Thế trận vững vàng nơi biên giới tổ quốc
Được sự tiếp sức của Binh đoàn 15, từ những vùng nông thôn biên giới các huyện Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông (Gia Lai), Sa Thầy, Ngọc Hồi (Kon Tum) chậm phát triển, gặp nhiều khó khăn đã đổi thay nhanh chóng, nhiều làng bản trù phú mọc lên, trở thành điển hình trong xóa đói, giảm nghèo.
Đứng chân trên vùng kinh tế trọng điểm của Tây Nguyên, sau gần 30 năm, cán bộ, chiến sĩ, công nhân Binh đoàn 15 đã có mặt tại 220 thôn, làng thuộc 33 xã, phường, thị trấn của 12 huyện thuộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Bình, Attapeu (Lào) và Rattanakiri (Cam-pu-chia), thu hút hơn 20.000 lao động, hàng vạn nhân khẩu được bố trí trên 10 cụm với hàng trăm điểm dân cư dọc tuyến biên giới.
Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển, các dịch vụ thương mại mở ra thì an ninh trật tự trên địa bàn cũng diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch, các đối tượng FULRO lưu vong đẩy mạnh các hoạt động chống phá, lén lút tuyên truyền cái gọi là “Tin lành Đề Ga”, tà đạo Hà Mòn… để kích động một bộ phận người dân thiếu hiểu biết, tụ tập gây rối trật tự trị an, cạo phá vườn cây, trộm cắp mủ cao su… Muốn giải quyết vấn đề trên cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng. Từ nhận thức đó lãnh đạo Binh đoàn 15 đã thực hiện tốt quy chế phối hợp với Công an Gia Lai và Bộ đội Biên phòng cùng các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn, hiệp đồng hỗ trợ, tăng cường tuần tra bảo vệ biên giới, bảo vệ an ninh địa bàn, kịp thời phát hiện ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, nhất là các vụ việc liên quan đến an ninh nông thôn và quản lý sản phẩm, vật tư, trang thiết bị tại các đội sản xuất, đấu tranh phòng, chống hiệu quả các loại đối tượng vi phạm pháp luật. Cùng với đó Binh đoàn tập trung khai hoang mở rộng diện tích vườn cây, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, tham gia hiệu quả vào các chương trình phát triển kinh tế và quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
LLTV Binh đoàn 15 tham gia thực binh tại cuộc diễn tập BV-2012.
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang, nguyên Tư lệnh Binh đoàn cho biết: “Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ vùng biên giới trong tình hình mới, ngay từ khi thành lập, Bộ tư lệnh Binh đoàn đã chỉ đạo các công ty tập trung xây dựng lực lượng tự vệ (LLTV), lực lượng dự bị động viên (DBĐV) vững mạnh. Trong cuộc diễn tập “Chỉ huy tham mưu 1 bên 2 cấp, có một phần thực binh” mới đây, LLTV và lực lượng DBĐV của Binh đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt thể hiện thành công ý định chiến thuật “đánh địch đột nhập vào nhà máy” bảo vệ tài sản, giữ vững địa bàn. LLVT, DBĐV của Binh đoàn còn tích cực bám dân, bám bản, tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước và lợi ích của việc trồng cây cà phê, cao su lôi cuốn thanh niên vào các hoạt động xã hội, các phong trào VHVN – TDTT, thu hút thanh niên vào làm công nhân và tham gia bảo vệ an ninh nông thôn. Binh đoàn 15 thực hiện phương châm: Phát triển sản xuất, kinh doanh đến đâu xây dựng cơ sở hạ tầng, dân cư xã hội đến đó. Xây dựng thôn, làng vững mạnh, vùng biên giới ổn định để phát triển kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là điểm nhấn để giúp bà con thoát nghèo, ổn định cuộc sống và làm giàu trên quê hương”.
Bám trụ từ nhiều năm trên vùng biên giới, hơn ai hết những “người lính công nhân” của Công ty 72 nói riêng, Binh đoàn 15 nói chung thấu hiểu vai trò, trách nhiệm của mình với việc xây dựng địa bàn, bảo vệ an ninh thôn xóm và phát triển kinh tế, giúp bà con thoát nghèo. Đại tá Phạm Văn Giang, Giám đốc Công ty 72 chia sẻ: “Hằng tháng, quý và năm, chúng tôi chỉ đạo các đội tổ chức họp lấy ý kiến của công nhân, người lao động lãnh đạo công ty phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương mở hội nghị liên tịch, gặp gỡ các già làng, trưởng bản nắm tình hình thống nhất các nội dung, biện pháp xử lý khi có tình huống…”.
Video đang HOT
Hình ảnh những người lính Binh đoàn 15 bám thôn làng, vận động bà con vào làm công nhân, không vượt biên trái phép… đặc biệt hình ảnh cán bộ các Công ty: 72, 78 và 732 kiên trì đưa cây lúa nước lên núi với những cánh đồng làng Tung, làng Sơn (Gia Lai), làng Kđinh, làng người Ca Doong, Rơ Mâm (Kon Tum) để thực hiện “cuộc cách mạng xanh” trong nông nghiệp… đã trở nên thân thuộc, để lại ấn tượng đẹp trong đồng bào.
“Quan điểm xuyên suốt của chúng tôi là xây dựng địa bàn vững mạnh, giữ vững biên giới để phát triển sản xuất, giúp bà con không những thoát nghèo, mà còn làm giàu trên vùng biên giới” – Đại tá Đỗ Văn Sang, Giám đốc Công ty 75 nói với chúng tôi như vậy.
Quả thực những năm qua, Công ty 75 đã thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, liên tục mở rộng diện tích vườn cây, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn, chức sắc tôn giáo để củng cố “thế trận lòng dân”, Công ty đã tập trung xây dựng LLTV vững mạnh, chất lượng huấn luyện, trình độ SSCĐ cao. Đặc biệt, LLTV của Công ty đã phối hợp với các cơ quan chức năng, bóc gỡ nhiều tổ chức phản động và đối tượng FULRO, Tin lành Đề Ga, góp phần giữ vững an ninh chính trị trong khu vực…
Giờ đây, người Giơ Ra, Ba Na, Giẻ Triêng… ở Tây Nguyên đã biết trồng cây cao su, lúa nước, cà phê… biết trồng rau trong vườn nhà, biết gửi tiền tiết kiệm, biết tích lũy tiền bạc để đầu tư cho sản xuất, cho con cái ăn học, xây nhà to đẹp, mua xe gắn máy, xe ô tô để đi làm… Không giấu được niềm vui, “tỷ phú” Brao bộc bạch: “Địa bàn vùng biên giới bình yên, kinh tế phát triển, bà con đồng bào các dân tộc thiểu số có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình đẳng như hôm nay là nhờ sự đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự tiếp sức có hiệu quả của Binh đoàn 15.
Theo ANTD
Chàng trai nghèo 4 năm chăm sóc người hàng xóm bại liệt
Không phải là bà con họ hàng nhưng hơn 4 năm qua, chàng trai quê Quảng Nam Hồ Công Danh tình nguyện chăm sóc người hàng xóm bị bại liệt toàn thân. Đến khi nhập học Trường ĐH Quy Nhơn, Danh đã đưa người hàng xóm này vào Quy Nhơn để tiện chăm sóc.
Em Hồ Công Danh (sinh năm 1993) quê ở thôn Phú Nam Đông, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, hiện là tân sinh viên ngành Kỹ thuật điện, khoa Kỹ thuật công nghệ, Trường ĐH Quy Nhơn.
Câu chuyện mới nghe tưởng như đùa lại là sự thật. Để xác minh thông tin, chúng tôi tìm về khu nhà trọ ở tổ 16, khu vực 3, phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn). Tại đây, chúng tôi gặp một chàng trai có khuôn mặt sáng sủa, hiền từ, phúc hậu, đó chính là em Hồ Công Danh. Còn người đàn ông bệnh tật đang nằm liệt giường là anh Nguyễn Thanh Tùng (SN 1981), người ở cùng xóm của em Danh ở quê.
Đang chuẩn bị nấu cháo chuẩn bị bữa sáng cho anh Tùng, Danh vội nghỉ tay tâm sự: "Em đang nấu cháo cho chú Tùng, mấy bữa nay nhìn chú lại người, có da có thịt rồi đó, chứ mấy hôm trước mới từ quê vào do bệnh nặng lại phải đi xe ô tô nên nhìn chú thê thảm lắm, chỉ có da bọc xương".
Không phải là bà con họ hàng nhưng hơn 4 năm qua, em Hồ Công Danh tự nguyện chăm sóc người hàng xóm bị bại liệt toàn thân.
Qua trò chuyện với Danh, chúng tôi cũng mới biết về hoàn cảnh éo le mà anh Tùng gặp phải. Năm 2005, anh Tùng bị tai nạn bất ngờ vì té cây, chấn thương cột sống cổ, gãy đốt sống cổ, liệt tủy sống dẫn đến liệt toàn thân. Từ khi bị nạn, gia đình anh Tùng chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Gần 7 năm qua, anh Tùng chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt hàng ngày đều phải có người khác giúp đỡ.
Từ năm 2008 (khi Danh đang học lớp 10), em thường xuyên qua lại nhà anh Tùng chơi trò chuyện, phụ giúp người nhà anh Tùng chăm sóc cho anh. Khoảng giữa năm 2011, khi cha mẹ anh Tùng đều qua đời, còn anh em ruột thì người bị bệnh tâm thần, người lập gia đình ở xa, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên để anh Tùng một mình. Kể từ đó, mọi sinh hoạt của anh Tùng từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân đều do Danh chăm sóc.
Khi được hỏi, xuất phát từ lý do nào mà em tự nguyện chăm sóc cho một người không phải là họ hàng thân thích lại bị bệnh bại liệt nặng, Danh tâm sự: "Nhà em ở gần nhà chú Tùng, lúc em đang học lớp 10 thì biết chú bị tai nạn nằm liệt giường, em thường qua chơi và xin bố mẹ ngủ lại trò chuyện để chú đỡ buồn. Đến khi bố mẹ chú ấy mất chẳng còn ai chăm sóc, em thấy thương nên xin bố mẹ qua nhà lo cơm nước, vệ sinh cá nhân cho chú. Thấy hoàn cảnh chú éo le nên cha mẹ em cũng đồng ý".
Ngoài lúc chăm sóc anh Tùng, khi rảnh Danh tranh thủ học bài.
Năm nay khi học xong lớp 12, Danh thi vào Trường ĐH Quy Nhơn và đậu vào ngành Kỹ thuật điện, Khoa Kỹ thuật công nghệ. Ngày nhận giấy báo đại học, Danh lại suy nghĩ không biết làm thế nào để vừa học mà vừa chăm sóc được anh Tùng. Nghĩ đi nghĩ lại, Danh quyết định xin cha, mẹ được phép đưa anh Tùng vào Quy Nhơn để vừa học, vừa chăm sóc.
Danh chia sẻ: "Biết em có ý định đưa chú Tùng vào Quy Nhơn chăm sóc, cha mẹ không vui lắm vì sợ bất tiện và ảnh hưởng tới công việc học tập nhưng cha mẹ cũng rất hiểu hoàn cảnh éo le của chú Tùng nên đồng ý. Khi đó em nghĩ nếu để chú ở Quảng Nam thì sẽ không có ai chăm sóc. Thôi thì đưa chú vào Quy Nhơn để em vừa đi học, vừa chăm sóc với mong muốn chú sống được ngày nào hay ngày đó".
Nằm liệt trên chiếc giường che kê tạm bợ, anh Tùng giọng nghẹn nói: "Nếu không có cháu Danh chăm lo từ cái ăn đến vệ sinh thì tôi đã chết lâu rồi. Khi Danh nói đậu đại học và sẽ đưa tôi vào Quy Nhơn vừa học, vừa chăm sóc, lúc đó tôi không muốn là gánh nặng và ảnh hưởng đến học tập của Danh. Tôi đã tuyệt thực 7 ngày không ăn uống để chết đi cho xong bởi có sống cũng vô ích".
Bà Trương Thị Cậy (58 tuổi) - chủ nhà trọ cho biết: "Quả thật khi cháu Danh đưa anh Tùng đến xin ở trọ, mới nhìn tôi cũng rất sợ vì thấy người bị liệt toàn thân, da bọc xương, sợ ảnh hưởng tới những phòng trọ khác nên mình cũng hơi ngại. Nhưng khi nghe cháu Danh trình bày hoàn cảnh mình thấy cháu chỉ là người dưng nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, khi đó nhìn cháu đáng thương nên để cháu ở trọ và giảm một phần nào tiền phòng để giúp cháu chăm sóc anh Tùng".
Không bà con thân thích nhưng việc làm của em Hồ Công Danh thật đáng khâm phục và trân trọng. Tuy nhiên, chặng đường phía trước của Danh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải vừa học tập, vừa lo chăm sóc cho một người bị liệt toàn thân.
Doãn Công
Theo dân trí
Cá chết, đồng ruộng bỏ hoang vì nguồn nước ỗ nhiễm Hàng chục hộ dân ở phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang khốn đốn vì kênh nước chảy qua bị ô nhiễm nặng nề, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Xác cá và rác tràn ngập kênh bốc mùi hôi thối nồng nặc Trao đổi với phóng viên, ông Mã Nghĩa Bình (59 tuổi, trú phường Ninh Hiệp) bức xúc:...