thông thường, chỉ cần dừng cho trẻ bú và bế con thẳng đứng với sự hỗ trợ ở đầu và cổ tốt trong vài giây sẽ giúp trẻ xử lý vấn đề bị sặc", cô nói.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị sặc sữa, tiến sĩ Gina khuyên các mẹ thỉnh thoảng nên kéo trẻ ra khỏi vú, để con lấy lại nhịp thở và bú chậm lại. Mẹ có thể cho con ngưng bú trong 20 đến 30 giây đầu tiên khi sữa bắt đầu xuống.
Khi bế cho con bú, mẹ nên ngồi thẳng lưng, dùng khuỷu tay đỡ đầu của con. Cơ thể của trẻ phải nằm nghiêng và quay về phía vú mẹ với cánh tay phía trong được kẹp giữa bụng mẹ và bụng bé. Mẹ hãy chọn cho mình một tư thế cho con bú thoải mái nhất, bạn có thể ôm con vào lòng hoặc đặt con trên một chiếc gối đặt trên đùi.
Đối với trẻ bú bình, tiến sĩ Gina hướng dẫn cha mẹ nên để bình sữa song song với mặt đất. Điều này giúp em bé kiểm soát được dòng chảy của sữa. Đồng thời, kỹ thuật này cũng cho phép bé chủ động kéo sữa ra khỏi bình bằng khả năng mút của mình, cũng như khi nào muốn ngừng bú, con cũng dừng lại dễ dàng.
Ngoài ra, sau khi cho con bú xong, cha mẹ nên vỗ ợ hơi cho con trong khoảng 3 - 5 phút trước khi đặt con nằm xuống nôi, cũi, giường và đừng rời mắt khỏi trẻ trong 30 phút đầu tiên sau khi con bú xong.
Quả nho "tử thần" khiến đứa trẻ 4 tuổi tử vong chỉ sau 20 phút thiếu oxy lên não Hóc nghẹn được xếp vào danh sách những tai nạn hàng đầu ở trẻ em, trong những trường hợp nguy hiểm có thể gây tử vong cho trẻ. Theo một báo cáo gần đây từ đài phát thanh NHK của Nhật Bản, một cậu bé 4 tuổi đang học ở trường mẫu giáo ở thành phố Kyo Hachioj, phía tây Tokyo đã vô...