The Voice Kids tập 1: Đông Nhi “hốt” hết thí sinh xuất sắc
Để làm được điều đó, Đông Nhi không ngại dùng “chiêu trò” và “dìm hàng” các HLV khác.
Tối 23/7, tập mở màn vòng Giấu mặt The Voice Kids đã chính thức lên sóng với sự xuất hiện của bộ tứ giám khảo hoàn toàn mới – Noo Phước Thịnh, Đông Nhi – Ông Cao Thắng và Vũ Cát Tường.
Bộ tứ giám khảo The Voice Kids 2016.
Dù chưa có kinh nghiệm ngồi ghế nóng gameshow, nhưng các HLV The Voice Kids 2016 đã khiến người xem bất ngờ với hàng loạt chiêu trò, chặt chém đầy kịch tính ngay từ tập đầu tiên. Đặc biệt là những màn đấu khẩu của đôi bạn thân Noo Phước Thịnh – Đông Nhi. Cả hai không ngần ngại bắt bẻ từng câu chữ, nêu ra khuyến điểm, dìm hàng đối phương nhằm thuyết phục những thí sinh tài năng về đội mình.
Một trong những tiết mục gây chú ý nhất tối qua thuộc về cậu nhóc 10 tuổi – Trịnh Nhật Minh. Do từng học chèo từ nhỏ, thí sinh nhí đến từ Hà Nội đã khiến tất cả giám khảo phải đồng loạt đứng lên vỗ tay, nhấn nút xoay ghế với ca khúc Đá trông chồng.
Giọng ca nhí 10 tuổi khiến bộ tứ giám khảo đứng ngồi không yên.
“Con có biết là ngay từ khi con cất câu hát đầu tiên, chú Thịnh đã nổi cả da gà và không thể ngồi yên, chú phải bấm chuông chọn con đầu tiên. Chú rất muốn con về với đội chú, và có lẽ ba mẹ con cũng muốn con về với đội có thể làm cho con trở thành quán quân đúng không?”, Noo Phước Thịnh nhận xét.
Trong khi đó, Đông Nhi cũng không hề thua kém với nhiều chiêu bài như… hứa sẽ nấu món Hà Nội trong suốt thời gian cậu bé vào Nam thi hát, hay dùng thú cưng để dụ dỗ thí sinh.
Sau một lúc suy nghĩ, Nhật Minh đã quyết định chọn vào đội Đông Nhi, Ông Cao Thắng.
Ngoài ra, cô bé hát dân ca Vũ Đàm Thuỳ Dung cũng thu hút không kém khi mặc áo bà ba, khoẹ giọng trong ca khúc Dạ cổ hoài lang. Cô bé đã xuất sắc chinh phục cả 3 HLV phải nhấn nút xoay ghế sau tiết mục của mình.
Nữ ca sỹ Đông Nhi đã phải “xuống nước” năn nỉ Thuỳ Dung vào đội mình, thậm chí… doạ xỉu trên ghế nóng nếu cô bé chọn HLV khác.
Thuỳ Dung khoe chất giọng ngọt ngào với Dạ cổ hoài lang.
Cặp đôi Đông Nhi, Ông Cao Thắng tươi cười rạng rỡ khi liên tiếp có được nhiều thí sinh chất lượng.
Video đang HOT
“Cô năn nỉ con hãy để cho cô được giúp đỡ và đưa con toả sáng tại chương trình này. Nếu con chọn đội khác thì cô sẽ xỉu liền ngay tại chỗ. Giọng hát của con quá đẹp, từng tiếng nức nở, từng chỗ bỏ nhỏ đều hay kinh khủng. Cô chưa từng nghĩ một người ở tuổi 12 như con lại có thể hát hay như vậy”, bạn gái Ông Cao Thắng chia sẻ.
Trước sự thuyết phục nhiệt tình của Đông Nhi, Thuỳ Dung đã xiêu lòng và quyết định về đội nữ HLV.
Một số hình ảnh các thí sinh trong đêm thi Giấu mặt vừa qua:
Hà Chi mở màn chương trình với ca khúc Đừng ngôi yên trong góc tối. Tiết mục của giọng ca 9 tuổi đã khiến Ông Cao Thắng – Đông Nhi đứng bật dậy nhún nhảy theo giai điệu bài hát. Đây cũng là thí sinh đầu tiên về với đội của nữ ca sỹ Khóc.
Với ca khúc Con có mẹ rồi cùng ngoại hình nhỏ nhắn, cá tính, Chu Tuấn Ngọc đã khiến Đông Nhi và Noo Phước Thịnh đấu khẩu không ngừng để giành bé về đội. Cả hai HLV đã trổ tài hát nhạc dân ca nhằm thuyết phục giọng ca này về đội. Sau một lúc cân nhắc, Tuấn Ngọc đã chọn team Noo Phước Thịnh.
Đình Nguyên trình diễn ca khúc Đông và được cả 3 HLV nhấn nút lựa chọn. Mặc cho các giám khảo ra sức thuyết phục, cậu bé vẫn chọn về đội của Vũ Cát Tường.
Cô bé Khánh Ngọc đến từ Thanh Hoá tự tin khoe giọng hát trong trẻo, thánh thót với ca khúc Son. Khánh Ngọc chọn đi tiếp cùng Noo Phước Thịnh khiến Đông Nhi vô cùng tiếc nuối.
Dù tuổi đời còn nhỏ, Thuý Phượng đã khiến người nghe bất ngờ với khả năng đọc rap cực chất trong ca khúc Hai cô tiên. Vũ Cát Tường đã bấm nút xoay ghế chọn thí sinh này về đội.
Thuỳ Dung khoe chất giọng nội lực, đầy cảm xúc trong ca khúc Lá cờ. Cô bé xuất sắc trở thành chiến binh tiếp theo trong đội Đông Nhi.
Linh Nhi chinh phục Noo Phước Thịnh bằng giọng ca đầy nội lực với ca khúc Treasure.
Theo Danviet
3 năm 'làm mưa làm gió' của truyền hình thực tế nhí
Chỉ sau 3 năm kể từ The Voice Kids mùa 1 (2013), số lượng các cuộc thi dành cho trẻ em tăng lên 6 chương trình. Dù chất lượng có dấu hiệu đi xuống nhưng chúng vẫn rất hút khán giả.
Mảng truyền hình thực tế dành cho đối tượng thiếu nhi được nhà đài khai thác cách đây khá lâu như Con đã lớn khôn, Ước mơ của em, Trẻ em luôn đúng. Những chương trình này được đánh giá cao về tính giáo dục, cung cấp kiến thức cũng như rèn luyện khả năng tư duy của con trẻ.
Tuy nhiên, các sân chơi này bị cho là thiếu tính giải trí - yếu tố quan trọng thu hút khán giả theo dõi nên chỉ được thực hiện cầm chừng, phát vào khung giờ xấu nên không thể tồn tại bền bỉ.
Cùng với sự thoái trào của game show, các công tỷ sản xuất đổ xô vào lĩnh vực truyền hình thực tế bùng nổ như một hệ quả tất yếu. Và các cuộc thi khai thác tài năng nhí không thể nằm ngoài dòng chảy này.
Truyền hình thực tế nhí và 3 năm "làm mưa làm gió"
Nói tới các chương trình thực tế cho thiếu nhi phải kể đến Đồ Rê Mí ra mắt vào năm 2007. Lần đầu tiên, một chương trình ca hát dành cho trẻ em được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp, quy tụ các thí sinh chất lượng cùng nhau thể hiện tài năng để chinh phục ngôi quán quân.
Đa phần các ý kiến của phụ huynh về chương trình đều tích cực. Tuy nhiên, trong những năm về sau, dưới áp lực đổi mới để phù hợp thị hiếu khán giả, Đồ Rê Mí gây ra vài tranh cãi xung quanh việc trang phục, kiểu tóc, trang điểm của thí sinh không phù hợp. Những màn khóc lóc sướt mướt khi bị loại cũng gây nhiều luồng ý kiến.
Giai đoạn từ năm 2013 mới thực sự là thời của các chương trình truyền hình phiên bản nhí. Sau Đồ Rê Mí, công ty Cát Tiên Sa mua bản quyền The Voice Kids (Giọng hát Việt nhí) để sản xuất từ năm 2013.
Chương trình lập tức gây ra tiếng vang lớn ngoài sức mong đợi, rating cao, giá quảng cáo đánh bại mọi sân chơi dành cho thí sinh người lớn diễn ra song song. Những cái tên Phương Mỹ Chi, Quang Anh, Ngọc Duy có độ hot không kém các ngôi sao trưởng thành.
Đồ Rê Mí - chương trình truyền hình thực tế dành cho trẻ em tại Việt Nam. Ảnh: VTV
Thừa thắng xông lên, The Voice Kids liên tục được tổ chức các mùa 2, 3 trong các năm tiếp theo. Dù mùa 3 được đánh giá không còn hấp dẫn như trước, thí sinh được đào tạo trong các "lò luyện" từ nhỏ nên không có chất riêng. Tuy nhiên, đơn vị sản xuất vẫn mạnh tay thực hiện tiếp mùa 4 với sự đổi mới của dàn giám khảo trẻ.
Sóng truyền hình quốc gia còn chứng kiến sức hút giờ vàng của phiên bản nhí Bước nhảy hoàn vũ trong 2 mùa 2014, 2015. Các đơn vị sản xuất khác cũng nhanh chóng nhập cuộc. Công ty Sóng vàng có Gương mặt thân quen nhí (2014, 2015) lên sóng VTV3, Điền Quân thực hiện Người hùng tí hon (2015), Siêu nhí tranh tài của công ty Vietcom (2016).
Sau 7 mùa làm phiên bản người lớn, Vietnam Idol Kids do công ty BHD thực hiện cũng chuẩn bị lên sóng vào cuối tuần này. Chưa kể tới các cuộc thi như Vietnam's Got Talent, Vũ điệu đam mê cũng có sự tham gia của các thí sinh nhí.
Như vậy, chỉ sau 3 năm kể từ The Voice Kids, số lượng các cuộc thi dành cho trẻ em tăng lên 6 chương trình, thay phiên nhau lên sóng đều đặn quanh năm. Dĩ nhiên, con số này cũng chưa thể dừng lại ở đây. Theo nhiều nguồn tin, công ty Cát Tiên Sa đang rục rịch tổ chức X Factor Kids, The Remix Kids. BHD sẽ có Vua đầu bếp nhí...
Dàn giám khảo của Vietnam Idol Kids mùa 1. Ảnh: BHD
Dù có dấu hiệu bão hòa, nhưng thực tế các cuộc thi vẫn thu hút nhiều sự quan tâm của các gia đình và con em của họ.
Trong 2 buổi tuyển sinh The Voice Kids mùa 4 tại khu vực TP HCM diễn ra vào ngày 12-13/3 vừa qua, số lượng thí sinh đến đăng ký không hề thua kém các cuộc thi dành cho người lớn, với khoảng 800 em tham dự.
Người hùng tí hon mùa 1 vừa kết thúc đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của phụ huynh đăng ký cho con em đi thi.
Trẻ em Việt không có nhiều lựa chọn?
Không chỉ tại Việt Nam, yếu tố thí sinh nhí cũng được khai thác khá mạnh mẽ tại nhiều quốc gia khác. Trong đó, Mỹ là nước đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp tổ chức các cuộc thi sắc đẹp trẻ em. Dù nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh chương trình này, nhưng các bậc phụ huynh đều hứng thú vì cho rằng đây là cách họ đầu tư cho tương lai của con.
Tương tự tại Pháp, 2 cuộc thi Mini Miss và Graines de Miss, được tổ chức hàng năm với số lượng thí sinh từ 6 đến 13 tuổi ở các thành phố khác nhau trong cả nước.
Mới đây, Tổng cục Điện ảnh, phát thanh và truyền hình Trung Quốc vào ngày 17/4 đưa ra văn bản chỉ đạo về việc hạn chế dẫn đến cấm tuyệt đối các chương trình có trẻ chưa đủ tuổi thành niên, trong đó có 2 chương trình ăn khách Bố ơi, mình đi đâu thế?, Bố ơi trở lại. Trong văn bản ghi rõ "cần tăng cường hơn nữa quản lý các chương trình không có giá trị tích cực".
Cơ quan này cho rằng, việc trẻ em tham gia show truyền hình quá sớm, được lăng xê tên tuổi, trở thành ngôi sao chỉ sau một đêm là điều phản giáo dục, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Bố ơi, mình đi đâu thế Trung Quốc bị ngừng phát sóng. Ảnh: Weibo
Trở lại các cuộc thi tại Việt Nam, thời gian qua, những ảnh hưởng của việc nổi tiếng và biết kiếm tiền từ sớm nhiều lần được đem ra bàn luận. Tuy nhiên, so về sự khắc nghiệt của nước bạn có lẽ không thể sánh bằng.
Xung quanh sự nở rộ các chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam, ông Phan Quang Bình - chủ tịch công ty BHD cho biết lý do thực hiện Vienam Idol Kids nhằm giúp các em nhỏ có sân chơi đúng lứa tuổi, từ đó có thể qua đó nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc. Chương trình cũng mong muốn đưa đến những bài học bổ ích để các thí sinh phát huy được khả năng âm nhạc dưới sự hỗ trợ của các nhạc sĩ, ca sĩ có kinh nghiệm.
Trước sự cạnh tranh của nhiều chương trình "đối thủ", ông Bình bày tỏ quan điểm: "Chương trình tốt sẽ tạo cảm xúc cho người xem và khiến họ thích thú với những điều đó. Do vậy, chúng tôi sẽ tập trung vào việc tạo ra một sân chơi bổ ích thay vì đơn thuần hướng đến việc tìm ra các nhân tố có khả năng trở thành các ngôi sao âm nhạc sau này".
Ngoài các cuộc thi ca hát nhảy múa, trẻ em Việt Nam ít có cơ hội tham gia các sân chơi chuyên nghiệp. Ảnh: Nguyễn Thành
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng việc nở rộ các cuộc thi cũng là điều tất yếu tại Việt Nam khi trẻ em không có nhiều sân chơi chuyên nghiệp để thể hiện tài năng, đam mê. Thanh Bùi từng chia sẻ cần tạm ngừng các chương trình truyền hình thực tế để các em có thời học hỏi cơ bản, định hướng bản thân. Tuy nhiên, đây cũng là điều khó có thể thay đổi một sớm một chiều khi không phải gia đình cũng có điều kiện đưa con em họ đi học bài bản tại các trung tâm lớn với mức học phí "khủng".
Và dĩ nhiên, chỉ đến chương trình truyền hình này, các em mới có thể được đứng trên sân khấu lớn, được gặp gỡ những chuyên gia, được nhảy múa ca hát theo ý mình. Khi chưa thể mang đến cho các em quá nhiều sự lựa chọn, liệu việc dẹp bỏ có phải là lựa chọn sáng suốt?
Xét cho cùng, khi các gia đình vẫn có nhu cầu đưa con mình đi thi, khán giả vẫn có cảm hứng theo dõi các cô cậu bé dễ thương ca hát nhảy múa, nhãn hàng vẫn có thể quảng bá được thương hiệu của họ, nhà sản xuất không dại gì để giết chết "con gà đẻ trứng vàng" của mình.
Theo Zing
Đức Phúc khiến khán giả bật cười vì nhảy vụng về Học trò Mỹ Tâm tại The Voice hỗ trợ hai cô bé Phương Khanh và Hồng Minh của team Giang Hồ trong liên khúc nhạc thiếu nhi và "Hai cô tiên". Trong bán kết 1 của The Voice Kids 2015 diễn ra tối 10/10 tại hãng phim Giải phóng, các thí sinh của mỗi đội ngoài các phần đơn ca còn mang đến...