The X Factor: Biến chất thành cuộc thi sắc đẹp?
Trong khi những tranh cãi về “cái đẹp đánh xẹp cái tài” ở Giọng Hát Việt còn đang nóng bỏng, người hâm mộ âm nhạc lại một phen giật mình khi X Factor Anh Quốc cũng có phần chuyển tông mang hơi hướm một cuộc thi sắc đẹp.
Âm nhạc lạc lối
Thảm hoạ mang tên “Sư Tử” của cuộc thi.
Tập 2 của chương trình X Factor Anh Quốc mùa 9 tiếp tục lên sóng, “dội thẳng” vào khán giả yêu nhạc những thảm hoạ liên tục kéo dài của các thí sinh tại thành Newcastle.
Series thảm hoạ bắt đầu với gương mặt 41 tuổi, Billy Moore. Người đàn ông vô gia cư này xuất hiện và tỏ ra là một tài năng đầy triển vọng khi cho biết ông đã từng thu âm thử giọng cho nhiều hãng âm nhạc lớn và nhận được nhiều khích lệ, điều đó đã giúp ông có can đảm dự thi X Factor năm nay. Sự kỳ vọng tiếp tục dâng cao khi giai điệu kinh điển Don’t Stop Believin’ của Journey vang lên. Nhưng chính lúc này, cả khán phòng sững sờ tự hỏi chuyện gì đang xảy ra, Billy bất ngờ lắp bắp không hát trọn ngay từ câu đầu tiên của bài hát. Giám khảo Gary lập tức cho tạm ngưng bài hát với hi vọng giúp Billy lấy lại bình tĩnh nhưng lần hát thứ 2 của ông cũng không thể khá khẩm gì hơn.
Trong lượt hát thứ 2, chứng kiến Billy mấp máy mãi không được chữ nào, khản giả trong trường quay đã phải giúp anh hoàn thành phần thử giọng bằng cách hát thế. Thí sinh này thừa nhận: “Các bạn có thể hát nó hay hơn tôi” khiến cho cả khán phòng phì cười. Ở phía ban giám khảo, Gary thất vọng nhận xét: “Billy, một cuộc thảm sát vừa diễn ra và anh là người giết chết ca khúc Don’t Stop Believin’”. Nicole nhẹ nhàng và dí dỏm hơn khi nói: “Billy, tôi có lời khuyên dành cho anh là “don’t stop believing” (đừng đánh mất niềm tin)”.
Phần dự thi của Billy Moore
Buổi thử giọng tiếp diễn và có vẻ như lời khuyên “don’t stop believing” nói với Billy trước đó, Nicole phải đòi lại để dành cho chính bản thân cô và ban giám khảo khi cuộc thi tiếp tục diễn ra vô vàn những màn tạp kỹ thảm hoạ khiến Nicole phải thốt lên “Tôi không thể tin được mình đã bay từ New York đến Newcastle để được “thưởng thức” những màn dự thi như vậy”. Cô giám khảo càng lúc càng mất điềm tĩnh nhiều hơn và không ngại ngần buông lời châm biếm những phần dự thi sau đó: “Chất giọng của bạn rất độc đáo, phiên bản dự thi cũng mang màu sắc rất riêng, và… bạn vừa đánh mất chiếc vé vào vòng trong”. Cảm nhận được tình hình, Gary trấn an Nicole: “Hãy cố gắng kiên nhẫn, tôi tin là Newcastle vẫn còn nhiều tài năng âm nhạc.”
Mọi chuyện có vẻ triển vọng hơn khi gương mặt xinh xắn 20 tuổi, Sophie Stockle, xuất hiện. Cô bé này cũng tỏ ra rất hứa hẹn khi cô chia sẻ rất nghiêm túc về định hướng âm nhạc của bản thân và mẹ cô cũng không ngớt lời khen ngợi con gái mình trong đoạn phỏng vấn trước giờ thi. Nhưng, ngay khi phiên bản Love You I Do vô cùng mới lạ của cô cất lên, không ít khán giả đã phải nhắm mắt, bịt tai, ước gì mình không phải chứng kiến thảm hoạ này. Nicole nhận xét: “Bạn là một thiếu nữ rất xinh đẹp, đó là một lời khen chân thành. Giọng hát của bạn có sức mạnh, có bản năng, nhưng không may tất cả nốt nhạc và giai điệu trong phần thi của bạn đều chạy loạn hết cả.” Gary tiếp lời: “Tôi rất muốn khích lệ nhưng màn thi đó thực sự quá tệ.”
Phần dự thi của Sophie Stockle
Sắc đẹp lên ngôi
Thành Newcastle mặc dù có rất nhiều thảm hoạ, nhưng ít nhất, không ai trong số đó nhận được tấm vé vào vòng trong. Nhưng, màn thử giọng “thành công” của người mẫu ngôi sao 23 tuổi đến từ Essex, Rylan Clarke, thật sự khiến dư luận phải suy nghĩ liệu X Factor có đang trở thành một cuộc thi sắc đẹp. Tập 2 của cuộc thi lập tức gây chú ý khi đoạn video giới thiệu về anh chàng người mẫu này bắt đầu. Đoạn video giới thiệu kéo dài hơn 7 phút với đủ các công đoạn chăm sóc sắc đẹp tỉ mỉ đến từng chân tóc nhờ vào sự giúp đỡ của người trợ lý tạo mẫu cho Rylan. Tờ DailyMail nổi tiếng Anh Quốc miêu tả “X Factor giới thiệu chi tiết đến từng công đoạn làm đẹp da, chải mascara và cả… khử lông của thí sinh.”
Chưa dừng lại ở đó, Rylan còn được ưu ái thể hiện khả năng tạo mẫu ảnh của mình trong X Factor với đoạn video tường thuật quá trình tạo dáng trước ống kính bên bờ sông Thames. Với làn tóc bạch kim thướt tha được chăm sóc ân cần, anh chàng cuốn hút người xem với những độc tác chơi đùa đầy gợi cảm cùng mái tóc. Trên trang web dành cho fan hâm mộ của Rylan, một bạn trẻ nhận xét: “Tin tôi đi! Ngay cả trong những chương trình thời trang, bạn cũng không được chứng kiến những góc quay nghệ thuật đến vậy về anh Rylan đâu”.
Video đang HOT
Trong màn dự thi, Rylan lựa chọn thể hiện ca khúc disco “Kissing You”. Những giai điệu khiêu vũ đầy màu sắc của bài hát thổi vào khán phòng một không khí vũ hội tưng bừng, không ít khắn giả đã đứng dậy lắc lư và hò reo ủng hộ. Nhưng mặc dù giàu giai điệu, sự tẻ nhạt trong chất giọng của Rylan đã tạo ra những tranh cãi trong nội bộ ban giám khảo. Gary mở lời: “Thực sự yêu thích cá tính của bạn nhưng giọng hát đó thật đáng ghét và bài hát được chọn thật… ngộ nghĩnh”.
Giám khảo Rita Ora lại chia sẻ một quan điểm khác: “Bạn rất hài hước và thú vị, tôi muốn chờ đợi xem bạn có thể chứng tỏ them điều gì ở các vòng sau”. Tulisa đồng tình với Rita và trao cho Rylan chiếc vé đồng thuận thứ 2. Louis tỏ ra phân vân nhưng cuối cùng ông quyết định tạo cơ hội cho Rylan và mặc dù Gary không đồng ý, Rylan đã có đủ 3 sự chấp nhận để tiến vào vòng sau.
Âm nhạc hồi sinh và thăng hoa
Thật may mắn, những thảm hoạ và các nốt nhạc lạc loài không phải là tất cả những gì người xem được tận hưởng trong tập 2 của X Factor Anh Quốc mùa 9. Sự xuất đầu lộ diện của 3 giọng hát tài năng Kye Sones, Lucy Spraggan và James Arthur chứng minh X Factor Anh Quốc luôn là một cuộc thi âm nhạc đáng tin cậy.
Đầu tiên là không gian sâu lắng và truyền cảm đến từ giọng hát của thí sinh Kye Sones, 29 tuổi. Anh chàng bạn thân của ngôi sao truyền hình Fearne Cotton lựa chọn cover lại ca khúc R.I.P. của giám khảo Rita Ora. Sở hữu một giọng hát không lạ và kỹ thuật thanh nhạc không thật xuất sắc nhưng nhờ tận dụng triệt để khả năng nhạc cảm cao từ bản năng nhạc sĩ trong anh, màn dự thi của Kye đã “tấn công” trực diện vào cảm xúc của khán giả và ban giám khảo. Bản cover được hoà âm lại rất khéo léo và tinh tế của anh chạm vào và khuấy động những nỗi niềm sâu lắng nhất trong trái tim mọi người, khiến người ta chìm vào nó, tin vào nó và bị thuyết phục bởi nó.
Rita, chủ nhân của bài hát gốc, thốt lên: “So cool”, Tulisa phấn khích: “Tôi có thể ngồi nghe bạn hát cả ngày mà không chán”. Gary thành tâm chia sẻ: “Điểm sáng mà tôi nhận thấy ở bạn đó là bạn không chỉ biết hát mà còn là một nghệ sĩ thực thụ. Bạn thấu hiểu cặn kẽ từng giai điệu phải vang lên thế nào và cần được hát ra sao. Một màn trình diễn trên cả tuyệt vời.” Và Louis chốt hạ: “Bạn sinh ra là để hát”.
Phần dự thi của Kye Sone
Tiếp theo đó là màn trình diễn đầy sáng tạo và đậm bản sắc cá nhân của nữ trông trẻ 20 tuổi, Lucy Spraggan. Đứng trước vị giám khảo ngổ ngáo Mel B, Lucy không khỏi tỏ ra hồi hộp và lo lắng, cô căng thẳng giới thiệu về màn dự thi của mình: “Phần dự thi của tôi là một bài hát tự sáng tác mang tên Last Night. Nó kể về chuyện một buổi sáng Chủ Nhật, bạn thức dậy và bất chợt chịu đựng một nỗi sợ vô cùng to lớn trong tâm trí. Không biết ở đây có ai từng trải qua cảm giác như vậy chưa.”
Trái ngược hoàn toàn với trạng thái kém thoải mái trước đó, ngay khi bắt đầu bài hát, Lucy nhanh chóng lấy lại sự tự tin của mình. Thêm vào đó, với một sáng tác khá đặc biệt pha trộn nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ rap đường phố, chất country thường thấy tại các quán bar và chất nhạc kịch tươi sáng, hài hước, công nàng lập tức toả sáng và thu hút sự chú ý của mọi người. Nhịp hát nhanh liếng thoắng trong câu ca được phát âm rõ ràng và diễn đạt phóng khoáng càng tăng thêm sức thuyết phục cho màn trình diễn.
Những lời ca bông đùa cứ theo đó liên hồi hớp hồn khán giả và tạo ra những tràng cười giòn tan về câu chuyện một cô gái nhờ vào các loại rượu mạnh để khéo léo che giấu lời tỏ tình dễ thương của chính mình: “Last night, I told you I love ya, woke up blended on the Voldka… Last night, I told you I need ya, that’s the last time I drink Tequila… Last night, I ask you to marry me, that’s when I remember the Brandy…”.
Không vòng vo nhiều lời, Louis quyết đoán nhận xét: “Bài hát này hoàn toàn có thể thống trị bảng xếp hạng iTunes.” Gary tán thành: “Tôi rất thích sáng tác của bạn, một sáng tác quá truyệt vời. Cách bạn pha trộn các loại rượu vào bài hát tạo nên một ly cocktail thật tinh tế.” Gương mặt cau có của Mel B cũng giãn ra nhờ màn trình diễn và cô nàng không tiếc lời khen tặng: “Bạn không biết mình tuyệt đến mức nào đâu. Tuyệt hảo. Hãy tự tin lên, bạn thật sự tuyệt hảo!”.
Phần dự thi của Lucy Spraggan
Và kết thúc buổi thử giọng đầy ác mộng là khoảnh khắc thăng hoa tuyệt diệu đến từ cái tên James Arthur, 24 tuổi. Chàng thanh niên thất nghiệp và từng bị gia đình chối bỏ này đã phải phải trải qua một quá khứ “đạo chích” tại các siêu thị để chăm lo bữa cơm hằng ngày và các hoá đơn điện nước. Vực dậy từ dĩ vãng tối tăm đó, anh quyết định làm lại cuộc đời và hi vọng X Factor sẽ giúp anh tìm được lối đi trên đại lộ âm nhạc đầy danh vọng.
Khá bất ngờ khi đây là trường hợp đầu tiên một thí sinh lựa chọn ca khúc của nàng giám khảo Tulisa để dự thi, cả khán phòng đều im lặng chờ đợi tiếng hát của anh. Trên thực tế, giọng hát của James không quá đặc biệt, nhưng khi anh đặt trọn vẹn những nỗi đau và sai lầm quá khứ của mình vào cảm xúc của bài hát, thì toàn bộ những yếu điểm trong giọng hát hầu như được che lấp và tạo ra một màn dự thi đáng nể.
Nicole, sau khi phải hứng chịu quá nhiều thảm hoạ, đã vô cùng xúc động trước sự xuất sắc của James, cô nhận xét: “Bạn là một nguồn cảm hứng chân thực bởi bạn đứng trên sân khấu ấy và lột tả trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn bạn.” Tulisa bị thuyết phục với cách chàng trai biến đổi bản nhạc dance nóng bỏng của cô thành một bản ballds dịu ngọt, cô ngỡ ngàng: “Tôi sáng tác một bản nhạc dance và bạn biến đổi nó như vậy. Màn dự thi tuyệt nhất trong ngày”. Gary tiếp lời: “Bạn nên tự hào với thành quả của mình. Rất xuất sắc”
Phần dự thi của James Arthur
Tập 3 của cuộc thi sẽ tiếp tục được truyền hình vào rạng sáng Chủ Nhật (giờ VN) ngày 02/09/2012.
Lãng Du
Theo VNN
Công thức hút khách của 'The Voice'
Giọng hát thí sinh, những màn tranh luận kịch tính giữa các huấn luyện viên, format cuốn hút khiến The Voice, chỉ sau hai mùa phát sóng, đã vượt mặt American Idol hay The X-Factor, trở thành chương trình hot nhất thế giới.
Tại vòng thử giọng giấu mặt của cuộc thi The Voice phiên bản Mỹ mùa thứ hai (2012), thí sinh Nicolle Galyon thích hát nhạc đồng quê và chơi piano - một sự kết hợp không mấy phổ biến trong thể loại âm nhạc này. Cô đệm piano hát "You Save Me" thay vì sử dụng guitar. Giám khảo - huấn luyện viên Adam Levine không ngần ngại nhấn chuông, xoay ghế nóng để nhìn mặt Nicolle Galyon và chọn cô vào đội của mình. Khi các huấn luyện viên khác cảm thấy không xuôi tai trước sự kết hợp "khó ưa" của Nicolle Galyon, Adam hét lên: "Thật là ngu xuẩn! Tất cả hãy câm đi". Huấn luyện viên Blake Shelton sau đó xoa dịu tình huống bằng cách đùa rằng, ông biết mình đã mất đi một giọng ca tài năng khi Adam xoay ghế, nhưng Nicolle sẽ hạnh phúc hơn khi về đội của Adam.
Đó chỉ là một trong nhiều ví dụ sống động trên sân khấu The Voice, cho thấy, sự bất ngờ từ thí sinh, các cuộc tranh luận, thậm chí là đấu khẩu giữa huấn luyện viên là những yếu tố khiến cho cuộc thi âm nhạc non trẻ của đài NBC làm mưa gió toàn thế giới kể từ khi ra đời vào năm 2011.
"Cơn bão" The Voice
Giám khảo cuộc thi The Voice của đài NBC. Từ trái qua: Cee Lo Green, Christina Aguilera, Adam Levine, Blake Shelton. Ảnh: Deadline.
Giữa tháng 12/2010, NBC thông báo họ sẽ sản xuất gameshow tìm kiếm tài năng âm nhạc mới dựa trên kịch bản gốc The Voice of Holland của Hà Lan. Ban đầu, chương trình có tên The Voice of America, nhưng sau đó đã rút lại đơn giản và ngắn gọn là The Voice. Bốn ngôi sao Christina Aguilera, Cee Lo Green, Adam Levine và Blake Shelton được lựa chọn là giám khảo - huấn luyện viên cho chương trình mới này. Phát sóng lần đầu tiên vào ngày 26/4/2011, The Voice ngay lập tức hút khách, trở thành chương trình đạt tỷ lệ rating cao nhất với những người xem thuộc độ tuổi từ 18 đến 49.
Ngay sau buổi phát sóng đầu tiên, sáng sớm 28/4/2011, giám đốc điều hành NBC Universal, Stephen B. Burke, nhận được điện thoại từ chủ tịch phát triển truyền thông của công ty, Alan Wurtzel: "Chúng ta đã đạt được lượng rating 5,1%". Phải nghe Alan nhắc lại tới lần thứ hai, Stephen B. Burke mới dám tin đó là sự thật. Lượng rating 5,1%, với 11,8 triệu người xem trong độ tuổi 18-49 là một sự đột phá đối với một chương trình mới. Bước sang mùa thứ hai, lượng rating của đêm mở màn tăng lên 6,7% lượng khán giả đạt 17,8 triệu. Chương trình tiếp tục đứng vị trí số một của đài NBC dành cho khán giả từ 18 đến 49.
Format của The Voice gồm ba vòng: vòng thử giọng giấu mặt, vòng đấu loại và các show trình diễn trực tiếp trên sân khấu. Bốn vị giám khảo, huấn luyện viên, lựa chọn 12 thí sinh của đội mình thông qua việc nghe hát mà không nhìn mặt. Mỗi giám khảo được quyền nghe thí sinh trình diễn trong khoảng 1 phút để quyết định anh, cô ta có muốn thí sinh đó thuộc về đội mình hay không. Nếu hai hoặc nhiều giám khảo cùng lựa chọn một thí sinh (điều dễ xảy ra), quyền quyết định thuộc về chính thí sinh đó.
Tại vòng thứ hai, gọi là đấu loại, hai thành viên trong mỗi đội sẽ được ghép nhóm để thi đấu với nhau bằng việc hát cùng một ca khúc. Các huấn luyện viên sẽ trực tiếp lựa chọn người hát tốt hơn trong đội mình để đi tiếp.
Tại vòng chung kết, thí sinh sẽ biểu diễn trong chương trình truyền hình trực tiếp và kết quả phụ thuộc 50% vào giám khảo, 50% vào bình chọn của khán giả. Các huấn luyện viên có quyền cứu một thí sinh đội mình không nhận được đủ số vote trong tuần. Thí sinh được "cứu" phải trình diễn ca khúc cuối cùng để thuyết phục huấn luyện viên đội bạn cùng khán giả về việc họ được giữ lại. Đến khi chỉ còn 4 người, các thí sinh sẽ biểu diễn cùng nhau trên sân khấu, và lượt bình chọn của khán giả sẽ quyết định ai là người chiến thắng. Năm 2012, giọng ca Jermaine Paul đã đăng quang cuộc thi nhờ màn trình diễn thuyết phục ca khúc "I Believe I Can Fly".
4 lý do The Voice "thổi bay" American Idol
Trong suốt 10 mùa tính đến năm 2011, American Idol - cuộc thi tìm kiếm tài năng ca nhạc của Fox - thống trị sóng truyền hình, nhưng khi The Voice của NBC được công chiếu, cuộc thi ca hát non trẻ lập tức thu hút và trở nên phổ biến hơn. Các nhà phê bình không ngạc nhiên. Những vòng đấu loại của The Voice, những trận đấu ly kỳ về thanh nhạc giữa hai thí sinh đã khiến người ta nhận ra rằng: The Voice, đơn giản là hay hơn American Idol. Theo báo giới Mỹ, có bốn lý do khiến The Voiceăn điểm.
Cuộc thi American Idol đang dần kém thu hút so với The Voice. Hai vị giám khảo Jennifer Lopez và Steven Tyler vừa tuyên bố rời bỏ vai trò này. Ảnh: NyDaily News.
Thứ nhất là sự xuất hiện của các nhân vật được gọi là "huấn luyện viên". Trong The Voice, các ngôi sao nổi tiếng như Christina Aguilera, Blake Shelton, Cee Lo Green và Adam Levine là huấn luyện viên đồng thời là giám khảo. Các huấn luyện viên phải cung cấp những hiểu biết thực sự có giá trị và những lời phê bình mang tính xây dựng cho thí sinh. Điều đó khác hẳn với những phản ứng nước đôi hay chỉ đơn giản "tôi nghĩ bạn hát hay/ bạn hát không tốt lắm" do giám khảo của các chương trình đối thủ đưa ra. Sự cạnh tranh công khai, quyết liệt và hài hước từ các huấn luyện viên của The Voice để giành giật và bảo vệ thí sinh của mình, cũng khiến độ hấp dẫn của chương trình được tăng lên, thay vì những cuộc "giả tranh luận" trênThe X Factor hoặc sự đồng thuận thường thấy giữa các giám khảo trong Idol, tờHollywood Reporter nhận xét.
Lý do thứ hai, đến từ dàn thí sinh chất lượng. The Voice không che giấu rằng nhiều thí sinh của họ được đào tạo âm nhạc bài bản từ trước đó. Trong khi đó, thí sinh của cuộc thi Idol đa phần chưa qua trường lớp thanh nhạc nào, hát chủ yếu bằng bản năng. Đó cũng là lý do khiến cuộc thi tìm kiếm thần tượng âm nhạc chứng kiến nhiều "ca khó đỡ" trong vòng audition và phương châm của chương trình là "from zero to hero", dù không hẳn tất cả thí sinh Idol đều là những "lính mới" của nền công nghiệp giải trí. Ở The Voice, thay vì thử giọng trực tiếp, việc thử giọng online để sơ tuyển và việc "chào" khán giả truyền hình bằng vòng thử giọng giấu mặt khẳng định tiêu chí: thí sinh The Voice được lựa chọn nhờ vào chính giọng hát của họ chứ không phải bất cứ yếu tố nào khác.
Lý do thứ ba, thí sinh The Voice vẫn có thể là chính mình sau nhiều vòng loại. Trong American Idol, các thí sinh bị "nhét vào những chiếc hộp" mang tên disco, rock, pop... sau mỗi tuần, hoặc thậm chí còn có "đêm Whitney Houston và Stevie Wonder", tờ Strachan nói. The Voice, trong khi đó, khuyến khích các ca sĩ tương lai trình diễn những thể loại mà họ có thể tỏa sáng. Sự tự do cho phép thí sinh thực hiện được những màn diễn độc đáo.
Giám khảo The Voice phiên bản Việt (từ trái sang): Trần Lập, Hồ Ngọc Hà, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng. Ảnh: Nguyễn Trung Hải.
Lý do thứ tư, tổng hợp của ba lý do trên, theo báo Mỹ, đó chính là sự hấp dẫn, hứng thú, bất ngờ trong từng vòng loại, đặc biệt là vòng đấu loại. Bất cứ ai muốn chứng minh rằng The Voice là cuộc thi ca hát hay nhất trên truyền hình, chỉ cần zoom vào một trong những tập của vòng đấu loại, đặt hai ca sĩ của cùng một huấn luyện viên vào trong một trận đấu, đối đầu với người kia trong một màn song ca mà kết quả sẽ loại bỏ ca sĩ yếu. Cuộc thi Idol vẫn có khả năng sản xuất những màn trình diễn ấn tượng, giống như Jessica Sanchez, cover một cách hoàn hảo bản ballad của Whitney Houston "I Will Always Love You". Nhưng The Voice chứng minh là chương trình truyền hình hấp dẫn một cách nhất quán hơn, nhờ vào những khoảnh khắc căng thẳng của vòng đấu loại.
Tính đến nay, The Voice đã được phát sóng tại gần 50 quốc gia trên toàn thế giới, với nhiều tên gọi khác nhau. Ở châu Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam là những quốc gia đã mua được bản quyền chương trình. Cuộc thi Giọng hát Việtmở màn tối 8/7 cũng đã bắt đầu thổi cơn bão The Voice vào lòng khán giả.
Hoàng Anh
Theo VNE
Sức hút của "I Will Always Love You" Ca khúc gắn liền với tên tuổi của nữ diva Whitney Houston được rất nhiều thí sinh tại những cuộc thi âm nhạc lớn lựa chọn thể hiện. Đây được xem là ca khúc khó nhằn với bất kỳ ca sỹ thành danh nào. Nó dường như được đóng mác cho Whitney Houston và chỉ giọng hát của Whitney mới làm người nghe...