The Voice Kids, Đô-rê-mí ‘đánh cắp’ sự hồn nhiên của trẻ em?
Sẽ là phản tác dụng nếu biến các cuộc chơi đó thành chuyện ăn thua “một mất một còn” trên truyền hình.
Đồ-rê-mí và The Voice Kids là hai chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc dành cho thiếu nhi đang được phát sóng đồng thời. Có cùng chung mục tiêu là tìm kiếm tài năng âm nhạc nhí nhưng hai chương trình lại có nhiều điểm trái ngược. Những trái ngược ấy khiến những người lớn chúng ta phải suy nghĩ.
Bên hướng nội, bên sính ngoại
Một trong những điểm trái ngược đầu tiên của hai chương trình dành cho thiếu nhi này là việc lựa chọn bài hát. Nếu Đô-rê-mí sử dụng hầu hết các ca khúc tiếng Việt thì The Voice Kids lại sử dụng chủ yếu các bài hát tiếng Anh. Nhạc sỹ Thanh Bùi – huấn luyện viên của The Voice Kids đôi khi cũng đưa ra cách diễn đạt tiếng Việt không chuẩn để nhận xét về phần biểu diễn của các thí sinh.
Tuy nhiên, khi được hỏi về thực trạng việc sử dụng quá nhiều ca khúc tiếng Anh, vị nhạc sỹ sinh ra và lớn lên ở Úc lại cho rằng: “Hỏi bé là có muốn hát nhạc Việt không, bé trả lời: “Dạ không, con ghét nhạc tiếng Việt lắm”. Bé còn nói nhạc tiếng Việt bị sến và quá nặng nề, nó không những muốn hát về tình yêu mà những cái khác nữa, có hy vọng nhiều hơn”.
Giọng nói kiểu “người nước ngoài nói tiếng Việt” của Thanh Bùi cùng câu chuyện mang đầy “tâm trạng” của anh đã được Đồ-rê-mí chứng minh ngược lại. Đa số các bài hát được các em sử dụng trong Đồ-rê-mí đều là những ca khúc tiếng Việt. Phải chăng những em thiếu nhi tham gia The Voice Kids sống ở một khu vực khác, môi trường văn hóa khác nên có suy nghĩ khác, sở thích khác? Hay những em hát tiếng Việt đều ở những vùng quê hẻo lánh, không biết tiếng Anh nên “đành” phải hát bằng tiếng Việt?
Các em thiếu nhi luôn cần một định hướng đúng đắn, một sự chỉ bảo cần thiết để các em có thể hoàn thiện nhân cách và tri thức của mình. Việc “ghét tiếng Việt” (nếu có) rõ ràng là một suy nghĩ tiêu cực cần được uốn nắn. Và người “uốn nắn” để các em không “ghét” tiếng Việt trong The Voice Kids không ai khác là các vị huấn luyện viên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi vào vòng Đối đầu tại The Voice Kids, vẫn có quá nhiều bài hát tiếng Anh. Rõ ràng ở phần này, việc chọn bài không phải do các em quyết định mà là sự lựa chọn của các vị huấn luyện viên. Phải chăng, đang có một sự định hướng sử dụng ca khúc tiếng Anh trong chương trình vốn đã và đang rất “sính ngoại” này?
Đồ-rê-mí sử dụng đa số các ca khúc tiếng Việt. Tuy nhiên, chương trình này cũng cho chúng ta thấy sự thiếu thốn thực sự các ca khúc dành cho thiếu nhi. Đa số ca khúc được các em sử dụng đều là những tác phẩm đã quá quen thuộc với các thế hệ thiếu nhi Việt. Không có nhiều những ca khúc mới được đưa vào biểu diễn.
Điều này giải thích vì sao The Voice kids được đánh giá là hot hơn Đồ-rê-mí. Đồng thời, nó cũng đặt ra cho những nhạc sỹ, những người làm công tác giáo dục cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa để ngày càng có nhiều ca khúc hay, phù hợp với lứa tuổi và tâm lý của các em.
Nước mắt “đánh cắp” sự hồn nhiên?
Một trong những điểm chung hiếm hoi của hai chương trình này là nước mắt. Những em bị loại sẽ ra về với những giọt nước mắt đắng đót trên mi mắt. Đặc biệt, ở The Voice kids, ba thí sinh cũng phải “đối đầu” với nhau và sau 1 bài hát sẽ có hai em phải ra đi.
Nước mắt không thể thiếu trong những cuộc chiến một sống một còn ấy. Em bị loại: khóc, huấn luyện viên: khóc và phụ huynh cũng khóc. Những màn khóc quá nhiều làm tăng tính ăn thua của cuộc thi. Rõ ràng, việc bị loại là một điều gì đó quá ghê gớm đối với các em. Tâm lý ăn thua đã làm mất đi sự hồn nhiên trong sáng của các em.
Việc tổ chức nhiều sân chơi cho các em thiếu nhi sẽ góp phần làm cho đời sống tinh thần của các em trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên, sẽ là phản tác dụng nếu biến các cuộc chơi đó thành chuyện ăn thua “một mất một còn” trên truyền hình.
Theo Người đưa tin
Thí sinh The Voice Kids gồng mình với ca khúc quá tuổi!
Tập đầu tiên của vòng Đối Đầu, bên cạnh sự lo lắng của các thí sinh The Voice Kids trước nguy cơ bị loại, thì khán giả theo dõi cũng căng thẳng không kém khi chứng kiến việc các em tiếp tục phải hát những ca khúc quá nặng so với tuổi.
Thay vì thi 2 loại 1 như The Voice thì The Voice Kids lại thi 3 chọn 1. Mỗi HLV sẽ chọn ra 3 thí sinh bước vào màn thi đấu trên sân khấu trình diễn để chọn ra 1 người chiến thắng, 2 em nhỏ không may mắn sẽ cùng nhau ra về. Điều này, nhằm giảm thiểu những giọt nước mắt của trẻ em. Nhưng quả thực, nó vẫn không làm HLV và khán giả theo dõi chương trình khỏi chạnh lòng. Điều nữa là, chứng kiến cảnh các em bé phải gồng mình lên để hát những ca khúc quá nặng so với sức cũng là một điều đáng tiếc ở tập đầu tiên của Vòng đối đầu.
Ngay trong màn trình diễn đầu tiên, Thanh Bùi đã chọn một bài hát khá khó và rõ ràng sẽ là ưu thế cho các thí sinh lớn hơn. Với một ca khúc khó như "Tạm biệt chim én", không chỉ đòi hỏi phải có sự xử lý về kỹ thuật hát, mà còn sự tiết chế về cảm xúc thì dường như, Vũ Song Vũ vẫn là có kinh nghiệm hơn cả. Nếu so sánh giữa 3 thí sinh thì Thảo Linh rõ ràng là thí sinh nhỏ hơn và yếu hơn hẳn so với 2 thí sinh còn lại. Và tất nhiên màn trình diễn của em cũng không bằng được Song Vũ, Hoàng Anh. Kết quả dễ đoán rằng Vũ Song Vũ sẽ là người được lựa chọn. Theo Thanh Bùi thì "Vũ Song Vũ đã đưa được cảm xúc vào bài hát mà vẫn giữ được tiết tấu".
Hồng Khanh (giữa) bị loại trong tiếc nuối
Còn trong đội Hiền Thục, nữ ca sĩ này tiếp tục chọn một bài hát tiếng Anh cho các thí sinh trong đội của mình. Với khả năng trình diễn tiếng Anh bài bản thì Linh Lan không khó để có một phần thi hoàn hảo. Nhưng 2 thí sinh còn lại rõ ràng đuối hẳn để trình bày một ca khúc tiếng Anh khó như One day.
Thí sinh Hồng Khanh, người đã xin các HLV "đừng làm cháu bối rối" ở vòng Giấu mặt là điển hình cho việc bị loại khi phải hát một ca khúc quá sức với mình. Ca khúc Thành Thị là sự lựa chọn của Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang dành cho các thí sinh. Nhưng một ca khúc có tiết tấu chậm và buồn này không hợp với phong cách hồn nhiên và vui vẻ của Hồng Khanh. Chính vì vậy, ngay từ khi cất tiếng hát Hồng Khanh đã tỏ ra khá rụt rè và mờ nhạt. Nếu đặt cạnh những giọng ca nội lực và khỏe như Thu Hà và Yến Nhi thì quả là thiên lệch. Thế nên, bị loại là điều tất yếu của cô bé đáng yêu này.
Tiếp sau đó, liên tục các ca khúc tiếng Anh được đưa ra để các bé thử sức. Với See beneath your beautiful cho Bùi Duy Lan Hương, Phạm Thành Tuân, Phạm Ngọc Quỳnh Như và Come together cho Phúc Nguyên, Đỗ Trí Dũng, Nguyễn Quang Anh ... Không thể phủ nhận, với tài năng của các em thì sân khấu đã bùng nổ. Nhưng quả thực tâm lý cẳng thẳng vẫn đè nặng lên vai khán giả. Vẫn biết, việc lựa chọn những ca khúc quá nặng so với các tài năng nhí là điều không thể tránh bởi, với việc ít vốn và lại ít cả những ca khúc mới dành cho thiếu nhi nên không có nhiều sự lựa chọn. Đây chắc hẳn cũng là điều khiến các HLV phải đau đầu. Nhưng, nếu tiếp tục phải hát những ca khúc quá sức như vậy, thì nhiều tài năng nhí sẽ bị loại trong tiếc nuối, đôi khi là sự thiếu công bằng.
Linh Lan (giữa) thể hiện One day có nghề hơn hẳn so với hai thí sinh còn lại
Điều này không phải lần đầu tiên công chúng phải ái ngại. Trước đó trong cuộc thi Vietnam's Got Talent đã nhiều lần chương trình bị kêu ca bởi có quá nhiều bài hát quá tầm so với lứa tuổi thiếu nhi. Hay ngay như Đồ Rê Mí và bây giờ đến The Voice Kids. Ngay như ở vòng Giấu mặt của The Voice Kids nói không ngoa rằng khán giả cứ phải giật mình thon thót khi xem các em trình diễn: Stronger; That should be me; A moment like this; Set fire to the rain; Price tag... Vẫn biết, việc "thả" tự do cho các em lựa chọn ca khúc tham gia để có nhiều cơ hội phát huy khả năng nhưng đây là sân chơi dành cho thiếu nhi vẫn cần có những ca khúc thiếu nhi được trình diễn.
Vậy nên, thay vì có những ca khúc quá nặng so với tuổi thì các HLV có thể "cải thiện" tình hình bằng cách làm mới những ca khúc thiếu nhi đã cũ để các thí sinh được tỏa sáng với ca khúc vừa vặn lứa tuổi!
Theo Petrotimes
The Voice Kids thiếu nhân văn và không công bằng! Bỏ qua những yếu tố về chuyên môn và những điều khác thì sự thiếu nhân văn trong cách loại thí sinh và thiếu công bằng với công sức các bé bỏ ra chính là những điều khiến công chúng đang mất dần thiện cảm với chương trình này. The Voice Kids, chương trình âm nhạc dành cho các bé thiếu nhi đang...